Với sự chủ động điều hành của Bộ Tài chính, nguồn lực tài chính sẽ đáp ứng kịp thời các nhu cầu phòng chống dịch
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính. |
Ông đánh giá như thế nào về sự nỗ lực của Chính phủ, Bộ Tài chính trong công tác đảm bảo nguồn lực tài chính trong phòng chống dịch?
Trong điều kiện đại dịch Covid-19 bùng phát với diễn biến phức tạp, kéo dài, gây nhiều tổn thất cho xã hội và nền kinh tế, Chính phủ đã có những chỉ đạo kịp thời trong phòng chống dịch. Về nguồn lực tài chính, trong điều kiện ngân sách còn eo hẹp, chúng ta phải đàm phán trao đổi và ra quyết định nhanh chóng để mua, nhập khẩu một lượng lớn vắc xin trong một khoảng thời gian rất ngắn với nguồn lực tài chính lớn lên tới hàng tỷ USD, kịp thời bổ sung vắc xin cho công tác phòng chống dịch. Đồng thời, đã tài trợ tương đối rộng rãi để sớm có các thử nghiệm cuối cùng trong sản xuất vắc xin nội địa, từ đó hi vọng vắc xin của Việt Nam có thể sớm được đưa vào sản xuất đại trà.
Bên cạnh đó, chúng ta đã đẩy mạnh việc đáp ứng các nhu cầu chi tiêu phòng chống dịch liên quan đến chuẩn bị cơ sở hạ tầng tiêm chủng vắc xin trên diện rộng; mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch, đặc biệt là ở các địa phương có dịch bệnh diễn biến phức tạp. Những khoản chi trong thời gian vừa qua hầu hết là từ ngân sách nhà nước và là những khoản chi phí rất lớn, được bố trí rất kịp thời. Nguồn lực tài chính còn được bố trí để thực hiện các gói hỗ trợ cực lớn và chưa có tiền lệ trong năm 2020 cũng như năm 2021. Trong bối cảnh đó nổi lên một tín hiệu tích cực là trong nửa đầu năm 2021, Bộ Tài chính cùng với các cơ quan quản lý đã triển khai nhiều biện pháp tăng thu NSNN, vì thế nguồn thu tăng lên đáng kể, tạo thêm khả năng đáp ứng nhu cầu và chi tiêu y tế cho công tác phòng chống dịch trong thời gian qua.
Ngoài ra, Chính phủ đã có sự sáng tạo trong việc huy động nguồn lực tài chính trong xã hội cho phòng chống dịch Covid, đó là thành lập Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 và đã kêu gọi được các DN, cá nhân và toàn thể nhân dân tham gia đóng góp để có thêm nguồn lực lớn đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch trong thời gian tới.
Trong năm 2021, Chính phủ, Bộ Tài chính đã quyết tâm thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên nhằm đem lại nguồn lực đáng kể để hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch. Nguồn lực này có ý nghĩa như thế nào trong thời gian tới, thưa ông?
Với việc tiết kiệm chi thường xuyên, dự kiến NSNN sẽ tiết kiệm được khoảng 11 nghìn tỷ đồng trong năm 2021. Đây là một con số rất lớn, là một trong những nguồn lực bổ sung quan trọng cho hoạt động chi tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là những mục tiêu phòng chống dịch Covid-19, qua đó giúp sớm không chế được dịch Covid-19 trên diện rộng. Bằng Nghị quyết số 86/NQ-CP vừa ban hành, chúng ta đã thấy rõ thông điệp, quyết tâm của Chính phủ trong việc ưu tiên tập trung các nguồn lực đảm bảo kinh phí cho công tác phòng chống dịch, trong đó có việc cắt giảm chi thường xuyên và các khoản chi chưa thực sự cần thiết. Bộ Tài chính là đơn vị có vai trò quan trọng trong thực thi nhiệm vụ này.
Tôi tin tưởng, với sự chủ động điều hành NSNN của Bộ Tài chính, nguồn lực nói chung và nguồn lực từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên nói riêng sẽ đáp ứng kịp thời các nhu cầu phòng chống dịch cũng như các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của ngân sách Trung ương theo quy định.
Có ý kiến cho rằng cần phải tăng năng lực cho quỹ dự trữ tài chính của NSNN để có thể hỗ trợ nguồn lực cho công tác phòng chống dịch tốt hơn. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Dịch Covid-19 là đại dịch mà hàng trăm năm mới xuất hiện một lần, dịch bùng phát và tái đi tái lại trong thời gian dài, chưa có tiền lệ. Nếu cho rằng phải có một nguồn quỹ dự phòng đủ lớn để có thể vượt qua được đại dịch tương tự, theo quan điểm của tôi điều này không cần thiết. Lí do là vì, quỹ dự trữ chỉ để dự phòng, nó không thể có khả năng giải quyết được những đại dịch lớn như Covid-19. Bên cạnh đó, nguồn lực của quỹ cũng phải trích từ chi tiêu và các hoạt động khác từ NSNN. Nếu chúng ta để lại quỹ dự trữ một nguồn lực lớn thì điều đó đồng nghĩa là một khối tiền chết không phát huy được hiệu quả.
Ông có kiến nghị gì đối với chính sách sử dụng nguồn lực tài chính cho phòng chống dịch hiện nay cũng như thời gian tới?
Trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, Quốc hội đã trao quyền cho Chính phủ được chủ động ra các quyết định chưa được quy định trong luật hoặc khác với quy định trong luật hiện hành trong các tình huống cấp bách. Tôi cho rằng, đây là một quyết định quan trọng giúp đẩy nhanh quá trình ra quyết định của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong công tác phòng chống dịch, đặc biệt là liên quan đến vấn đề tài chính, từ đó tháo gỡ những vướng mắc mang tính quy trình. Trong bối cảnh dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, khó lường, điều này sẽ giúp chúng ta không bỏ lỡ các cơ hội vàng, thời gian vàng trong phòng chống dịch. Để phòng chống dịch hiệu quả, nguồn lực tài chính phải được sẵn sàng trong mọi tình huống.
Tuy nhiên, cần lưu ý, dù được chủ động quyết định sử dụng, mua sắm theo các kịch bản và phương án ứng phó đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được phép mua sắm với số lượng cao hơn nhu cầu thực tế để dự phòng trường hợp dịch bệnh có diễn biến phức tạp, phát sinh nhưng Quốc hội, Chính phủ cũng yêu cầu hạn chế tối đa việc lãng phí nguồn lực. Trong việc thực thi cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian thực thi công việc, nhưng phải nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát và có các chế tài nghiêm minh với các hành vi tham nhũng, trục lợi.
Tôi cho rằng, nguồn lực tài chính được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng thời điểm sẽ phát huy tác dụng cao nhất, vì thế, trong bối cảnh nguồn lực còn khó khăn, dịch bệnh có thể còn kéo dài, việc không để xảy ra tiêu cực, lãng phí trong sử dụng nguồn lực tài chính là rất quan trọng.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?
07:49 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
19:29 | 23/09/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
16:46 | 23/09/2024 Tài chính
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
Xử lý 5.265 vụ vi phạm nộp ngân sách trên 180 tỷ đồng
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
Việt Nam có cơ hội lớn gia nhập ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực hàng không, vũ trụ
Nghệ An bắt 3 đối tượng mua bán 3.400 viên ma túy tổng hợp
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform