Xây dựng cơ chế linh hoạt, "gia cố" quản trị cho doanh nghiệp nhà nước
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn, Phó Trưởng ban thường trực Ban soạn thảo phát biểu. |
DNNN cần cơ chế hoạt động linh hoạt, nhạy bén
Ngày 12/6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1337/QĐ-BTC về việc thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN.
Thực hiện Nghị quyết số 129/2024/QH15 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 đã được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 8/6/2024, trong đó thống nhất bổ sung dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần thứ nhất tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025), có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026. Theo đó, Chính phủ phải xây dựng và thông qua hồ sơ dự thảo Luật vào tháng 8/2024 để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp thứ 37 (tháng 9/2024). |
Phát biểu tại Hội nghị, Ban soạn thảo cho ý kiến dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN do Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) tổ chức vào ngày 20/6, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn, Phó Trưởng ban thường trực Ban soạn thảo cho biết, cơ quan soạn thảo và Tổ biên tập đã bám sát vào mục đích, quan điểm chỉ đạo và cụ thể hóa nội dung 6 nhóm chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật nên dự thảo Luật gồm 9 Chương và 92 Điều.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn nhấn mạnh, còn nhiều thủ tục trước khi dự thảo Luật trình Chính phủ thông qua cũng như đưa Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội thẩm tra nên để đảm bảo chất lượng của hồ sơ xây dựng Luật, Thứ trưởng bày tỏ mong muốn các đồng chí thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập tham gia, đóng góp ý kiến cụ thể để cơ quan soạn thảo, Tổ biên tập tiếp thu, hoàn chỉnh sớm lấy ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, DN và các đơn vị có liên quan.
Chia sẻ thêm tại Hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN cho rằng, thực tế hoạt động DNNN cho thấy còn nhiều vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. “Tại nhiều cuộc họp, nhiều lãnh đạo DNNN cho rằng, khối DN tư nhân thì nhìn vào nguồn lực của DNNN, khối DNNN thì nhìn vào cơ chế hoạt động linh hoạt, nhạy bén của tư nhân. Vì thế, những vấn đề cần hướng tới trong dự thảo Luật là phải xây dựng hành lang pháp lý để tháo gỡ những nút thắt, giải phóng nguồn lực cho DNNN”, ông Nguyễn Ngọc Cảnh nhấn mạnh.
Thông tin cụ thể về dự thảo Luật, ông Bùi Tuấn Minh, Cục trưởng Cục Tài chính DN, thành viên Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập cho hay, Chính phủ đã thông qua và báo cáo Quốc hội phạm vi điều chỉnh Luật là: “Luật này quy định việc quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN; sắp xếp và cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại DN; kiểm tra, giám sát việc quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN”.
Quy định nêu trên nhằm thực hiện nguyên tắc Nhà nước không trực tiếp quản lý pháp nhân DN, Nhà nước chỉ quản lý dòng vốn đầu tư tại DN và DN hoạt động theo quy định của pháp luật DN; vốn nhà nước sau khi đã đầu tư vào DN được xác định là tài sản/vốn của pháp nhân DN… Trên cơ sở đó, Nhà nước xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của mình đối với phần vốn của Nhà nước đầu tư tại DN, Nhà nước là chủ sở hữu đầu tư vốn, không can thiệp hành chính vào hoạt động quản trị sản xuất, kinh doanh của DN.
Hội nghị Ban soạn thảo cho ý kiến dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN. |
Về đối tượng áp dụng, dự thảo Luật xác định gồm: cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, người đại diện chủ sở hữu vốn; DN có vốn nhà nước đầu tư bao gồm DN có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp và DN có vốn nhà nước đầu tư khác; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến phạm vi điều chỉnh của Luật này.
Đặc biệt, qua những nghiên cứu và thực tế hoạt động DN, ông Bùi Tuấn Minh cho hay, đối tượng “DN có vốn nhà nước đầu tư khác” là DN có vốn đầu tư của DN có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp để thay cho quy định về đối tượng “DN có vốn nhà nước đầu tư khác là DN có vốn đầu tư trên 50% vốn điều lệ của DN có vốn nhà nước đầu tư trực tiếp 100% vốn điều lệ” của Luật hiện hành.
Riêng đối với tỷ lệ trích lập Quỹ Đầu tư phát triển tại DN từ lợi nhuận sau thuế, Cục trưởng Cục Tài chính DN cho biết, Bộ Tài chính đề xuất 3 phương án là trích tối đa 50%, 80% và 100% lợi nhuận sau thuế. Bộ Tài chính đề xuất trình Chính phủ xem xét, quyết định thực hiện theo Phương án 2 là trích tối đa 80% lợi nhuận sau thuế.
"Gia cố" chất lượng quản trị
Đóng góp ý kiến tại hội nghị, đại diện một số DNNN, một số cơ quan đều đánh giá cao những thay đổi tại dự thảo Luật. Ông Nguyễn Văn Mậu, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho rằng, dự thảo Luật đã đáp ứng được các nguyên tắc cơ bản mang tính “cách mạng” để thực hiện triệt để chức năng, nhiệm vụ của DNNN cũng như các chủ sở hữu, đại diện vốn nhà nước tại DN. Đồng thời, dự thảo Luật cũng mở rộng một số quyền và tăng tính chủ động cho DN như việc góp vốn, nguyên tắc tiền lương, cơ cấu vốn…
Tuy nhiên, ông Mậu cũng chỉ ra một số vấn đề còn băn khoăn, như đối tượng áp dụng là DN có vốn nhà nước đầu tư khác thì cần xem xét, đánh giá tác động về cơ chế vận hành, hội đồng quản trị của các DN cấp 1 và cấp 2.
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Xuân Nam thì bày tỏ băn khoăn về quy định đánh giá xếp loại DN, bởi các DNNN có khối lượng công việc lớn, cũng đi theo nhịp độ thị trường, nên cần có sự đánh giá tổng thể các hoạt động kinh doanh, trách nhiệm xã hội của DN.
Về vấn đề tỷ lệ trích lập Quỹ Đầu tư phát triển tại DN, đại diện EVN lại bày tỏ thực hiện theo phương án 3, để giúp cân đối vốn cho tăng vốn điều lệ, trích quỹ, chi cổ tức…
Đánh giá chung, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI) cho rằng, cách tiếp cận tại dự thảo Luật đã rành mạch và trao quyền cho DNNN, tức là quản lý bằng kế hoạch, chiến lược. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của DNNN khác với DN tư nhân. DNNN không chỉ đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn mà còn đảm bảo những mục tiêu về chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng… nên mục tiêu quản lý của Nhà nước có thể sẽ rộng hơn, nên điều cần “gia cố” ở dự thảo Luật lần này là làm sao tăng chất lượng quản trị như đã áp dụng đối với các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Tin liên quan
Doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa về thủ tục từ Hải quan Thái Bình
15:43 | 02/10/2024 Hải quan
Cơ khí, chế tạo Việt Nam đón sóng công nghệ mới
15:38 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
4 loại ô tô công trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia
15:20 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chi ngân sách 3 quý đầu năm 2024 đạt khoảng 1.256,3 nghìn tỷ đồng
15:45 | 02/10/2024 Tài chính
Quyết liệt trong điều hành giá, giảm áp lực lên lạm phát
13:15 | 02/10/2024 Tài chính
Ngành Thuế tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế
09:07 | 02/10/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước đạt 85,1 dự toán
20:08 | 01/10/2024 Tài chính
3 tác phẩm của Đảng bộ Bộ Tài chính đạt giải tại Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024
14:34 | 01/10/2024 Tài chính
Tăng nhà đầu tư tổ chức - tăng chất cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
13:45 | 01/10/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tiếp xúc cử tri tại Bình Định
11:03 | 01/10/2024 Tài chính
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
09:26 | 29/09/2024 Tài chính
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất sau bão lũ
12:48 | 28/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm nhân thọ chi trả 13 tỷ đồng cho thiệt hại của bão số 3
12:36 | 28/09/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
Hải quan Bình Định đối thoại chuyên đề với doanh nghiệp ngành gỗ
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics