Tháo gỡ kịp thời vướng mắc trong mua sắm tài sản, cải tạo công trình
Nhiều điểm nghẽn trong cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng sẽ được tháo gỡ. Ảnh minh họa: BLĐ |
Nhiều cách hiểu khác nhau
Chia sẻ về vấn đề này, ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, chính vì những cách hiểu khác nhau nên thời gian qua, một số bộ, ngành, địa phương còn ngần ngại trong việc bố trí dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục, công trình trong các dự án đã đầu tư.
Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) đánh giá, các quy định tại Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý tháo gỡ kịp thời những vướng mắc. Việc ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP là nỗ lực rất lớn của Bộ Tài chính, Chính phủ trong xử lý những điểm nghẽn phát sinh từ thực tiễn, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Với Nghị định số 138/2024/NĐ-CP, những vướng mắc kéo dài nhiều năm của các đơn vị, địa phương trong sử dụng kinh phí chi thường xuyên hay chi đầu tư để mua sắm tài sản, trang thiết bị sẽ được giải quyết căn bản. |
Đơn cử, tại Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công quy định các nội dung về mua sắm tài sản, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị máy móc, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng. Điều này dẫn đến cách hiểu là các dự án này phải bố trí từ nguồn vốn đầu tư công, nghĩa là phải có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn mới thực hiện được. Trong khi đó, một cách hiểu khác, đó là quy định kinh phí chi thường xuyên tại Luật NSNN bao gồm việc thực hiện các nhiệm vụ mua sắm tài sản, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp công trình xây dựng...
Như vậy, Luật NSNN cho phép dùng nguồn chi thường xuyên để mua sắm trang thiết bị phục vụ bộ máy nhưng Luật Đầu tư công lại quy định các khoản chi xây mới, sửa chữa… phải dùng nguồn chi đầu tư công. Điều này dẫn đến tình trạng có nhiều việc đột xuất, phát sinh, cấp bách không thể dùng nguồn chi thường xuyên mà cũng không thể chờ đợi để đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn.
Để tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 138/2024/NĐ-CP quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng chi thường xuyên NSNN để mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.
Nghị định đã quy định rõ phạm vi, thẩm quyền quyết định, quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đầu tư xây dựng và việc mua sắm, tài sản, trang thiết bị.
Theo đánh giá, việc ban hành Nghị định sẽ kịp thời tháo gỡ các vướng mắc đã được các Đại biểu Quốc hội, bộ, ngành và địa phương phản ánh thời gian vừa qua trong quá trình sử dụng dự toán NSNN cho mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng, góp phần đẩy nhanh các nhiệm vụ được giao.
Phân định "ranh giới" dùng chi thường xuyên hay chi đầu tư công
Theo nguyên tắc được quy định tại Nghị định, việc bố trí kinh phí chi thường xuyên NSNN để thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị được thực hiện theo nguyên tắc không trùng lắp với các nhiệm vụ có cùng nội dung của đơn vị đã được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Theo đó, cần phải thực hiện ngay trong năm ngân sách để đảm bảo hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc bố trí kinh phí chi thường xuyên NSNN này nhằm đảm bảo phân định ranh giới giữa việc bố trí chi thường xuyên và chi đầu tư công trong thực hiện nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị, phù hợp với tính chất của nguồn kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về NSNN và pháp luật có liên quan.
Về lập dự toán, phân bổ dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán mua sắm tài sản, trang thiết bị, Nghị định nêu rõ, đối với nhiệm vụ mua sắm tài sản, trang thiết bị phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật của ngành, lĩnh vực có liên quan, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kế hoạch được phê duyệt để lập dự toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Việc phân bổ dự toán kinh phí chi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ không được vượt quá tổng dự toán chi thường xuyên được giao của cơ quan, đơn vị trong năm ngân sách.
Nghị định số 138/2024/NĐ-CP đã quy định thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị. Cụ thể, trong mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí đối với việc mua sắm tài sản có tổng dự toán thực hiện dưới 45 tỷ đồng/nhiệm vụ; bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương sẽ quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí đối với việc mua sắm tài sản có tổng dự toán thực hiện từ 45 tỷ đồng đến dưới 120 tỷ đồng/nhiệm vụ.
Đối với việc mua sắm tài sản có tổng dự toán thực hiện từ 120 tỷ đồng/nhiệm vụ trở lên, trường hợp không thể sắp xếp, bố trí hoặc điều chỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được giao, các bộ, cơ quan trung ương sẽ chịu trách nhiệm đề xuất nhiệm vụ này sử dụng kinh phí chi thường xuyên; đồng thời lấy ý kiến các bộ quản lý, ngành lĩnh vực liên quan về sự cần thiết, đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật và nguyên tắc bố trí dự toán như đã nêu ở trên.
Tin liên quan
Tạo hành lang pháp lý gỡ vướng trong sử dụng chi thường xuyên mua sắm tài sản, cải tạo công trình
18:52 | 28/10/2024 Tài chính
Phấn đấu thu ngân sách năm 2024 vượt trên 10% dự toán Quốc hội giao
20:12 | 04/09/2024 Tài chính
Chi ngân sách 6 tháng ước đạt 803,6 nghìn tỷ đồng
14:10 | 09/07/2024 Tài chính
Xuất khẩu phần mềm qua internet có được hoàn thuế?
14:51 | 29/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phải kế thừa nghĩa vụ thuế sau khi chuyển đổi doanh nghiệp
14:14 | 27/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan
08:59 | 26/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Không thu thuế hàng tái nhập khẩu
10:36 | 25/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quy định rõ thực hiện thanh toán song phương tập trung của KBNN tại ngân hàng
14:16 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bảo đảm nguồn lực tài chính hỗ trợ công cụ thu ngân sách
07:49 | 24/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện chính sách quản lý hàng hóa và áp dụng phòng vệ thương mại hiệu quả
09:01 | 23/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phân loại và áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dàn lạnh FCU
14:37 | 22/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu tại chỗ
20:53 | 20/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức
10:45 | 20/10/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
bawns cas h5
Tin mới
EU áp thuế bổ sung đối với ôtô điện nhập khẩu của Trung Quốc
EU và Anh đạt thỏa thuận hợp tác trong vấn đề cạnh tranh
Bầu cử Mỹ, xung đột Trung Đông đẩy giá vàng lên đỉnh mới
Thu giữ hơn 23 tấn ma túy trong 3 năm
Thu hơn 55 tỷ USD máy vi tính độc chiếm ngôi đầu xuất khẩu
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK