Vận hành của một thể chế phải có quá trình
Ông đánh giá như thế nào về tác động của Nghị quyết 35/NQ-CP đến hoạt động của DN trong thời gian tới?
Nghị quyết 35/NQ-CP được cộng đồng DN đón nhận với kỳ vọng sẽ giúp tạo niềm tin với sự điều hành của Chính phủ, cũng như tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước đã xây dựng vì mục tiêu phát triển kinh tế chung.
Thực tế, để triển khai hiệu quả Nghị quyết, các cơ quan Chính phủ còn nhiều việc phải làm. Nhưng qua đây, những vấn đề cơ bản mà cộng đồng DN đang thiếu, những điểm nhấn để tạo độ tin tưởng đã được cụ thể hóa với 5 nhóm giải pháp rất thiết thực. Tuy nhiên, đây là Nghị quyết cho một giai đoạn xuyên suốt 5 năm nên sẽ mang tính chất khái quát, là khung pháp lý để các cơ quan, đơn vị có sự nỗ lực và vạch ra kế hoạch chi tiết hơn nữa, nếu thực hiện tốt sẽ đạt được kết quả như đã đề ra.
Trước đây, Chính phủ và các cơ quan ban ngành đã ban hành nhiều chỉ đạo liên quan đến DN, nhưng hiệu quả vẫn chưa được như kỳ vọng, theo ông, điều này có được thay đổi trong Nghị quyết 35/NQ-CP?
Chính phủ thời gian qua đã đưa ra nhiều chỉ đạo, quyết tâm hành động vì DN, mà điều căn bản là việc xác định DN là động lực để phát triển kinh tế. Vấn đề này trước đây đã từng đề cập đến nhưng chưa có sự nhấn mạnh và xác định vai trò cụ thể như bây giờ.
Để có được sự phát triển như ngày hôm nay, chúng ta đã có nhiều nỗ lực. Tuy nhiên, để kinh tế Việt Nam lớn hơn, nhanh hơn, bền vững hơn và sẵn sàng đón nhận thách thức trong quá trình hội nhập xu thế toàn cầu thì chúng ta phải có hành động khác.
Xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động vì DN, coi DN là đối tượng phục vụ |
Quá trình triển khai Nghị quyết sẽ có những thuận lợi và khó khăn gì, thưa ông?
Điều thuận lợi đầu tiên là yếu tố con người, những nhân tố bảo đảm, thực thi. Đây là nhân tố quan trọng và quyết định đến thành công của một chính sách, nghị quyết khi đi vào cuộc sống. Với sự tin tưởng của con người, nếu thuận lợi thì Nghị quyết tạo sự hưng phấn để đưa kết quả thực hiện tốt hơn, nếu gặp khó khăn thì Nghị quyết là chỗ dựa vững chắc, là niềm tin để vượt qua.
Bên cạnh đó, Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, cơ hội đang mở ra cho cộng đồng DN. Kinh tế phát triển, cung – cầu tăng, thể chế, chính sách đã được cải thiện, sự quan tâm, kỳ vọng nói chung của xã hội với DN…, tất cả những điều này cũng là những nhân tố thuận lợi. Vì thế, Thủ tướng Chính phủ đã xác định, DN tư nhân là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, những thuận lợi trên cũng mang lại khó khăn, thách thức. Hội nhập là sân chơi mới nhưng cũng là môi trường khốc liệt buộc các DN phải cạnh tranh. Nếu DN không coi trọng, đánh giá, giám sát thì có thể kéo theo những hệ lụy là phát triển không bền vững.
Về phía cơ quan quản lý, hoạt động của một tổ chức, thể chế, chính sách không phải vận hành như một môn thể thao, bấm nút là các vận động viên cùng chạy. Vận hành của một thể chế phải có quá trình, chúng ta đưa ra được chính sách là thay đổi rồi, nhưng con người không thể đọc chính sách là thay đổi được ngay.
Chính sách mới sẽ cảnh báo, thôi thúc, bắt buộc các cơ quan quản lý Nhà nước phải đổi thay, và quan trọng là người đứng đầu đã cam kết, khởi động, khâu dẫn động đã bắt đầu thì sẽ có được sức lôi cuốn cho cả hệ thống để làm việc. Những thay đổi có thể không ngay lập tức nhưng cũng không thể chậm trễ được nữa.
Nghị quyết mới ban hành được khoảng 1 tháng, vậy để thực thi hiệu quả nghị quyết này, các cơ quan, tổ chức cần có những hành động như thế nào, thưa ông?
Chính phủ cần xây dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ DN, thực hiện tốt theo những chỉ đạo mà Nghị quyết đưa ra với những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, các cơ quan hành chính cần thay đổi căn bản về nhận thức, cùng Chính phủ xác định DN là động lực để phát triển, xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động vì DN, coi DN là đối tượng phục vụ.
Bên cạnh đó, việc hỗ trợ DN cần sự phồi hợp giữa nhiều bộ ngành khác nhau. Điều này rất cần vai trò của Chính phủ, làm cơ quan đầu mối, như một “nhạc trưởng” để điều hòa các chương trình, phối hợp chương trình hỗ trợ một cách hệ thống, tránh tình trạng chồng chéo. Chúng ta chỉ có một đối tượng phục vụ là DN, nhưng nhiều bộ ngành khác nhau cũng quản lý nên cần sự thống nhất để tạo hiệu ứng cộng hưởng.
Về phía DN, theo ông, các DN cũng phải có những hành động như thế nào để đồng hành cùng các cơ quan Nhà nước thực hiện Nghị quyết?
DN cũng cần thay đổi ý thức, niềm tin của DN với bộ máy chính quyền vì Chính phủ đưa ra Nghị quyết là để tương tác với DN. DN cần phải hiểu đúng vai trò, vị trí của mình. Không như trước đây, DN luôn cho rằng chính quyền như đối tượng để mình phải cung phụng. Vị thế của DN đã khác nên DN phải cư xử khác.
Do đó, các DN khi gặp khó khăn, vương mắc phải biết “kêu”. Vì đôi khi vẫn có tình trạng DN vì lợi ích riêng của mình nên có thể “lobby” cho cán bộ thực thi để họ giải quyết nhanh hơn, nên tổng thể không tạo nên chuyển biến tích cực cho xã hội. DN phải thẳng thắn, phải phản hồi về những tiêu cực với các cấp có trách nhiệm. Điều này sẽ giúp cam kết của Chính phủ về đổi mới, cải cách được thực hiện thuận lợi hơn.
Bản thân các DN có môi trường điều kiện thuận lợi rồi thì cũng phải có những nghiên cứu, đầu tư đổi mới về sản phẩm, phát động chương trình đổi mới sáng tạo ngay trong DN để tạo nên sản phẩm cạnh tranh. Không những thế, DN cần xây dựng quy trình sản xuất để đảm bảo cam kết về phát thải, môi trường…
Có một vị giám đốc DN đã cho rằng, DN bây giờ cũng phải là DN “tử tế”, phát triển DN nhưng DN cũng phải có đóng góp cho xã hội, thuế phí phải nộp đầy đủ, hạch toán minh bạch… Như vậy, cả hai bên cùng hỗ trợ nhau thì Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ sẽ được đảm bảo thực thi hiệu quả.
Xin cảm ơn ông!
PGS.TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Để thực hiện theo Nghị quyết 35/NQ-CP, trong thời gian tới, hệ thống ngân hàng cần phải giảm hơn nữa lãi suất cho DN. Chính phủ cần chuyển sang hướng tới đưa công nghệ cao vào nông nghiệp, xây dựng mô hình DN và nông dân cùng làm. Đặc biệt, Nhà nước cần coi DN là đối tượng phục vụ, là lực lượng giúp tăng nguồn thu ngân sách. Những tín hiệu tích cực vừa qua đã tạo được nhiều kỳ vọng cho DN. DN kỳ vọng nhiều cũng là một áp lực tới Chính phủ để phải đưa ra những chương trình hành động cụ thể, đẩy nhanh tốc độ thực thi. Ngoài ra, Chính phủ còn chịu áp lực từ các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do (FTA) nên phải quyết liệt hơn, phải tháo gỡ những khó khăn về chính sách. Tôi hy vọng, quá trình tái cơ cấu và tháo gỡ khó khăn chính sách liên quan đến DN sẽ có tác động mạnh và tích cực đến nền kinh tế Việt Nam nói chung trong thời gian tới. Điều này có được sẽ là nhờ vào Nghị quyết 35/NQ-CP. Ông Trần Anh Vương, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Cổ phần thép Bắc Việt, Phó chủ tịch Hội DN trẻ Hà Nội: Nghị quyết 35/NQ-CP đưa ra những chính sách rất hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của DN, tạo không khí phấn khởi, yên tâm, muốn tăng cường đầu tư cho DN, nhưng điều quan trọng là vấn đề thực thi. DN hiện nay đã bớt lo hơn về vốn, về nhân lực mà tập trung nhu cầu vào vấn đề cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho DN, Nhà nước cần loại bỏ “giấy phép con” và những chi phí không cần thiết. Chi Mai (ghi) |
Tin liên quan
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chậm ban hành văn bản
08:52 | 12/10/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt đại biểu doanh nhân tiêu biểu
21:38 | 11/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Tạm hoãn xuất cảnh nữ giám đốc doanh nghiệp nợ thuế
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 83 phát hành ngày 15/10/2024
Doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty tăng 12% sau 9 tháng
Việt Nam - Lào hợp tác phòng, chống tội phạm ma túy hiệu quả
Thị trường bất động sản sôi động trở lại: Dấu hiệu "tạo nhiệt" hay tăng trưởng thực?
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics