Xuất khẩu gạo như “gà mắc tóc”
XK gạo thời gian gần đây giảm cả lượng và trị giá. Theo ông đâu là nguyên nhân chính của tình trạng này?
Nguyên nhân chính khiến cho XK gạo Việt Nam bị sụt giảm là do Thái Lan xả gạo trong kho để giải phóng lượng tồn kho. Thái Lan dùng mọi biện pháp để có thể giảm tồn kho, thậm chí còn cho các nước nợ tiền.
Nếu nhìn trong cả quá trình thì thấy rằng XK gạo của Việt Nam luôn bị động?
Chất lượng gạo Việt Nam không đồng đều, cho dù là gạo cấp thấp cũng vậy. Đây là vấn đề mà rất nhiều thương lái nước ngoài “kêu ca” ở nhiều hội nghị thương mại gạo mà tôi đã từng tham dự. Đây là điểm yếu số một của Việt Nam. Chúng ta phải dũng cảm thực hiện cấu trúc lại cách làm này, còn nếu vẫn tiếp tục làm như hiện nay là để thương lái thu gom rất nhiều loại rồi mang đi XK, thì gạo Việt không thể có chỗ đứng.
Thưa ông, điểm yếu số một mà ông nhắc đến đã diễn ra khá lâu. Vì sao chúng ta vẫn chưa thay đổi được tình trạng này?
Điều này xuất phát từ tư duy của DN XK. Ngay cả những DN đứng đầu trong lĩnh vực XK gạo là Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) và Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) cũng vậy. Khi còn làm lãnh đạo của Vinafood 2, ông Trương Thanh Phong đồng thời là Chủ tịch VFA còn khẳng định thương lái là số 1, chỉ sử dụng thương lái mà không cần nông dân. Tuy nhiên, từ khi 2 tổng công ty này thay lãnh đạo mới thì tư duy này đã có sự thay đổi. Tổng công ty đã lo đi ký hợp đồng với công ty cung ứng gạo, sau đó công ty này sẽ làm việc trực tiếp với nông dân, kiểm tra, đôn đốc người dân sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo khi lúa thu hoạch là loại tốt để cung ứng cho Vinafood. Tôi rất hoan nghênh khi các DN lương thực làm việc này.
Bộ Công Thương đang xây dựng chiến lược phát triển thị trường gạo. Theo ông, chiến lược này nên đi theo hướng nào?
Tôi nghĩ rằng, để phát triển thị trường gạo, DN cần phải xúc tiến theo kiểu tới các nước để thâm nhập. Bởi lẽ trong thương trường gạo, Việt Nam là nước đi sau hơn rất nhiều so với Thái Lan, trong lúc Việt Nam còn trong cảnh chiến tranh thì Thái Lan đã “thao túng” thị trường lúa gạo.
Trước tiên, cần đi sang Trung Quốc, Trung Đông, châu Phi… để ký hợp đồng chứ không ngồi nhà chờ khách hàng đến tìm mình. Để làm được việc này, DN nên kết hợp với một số DN chuyên kinh doanh gạo quốc tế để cộng tác bởi đội ngũ này đã có sẵn một lượng khách hàng trong tay. Dù phải chia lợi nhuận cho những DN này nhưng chắc chắn chúng ta sẽ bán được gạo, chắc chắn sẽ có thị trường. Ví dụ như thương lái ở Bỉ, Anh nắm được rất nhiều khách hàng và hàng năm vẫn cung cấp gạo cho những khách hàng đó. DN có thể kết nối trực tiếp với những thương lái này để bán gạo cho khách hàng. Hoặc Mỹ có nhiều DN cung cấp gạo cấp thấp cho khu vực Nam Mỹ, DN Việt Nam có thể tìm đến những DN này để hợp tác. Đó cũng là cách làm hay, nhất là trong bối cảnh TPP đã ký kết.
Trong chiến lược mà Bộ Công Thương đang xây dựng có nhắc đến kế hoạch giảm XK qua trung gian mà tiến tới XK trực tiếp. Điều này có mâu thuẫn với cách tiếp cận thị trường mà ông vừa chia sẻ?
Theo tôi, chúng ta không cần XK trực tiếp, miễn là XK được gạo. XK gạo trực tiếp chỉ là gạo đặc biệt như gạo hữu cơ, thực phẩm chức năng bởi không có ai cạnh tranh với sản phẩm này. Đối với gạo thường mà chúng ta muốn đi riêng một mình thì rất khó, nhất là trong bối cảnh Việt Nam thất thế so với Thái Lan. Hiện nay, hợp đồng XK gạo của Việt Nam cũng có nhiều hợp đồng tập trung được bán theo hình thức đấu giá, còn với những hợp đồng thương mại thì đi theo con đường trung gian là chắc ăn nhất.
Một mục tiêu khác được đặt ra là giảm dần gạo phẩm cấp thấp thay thế bằng gạo phẩm cấp cao. Trong những năm tới, cơ cấu gạo của Việt Nam có chuyển hướng được không, thưa ông?
Việt Nam không có giống để cạnh tranh với Thái Lan hay Campuchia. Hơn nữa, nông dân cũng không muốn trồng loại lúa thơm dài ngày nhưng cho năng suất thấp. Trên thực tế, giống lúa thơm, ngon mình cũng có nhưng trồng dài ngày, năng suất chỉ đạt 3-3,5 tấn/ha thì không nông dân nào trồng. Vì thế tôi cho rằng, làm lúa chất lượng cao sẽ khó cạnh tranh với Thái Lan.
Theo phân tích của ông, dù làm gạo phẩm cấp thấp hay cấp cao thì Việt Nam vẫn bị cạnh tranh khốc liệt. Phải chăng bài toán XK của Việt Nam vẫn cứ lúng túng?
Tôi vẫn bảo lưu quan điểm “chơi” với trung gian trước, sau đó khi ổn định thì DN có thể tự đi kiếm thị trường riêng. Cho đến nay, Việt Nam vẫn sản xuất lúa gạo nhưng không biết xuất đi đâu. Khi có hợp đồng đấu thầu thì mới hối hả đi mua lúa gạo của thương lái để cung cấp cho khách hàng nhưng là gạo không chất lượng.
Nói như vậy để thấy rằng, chúng ta luôn luôn trong tình thế bị động, chưa chủ động được năm tới bán gạo gì, bán cho ai do chưa có DN trực tiếp đi đến các nước để tìm khách hàng. Vì thế, bước đầu chúng ta vẫn cần đến đội ngũ trung gian, họ biết nhu cầu khách hàng năm tới là gì, từ đó mới quay về “đặt hàng” nhà sản xuất trong nước. Khi khách hàng đã biết đến gạo Việt Nam thì họ sẽ mua thẳng. Ngồi một chỗ chờ thì lâu lắm, khó lắm, khó có thể chủ động được!
Cạnh tranh gay gắt từ các thị trường là nguyên nhân chính của sự sụt giảm XK gạo |
Vậy theo ông, lựa chọn khôn ngoan nhất của Việt Nam hiện nay là gì?
Như tôi đã nói, Việt Nam khó có thể làm được gạo chất lượng cao bởi giống lúa không ổn định dẫn tới chất lượng gạo không ổn định. Loại gạo jasmine có mấy loại nhưng cho đến nay chưa có ai “nhúng tay” chọn ra loại nào là tốt nhất. Dù có chọn được đi nữa thì giống gạo của chúng ta cũng không tốt như Thái Lan, mùi thơm không ổn định như Thái Lan và không thể cạnh tranh với Thái Lan, Campuchia và sẽ vẫn phải bán với giá rẻ hơn. Nếu Việt Nam vẫn làm gạo cấp vừa thì chắc chắn vẫn bán được. Phân khúc này Thái Lan mới bắt chước chúng ta nhưng Việt Nam làm hay hơn Thái Lan. Tôi nghĩ rằng, chúng ta nên phát huy.
Tất nhiên, dù là giống lúa phẩm cấp thấp chúng ta vẫn phải làm giống lúa có chất lượng ổn định, đồng đều khi đó mới có thể đẩy giá lên cao hơn.
Xin cảm ơn ông!
Ông Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT): Chúng tôi vẫn chưa nhận được bản dự thảo góp ý về Chiến lược thị trường XK gạo do Bộ Công Thương chắp bút. Trong tuần tới, Bộ Công Thương sẽ có buổi làm việc với Bộ NN&PTNT bàn về vấn đề XK gạo. Tuy nhiên về vấn đề thị trường XK gạo tôi cho rằng, chủ trương Bộ NN&PTNT là mở rộng thị trường, tránh phụ thuộc vào những thị trường dễ biến động, sớm nắng chiều mưa. Để mở rộng được thị trường XK gạo thì trước hết chúng ta cần phải nâng cao giá trị hạt gạo. Điều này đang được thực hiện bằng chiến lược xây dựng thương hiệu gạo mà Chính phủ đã chỉ đạo. Mặt khác, cần tổ chức lại vùng nguyên liệu để có gạo chất lượng cao, từ đó mới có thể tiếp cận thị trường cao cấp, khó tính, nâng cao giá trị hạt gạo. Điều này đã được chứng minh bằng thực tế khi lượng gạo chất lượng cao đã tăng từ 14% lên hơn 30% trong năm 2016. Ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT): Để tăng mạnh giá trị XK gạo, Bộ NN&PTNT đưa ra rất nhiều giải pháp như giảm đầu vào cho người nông dân, giảm lượng giống, thuốc trừ sâu, sử dụng nước tiết kiệm để giảm chi phí; đẩy mạnh đưa các loại giống có chất lượng cao vào sản xuất. Trước đây, nông dân chủ yếu trồng các loại giống lúa có chất lượng bình thường để XK sang một số thị trường truyền thống. Nhưng hiện nay, nông dân đã đưa được nhiều giống lúa chất lượng cao vào sản xuất. Ví dụ, Đồng bằng sông Cửu Long đã đưa được 20% giống lúa thơm vào sản xuất... Từ việc áp dụng sản xuất giống lúa thơm tăng lên thì chất lượng gạo sẽ tăng; từ đó sẽ có cơ hội mở rộng thị trường XK gạo ra các nước khác, ngoài thị trường cũ. Tôi được biết hiện nay có một số DN ở Đồng bằng sông Cửu Long đã có những thị trường XK gạo sang thị trường cao cấp như Australia, Nhật Bản, Mỹ… Đây là những mô hình rất tốt cần có chính sách khuyến khích, giúp đỡ, đẩy mạnh trong thời gian tới. Ông Nguyễn Đình Bích, nguyên cán bộ Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương): Muốn hoạt động XK gạo mang tính ổn định và bền vững, công tác tìm hiểu thị trường phải được đặt lên hàng đầu. Chúng ta cần cân nhắc việc đặt một tùy viên nông nghiệp thuộc đoàn tham tán thương mại của nước ta ở nước NK gạo. Tùy viên này có trách nhiệm theo dõi diễn biến cung- cầu, thị hiếu thị trường tại nước sở tại, báo về trong nước, để đơn vị chức năng hoạch định kế hoạch sản xuất và XK tương ứng. Bên cạnh đó, cần có sự thống nhất giữa các cơ quan quản lý điều hành XK gạo. P.Thu (ghi) |
Tin liên quan
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
19:55 | 11/10/2024 Kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
19:27 | 11/10/2024 Kinh tế
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
15:15 | 11/10/2024 Xuất nhập khẩu
Còn chậm trễ trong hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến bất động sản
14:32 | 11/10/2024 Kinh tế
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
08:38 | 11/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
TP Hồ Chí Minh: Tôn vinh 93 doanh nghiệp tiêu biểu
Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh từ ngày 11/10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics