Vấn đề đặt ra để triển khai hiệu quả Cơ chế một cửa ASEAN
Giao diện Cổng thông tin một cửa quốc gia. |
Chú trọng xây dựng nguồn nhân lực công nghệ thông tin
Để triển khai hiệu quả Cơ chế một cửa ASEAN sẵn sàng cho thực hiện Hải quan số, đại diện Cục CNTT và Thống kê hải quan đề xuất các giải pháp: Thứ nhất, với vai trò là Cơ quan Thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại, Tổng cục Hải quan cần kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về thủ tục hành chính và công tác quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh theo hướng sử dụng hồ sơ hành chính dưới dạng dữ liệu số. Xem xét, đề xuất đàm phán với các đối tác thương mại của Việt Nam để công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, quy chuẩn kèm theo việc trao đổi thông tin, công nhận lẫn nhau đối với dữ liệu/chứng từ thương mại, chứng từ hành chính điện tử trong các lĩnh vực do bộ, ngành quản lý. Riêng đối với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan), kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh làm căn cứ pháp lý để các bộ, ngành kết nối, chia sẻ dữ liệu quản lý với mục tiêu tạo nền tảng chuyển đổi số trong lĩnh vực này, tăng cường hiệu quả quản lý thông qua chia sẻ thông tin, cũng như tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại, vận tải xuyên biên giới. Thứ hai, bố trí biên chế đầy đủ để đảm bảo nguồn nhân lực CNTT để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số và Hải quan số nói chung, cũng như triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN nói riêng. Thứ ba, sớm bố trí vốn để triển khai các dịch vụ quản trị, vận hành, hỗ trợ người sử dụng cho hệ thống CNTT phục vụ thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN. Thứ tư, nghiên cứu và quy hoạch ứng dụng, phân kỳ nhiệm vụ CNTT để đảm bảo tiến độ đầu tư, xây dựng và đưa ứng dụng vào sử dụng phù hợp với yêu cầu áp dụng công nghệ. |
Theo Cục CNTT và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan), quá trình thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN (bao gồm triển khai Cơ chế một cửa quốc gia) đã nổi lên một số vấn đề cần giải quyết nhằm đem lại hiệu quả thực thi cũng như đảm bảo sẵn sàng cho việc thực hiện Hải quan số thông qua việc gắn kết hai nhiệm vụ này với nhau một cách chặt chẽ.
Thứ nhất, không thể thực hiện giao dịch, thủ tục phi giấy tờ trên nền tảng hồ sơ, chứng từ nửa thủ công, nửa điện tử. Nói cách khác, môi trường hành chính, thương mại phi giấy tờ đầy đủ có được khi và chỉ khi toàn bộ hồ sơ, chứng từ được nộp, chia sẻ dưới hình thức dữ liệu số và được pháp luật công nhận.
Thứ hai, trong mọi tình huống và mọi công việc, vấn đề về nguồn lực con người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Mặc dù thuê các đơn vị ngoài phát triển các hệ thống đang là xu hướng chung trong ứng dụng CNTT tại các cơ quan nhà nước, song không vì thế mà vai trò của bộ phận chuyên sâu về CNTT (trong các cơ quan nhà nước) suy giảm.
Trước đây, bộ phận chuyên trách về CNTT tại các cơ quan nhà nước sẽ đảm nhiệm hầu hết các khâu trong phát triển ứng dụng nhưng với xu hướng hiện nay, nhiệm vụ của bộ phận này sẽ khác đi. Trước hết, nhân lực về CNTT sẽ chuyển sang tham gia vào quá trình xây dựng quy trình nghiệp vụ để đảm bảo tính kết nối, khả thi khi ứng dụng công nghệ.
Cũng chính bộ phận này phải có đủ kiến thức cả về công nghệ lẫn nghiệp vụ để đặt yêu cầu, phân tích, thiết kế, giám sát hoạt động của đối tác, nhà thầu đảm bảo bám sát yêu cầu kỹ thuật, nghiệp vụ, chất lượng của sản phẩm khi bàn giao, đưa vào sử dụng.
Ngoài ra, chuyển đổi số sẽ đòi hỏi nhân lực với các kỹ năng mới, đặc biệt là kỹ năng về phân tích dữ liệu; kỹ năng về quản trị dữ liệu (khác với kỹ năng về quản trị hệ thống).
Các nhân sự này có thể nằm tại bộ phận chuyên trách về CNTT và cũng có thể được đưa về các đơn vị nghiệp vụ.
Tuy nhiên, một mặt, biên chế cho đội ngũ này rất hạn chế, thậm chí, ngay cả khi bố trí được biên chế thì rất khó tuyển dụng; mặt khác, tình trạng chảy máu chất xám trong lĩnh vực này tại các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cán bộ làm công tác CNTT có chuyên môn và giàu kinh nghiệm, đang rất phổ biến.
Đảm bảo vận hành hệ thống
Thứ ba, công tác quản trị, vận hành các hệ thống thông tin cũng như cung cấp dịch vụ hỗ trợ và tiện ích cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Để đảm bảo các giao dịch và thủ tục hành chính được thực hiện thông suốt 24/7 trên môi trường điện tử, chất lượng của hệ thống chỉ chiếm 50%, phần còn lại đến từ công tác quản trị công tác quản trị, vận hành các hệ thống CNTT cũng như cung cấp dịch vụ hỗ trợ và tiện ích cho các các bên liên quan.
Thứ tư, tác động đến từ việc tốc độ phát triển của công nghệ đã vượt khỏi các quy luật phát triển thông thường. Điều này dẫn đến vòng đời của các dự án và thiết bị CNTT ngày càng ngắn lại do chúng liên tục cần nâng cấp, thay thế để bổ sung những tính năng mới theo đà phát triển của công nghệ.
Mặt tiêu cực của vấn đề này là quy trình đầu tư ứng dụng CNTT ở các cơ quan nhà nước không thể theo kịp với tốc độ thay đổi của công nghệ.
Một công nghệ ở thời điểm bắt đầu xây dựng nhu cầu đầu tư dự án có thể rất hiện đại nhưng có nguy cơ trở nên lạc hậu khi đưa hệ thống vào sử dụng do sự kéo dài của quy trình đầu tư hoặc sự kéo dài của quá trình phát triển hệ thống.
Điều này đòi hỏi phải quy hoạch ứng dụng và xác định quy mô nghiệp vụ, yêu cầu kỹ thuật một cách hợp lý để có thể đưa hệ thống vào hoạt động trong thời gian ngắn nhất, tránh kéo dài quá trình phát triển ứng dụng dẫn đến hậu quả là sự lạc hậu về công nghệ áp dụng khi đưa hệ thống vào sử dụng.
Tin liên quan
Hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ ngành Kho bạc
11:00 | 11/08/2024 Tài chính
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan
09:58 | 01/07/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hoàn thiện cơ sở dữ liệu lớn để quản lý tuân thủ thuế hiệu quả
10:48 | 14/06/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
20:51 | 08/10/2024 Hải quan
Ủng hộ đơn vị hải quan bị ảnh hưởng của bão số 3
17:11 | 08/10/2024 Hải quan
Thủ tục hoàn thuế nhập khẩu: Yêu cầu kê khai chi tiết nguyên liệu sản xuất xuất khẩu
14:54 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nỗ lực tối đa cho dự án trụ sở Hải quan tại sân bay Long Thành
09:36 | 08/10/2024 Hải quan
Hải quan Bình Định tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ
07:41 | 08/10/2024 Hải quan
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
19:46 | 07/10/2024 Hải quan
Hé lộ thiết kế trụ sở Hải quan tại sân bay Long Thành
18:31 | 07/10/2024 Hải quan
Giải pháp công nghệ mang lại những thay đổi vượt bậc cho ngành Hải quan
18:24 | 07/10/2024 Hải quan
Từ 9 đến 11h ngày 9/10: Tọa đàm trực tuyến “Doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Góc nhìn từ hai phía”
15:59 | 07/10/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 10/2024 (từ ngày 30/9 đến 6/10/2024)
08:33 | 07/10/2024 Multimedia
Hải quan Thường Phước làm thủ tục thông quan gần 5 triệu m³ cát nhập khẩu
15:27 | 06/10/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Trị: Triển khai ứng dụng trực tuyến quản lý phương tiện vận tải
06:46 | 06/10/2024 Hải quan
Hải quan Tà Lùng, Cao Bằng thu ngân sách tăng mạnh
18:32 | 05/10/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics