Vẫn "tắc" liên thông kết quả xét nghiệm
Chỉ áp dụng một số trường hợp
Qua tìm hiểu phóng viên được biết, khi tới một số bệnh viện tuyến trung ương, dù trước đó bệnh nhân có thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu nào thì cũng chỉ mang tính chất “tham khảo”, ít cơ sở lấy đó làm căn cứ để bệnh nhân tiết kiệm chi phí.
Chị Đỗ Thị Thoa (Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, mẹ chị đến khám tại Bệnh viện E với triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, được bác sỹ chỉ định xét nghiệm máu. Bệnh nhân đã làm theo chỉ định song vì nhiều lý do sáng hôm sau gia đình chuyển bệnh nhân tới Bệnh viện Bạch Mai để kiểm tra lại. Tại đây bác sỹ cũng yêu cầu bệnh nhân nhân xét nghiệm máu dù gia đình đã đưa ra kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện E trước đó.
Lý giải về việc Bệnh viện Bạch Mai chưa thể sử dụng kết quả xét nghiệm, chụp chiếu của các cơ sở khác, bác sỹ Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp của Bệnh viện thừa nhận, số kết quả xét nghiệm liên thông trong thời gian qua rất ít. Lý do là trong xét nghiệm có hàng trăm chỉ số cần được quan tâm. Có những chỉ số thay đổi ngay trong ngày nên các bác sỹ phải dựa vào tình trạng lâm sàng cụ thể của người bệnh để đưa ra chỉ định phù hợp. Chẳng hạn có bệnh nhân buổi sáng làm xét nghiệm men gan ở Bệnh viện Thanh Nhàn nhưng đến buổi chiều, khi được chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai bác sỹ vẫn yêu cầu làm lại xét nghiệm và ra kết quả khác với kết quả xét nghiệm ban đầu. Không phải do chất lượng xét nghiệm không bảo đảm mà do bệnh tình bệnh nhân lúc đó đã nặng thêm.
Dẫn chứng thêm về việc “chưa thể” công nhận kết quả xét nghiệm của các cơ sở khác, bác sỹ Dương Đức Hùng phân tích, nhóm máu một người được coi là cố định, không thay đổi trong cả cuộc đời. Một người vừa xét nghiệm nhóm máu ở bệnh viện khác, đem tới Bệnh viện Bạch Mai kết quả xét nghiệm máu, trong trường hợp bệnh nhân phải truyền máu, các bác sỹ vẫn phải yêu cầu xét nghiệm lại nhóm máu bởi nếu truyền sai nhóm máu bệnh nhân tử vong, ai là người phải chịu trách nhiệm? “Không phải Bệnh viện Bạch Mai không tin tưởng các bệnh viện khác mà cơ bản là do các phòng xét nghiệm có chuẩn khác nhau, sai số có thể xảy ra nên việc xét nghiệm lại nhóm máu nhằm đảm bảo tính mạng và quyền lợi của người bệnh”, bác sỹ Dương Đức Hùng phân tích.
Còn ông Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, Bệnh viện vẫn sử dụng kết quả xét nghiệm nhóm máu, HIV, kết quả nội soi, giải phẫu bệnh lý của những bệnh viện có phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189 như Bạch Mai, 108... Song theo ông, một số xét nghiệm, chụp chiếu khác bệnh viện không thể công nhận. Cụ thể với những bệnh nhân cấp cứu do chảy máu dạ dày hoặc chấn thương vỡ gan, các xét nghiệm phải được tính bằng phút, bởi có khi xét nghiệm trước, hồng cầu của bệnh nhân ở mức 3 triệu, nhưng 5 phút sau xét nghiệm xuống mức 2 triệu, vì thế, nếu cứ tặc lưỡi liên thông sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân. Chưa kể, nếu bệnh nhân chờ mổ, Bệnh viện cũng chỉ chấp nhận kết quả xét nghiệm trong 2 tuần, quá là phải làm lại, vì trong 2 tuần đó cơ thể đã thay đổi nhiều.
Phòng xét nghiệm cần đạt chuẩn
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, việc liên thông kết quả xét nghiệm để tạo thuận lợi cho người bệnh và bác sỹ nhưng không phải 100% kết quả xét nghiệm đều liên thông. Bộ Y tế đã ban hành danh mục những xét nghiệm nào được phép liên thông và việc liên thông cũng chỉ có giá trị trong thời hạn nhất định. Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ quyết định cuối cùng thuộc về bác sỹ. Bệnh viện chỉ sử dụng, công nhận kết quả xét nghiệm của bệnh viện khác mà phòng xét nghiệm có mức chất lượng tương đương hoặc cao hơn, bệnh viện xét nghiệm cho người bệnh là nơi chịu trách về dịch vụ xét nghiệm mình thực hiện. “Đặc biệt quan trọng là trong quá trình thực hiện, quyền chỉ định xét nghiệm vẫn là của bác sỹ nếu thấy cần thiết, tất nhiên, việc chỉ định xét nghiệm phải dựa trên tình trạng cụ thể của người bệnh”, ông Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Để liên thông đạt kết quả tốt nhất, bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho rằng, không một xét nghiệm nào có thể thay thế được sự chẩn đoán của thầy thuốc. Với một số loại bệnh, thông qua việc khám lâm sàng, bác sỹ có thể chẩn đoán được tình trạng của bệnh nhân mà không cần đến xét nghiệm. Tuy nhiên, theo bác sỹ Cấp, không thể phủ nhận chất lượng của các phòng xét nghiệm bởi đây là yếu tố quan trọng góp phần vào hiệu quả quá trình thăm khám, điều trị của bệnh nhân. "Hiện Bộ Y tế đang xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng xét nghiệm từ trung ương đến địa phương. Nếu hệ thống này được đưa vào vận hành thành công sẽ giúp chuẩn hóa chất lượng xét nghiệm từ tuyến dưới đến tuyến trên", bác sỹ Cấp thông tin.
Còn theo bác sỹ Dương Đức Hùng, muốn thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm, các phòng xét nghiệm đều phải đạt chuẩn chung, từ đó tạo bước đệm tiến tới việc hồ sơ, dữ liệu, tình trạng bệnh sử của bệnh nhân tại các cơ sở y tế được chuẩn hóa, đồng bộ và liên thông với nhau. Bất kỳ một xét nghiệm chụp chiếu ở bệnh viện nào, chỉ cần có mã số bệnh nhân, bệnh viện đều có thể theo dõi khiến việc quản lý sức khỏe của bệnh nhân đạt nhiều lợi ích, khắc phục triệt để tình trạng bệnh nhân một tháng đi khám bệnh tới hàng trăm lần như thông tin mà BHXH Việt Nam công bố vừa qua. “Để liên thông giữa các bệnh viện được thì các phòng xét nghiệm phải chuẩn hóa, đảm bảo 2 tiêu chí nội kiểm và ngoại kiểm. Các cơ sở y tế sẽ dựa trên những yếu tố này để chấp nhận kết quả xét nghiệm của nhau, đồng thời sẽ không còn tình trạng chấp nhận kết quả dựa theo niềm tin như trước nữa”, bác sỹ Hùng nhấn mạnh.
Tin liên quan
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
18:51 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết
11:08 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu
10:03 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ vươn lên thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam
09:13 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?
07:49 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
21:12 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(PHOTO) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
09:07 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
20:11 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ
10:06 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform