Vĩnh Phúc: Tăng trưởng kinh tế quý 1 đạt 7,89%, đứng thứ 13 cả nước
Tăng trưởng kinh tế quý 1 của Vĩnh Phúc đạt 7,89%, đứng thứ 13 cả nước. |
Chủ động xây dựng kịch bản tăng trưởng theo từng quý
Theo báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 1 ước tăng 7,89% so cùng kỳ năm trước, thấp hơn tốc độ tăng 8,78% của quý 1/2021 nhưng cao hơn tốc độ tăng 6,38% của quý 1/2020. So với các địa phương trong cả nước, tốc độ tăng trưởng GRDP quý I của Vĩnh Phúc đứng thứ 13/63 tỉnh, thành phố.
Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng có giá trị tăng thêm đạt 14,52 %, đóng góp 7,19 điểm % vào tăng trưởng của tỉnh. Trong đó, công nghiệp tăng 15,7%, đóng góp 7,04 điểm%.
Trong ngành công nghiệp, ngành sản xuất linh kiện điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ, các hãng công nghệ lớn liên tục đưa ra thị trường các sản phẩm mới đã khiến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm linh kiện điện tử tăng cao, sản lượng sản xuất tăng khá so với cùng kỳ năm trước.
Được biết, trong bối cảnh khó khăn đó, để tổ chức chỉ đạo, điều hành các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động với các kịch bản tăng trưởng theo từng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2022, giao 141 nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thành phố; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, nhất là các dự án trọng điểm, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Đầu tư công là một trong những trọng tâm trong phát triển kinh tế của tỉnh. UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các chủ đầu tư xác định đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 là giải pháp quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng cho nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Năm 2022, tỉnh Vĩnh Phúc dành hơn 1.400 tỷ đồng vốn đầu tư công xây dựng các công trình trọng điểm.
Ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời, quyết liệt và đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ phân bổ vốn, thực hiện và giải ngân vốn, nổi bật là: giao sớm kế hoạch vốn chi tiết năm 2022 cho các chương trình, dự án vào cuối năm 2021, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư triển khai thực hiện; quy định cụ thể các mốc thời gian hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn năm 2022; thành lập Tổ công tác đặc biệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ở cấp tỉnh và chỉ đạo thành lập các tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn cấp huyện; phân công các đồng chí Lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công của các dự án trọng điểm...
Nhờ các giải pháp đồng bộ, khối lượng thực hiện và giải ngân vốn trong quý 1/2022 đạt 766,375 tỷ đồng, bằng 11,05% so với tổng kế hoạch vốn được giao (tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2021).
Thu ngân sách đạt 34,5% dự toán
Trong quý 1, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung, quyết liệt triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ tài chính ngân sách ngay từ đầu năm để phục hồi nhanh và thúc đẩy kinh tế phát triển.
Ước tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh trong quý 1/2022 đạt trên 11 nghìn tỷ đồng, bằng 34,5% dự toán, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2021. Được biết, năm 2022, Vĩnh Phúc đặt mục tiêu tổng thu NSNN đạt 31.892 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 27.277 tỷ đồng, thu thuế XNK đạt 4.615 tỷ đồng.
Để đạt mục tiêu này, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung, quyết liệt triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ tài chính ngân sách. Công tác quản lý thu NSNN được tập trung triển khai, các khoản thu thuế, phí, lệ phí được đôn đốc quyết toán. Cơ quan Thuế các cấp thường xuyên tuyên truyền các chính sách về thuế, các biện pháp tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để công tác thu có hiệu quả...
Về thu hút đầu tư, thu hút vốn đầu tư quý 1/2022 đạt thấp so với cùng kỳ năm 2021 do quý 1/2021 có 5 dự án đầu tư hạ tầng KCN được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, có vốn đầu tư lớn. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhất là thời điểm sau Tết Nguyên đán, đã có nhiều doanh nghiệp thiếu hụt nguồn lao động do số lượng lao động là F1, F0 phải cách ly lớn, tác động trực tiếp đến việc mở rộng đầu tư tại tỉnh, đồng thời các hạn chế về nhập cảnh vẫn được áp dụng dẫn đến việc tìm hiểu môi trường đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn.
Kết quả trong quý 1/2022 có 6 dự án FDI và 3 dự án DDI được đăng ký và cấp mới giấy chứng nhận đầu tư, chủ trương đầu tư, 13 lượt dự án FDI và 4 lượt dự án DDI được đăng ký tăng vốn đầu tư. Tổng số vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn các dự án FDI đạt 183,25 triệu USD bằng 72,21% so với cùng kỳ năm 2021 và các dự án DDI đạt 1.345,5 tỷ đồng bằng 26,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy tổng số vốn thu hút đầu tư đạt thấp nhưng điểm sáng trong quý 1 đó là tỉnh đã thu hút được 2 dự án có tổng vốn đầu tư trên 50 triệu USD (Dự án sản xuất kinh doanh ghế sofa, đệm và trang trí nội thất tại Sơn Lôi, Vĩnh Phúc của Doanh nghiệp chế xuất Nitori Việt Nam với tổng vốn đầu tư 61,5 triệu USD và dự án Nhà máy Ojitex Vĩnh Phúc của Công ty TNHH Ojitex Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 58 triệu USD).
Được biết, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các nhà đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhờ đó, sản xuất kinh doanh của các DN FDI cũng đã đạt được hiệu quả.
Trong 3 tháng đầu năm 2022, doanh thu của các DN FDI trong KCN đạt 1,89 tỷ USD, tăng 6%; giá trị xuất khẩu đạt hơn 1,45 tỷ USD, tăng 8%; nộp NSNN hơn 1.130 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2021.
Tin liên quan
Sửa đổi các vấn đề cần thiết, cấp bách trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
20:07 | 10/10/2024 Tài chính
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh
14:52 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Ngành thép chủ động “sống chung” với các vụ kiện phòng vệ thương mại
09:21 | 13/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Trung Quốc 9 tháng đạt gần 150 tỷ USD
09:33 | 12/10/2024 Infographics
Nhiều dư địa cho trái cây Việt Nam chinh phục thị trường thế giới
08:55 | 12/10/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh xuất nhập khẩu thông qua kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Lào - Campuchia
08:54 | 12/10/2024 Kinh tế
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
19:55 | 11/10/2024 Kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
19:27 | 11/10/2024 Kinh tế
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
15:15 | 11/10/2024 Xuất nhập khẩu
Còn chậm trễ trong hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến bất động sản
14:32 | 11/10/2024 Kinh tế
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
08:38 | 11/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Thanh niên Hải quan Lạng Sơn phối hợp bàn giao công trình nước sạch
Việt Nam – Trung Quốc: Đưa quan hệ hợp tác trong lĩnh vực hải quan đi vào chiều sâu
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics