Xuất khẩu gỗ lội ngược dòng
Năm 2015 sắp khép lại. Ông nhìn nhận thế nào về tình hình XK gỗ của cả năm?
Đầu năm mục tiêu XK đặt ra là 7 tỷ USD. Tính tới hết tháng 11, XK gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt 5,8 tỷ USD, riêng tháng 12 phấn đấu XK đạt 1,2 tỷ USD. Như vậy, XK cả năm sẽ đạt 7 tỷ USD, cán đích mục tiêu đặt ra.
2015 được nhận định là một năm khó khăn của ngành nông nghiệp. Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến XK gỗ và sản phẩm gỗ vẫn đều đặn tăng trưởng trong khi các nhóm ngành XK khác là nông sản, thủy sản khá lao đao?
Trước hết, đó là do nhu cầu thị trường. Nhu cầu tiêu dùng gỗ trên thế giới vẫn đang đà tăng lên. Hiện nay, cả thế giới nhu cầu tiêu dùng gỗ khoảng 220-230 tỷ USD/năm. Riêng thị trường EU khoảng 85 tỷ USD/năm; thị trường Mỹ khoảng 27 tỷ USD/năm. Như vậy, dung lượng thị trường còn rất lớn. Trong khi đó, Việt Nam mới XK vào Mỹ khoảng 1-2 tỷ USD/năm, XK vào EU 700-800 triệu USD/năm thì chưa thấm gì so với nhu cầu tiêu dùng.
Việt Nam là một trong những nước XK đồ gỗ uy tín trên thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế rất thích ký hợp đồng với Việt Nam khiến đơn hàng XK thường lúc nào cũng đầy. Trong năm nay, XK đạt 7 tỷ USD cũng là trong tình trạng đơn hàng đầy chứ không phải vất vả tìm kiếm đơn hàng. Vấn đề chỉ là DN Việt Nam có đáp ứng được hay không.
Ở một góc độ khác quan trọng hơn là các DN Việt Nam có kinh nghiệm XK gỗ tới nay đã khoảng 20 năm nên rất quen thuộc về mẫu mã, tiêu chuẩn… mà thị trường NK đặt ra. Từ đó, DN thành thạo trong việc sử dụng các loại nguyên liệu để tạo ra sản phẩm đạt được yêu cầu thị trường. Bên cạnh đó, do XK nhiều năm các DN cũng đã tổng kết để tổ chức lại sản xuất cho hợp lý. Trong sử dụng các dây chuyền công nghệ chế biến, cái gì có hại thì DN bỏ đi và ngược lại có lợi thì tăng lên. Ví dụ, trước đây DN chế biến gỗ có tới 30 thao tác nhưng giờ rút ngắn chỉ còn 15-20 thao tác. Điều này khiến năng suất tăng lên.
Thông thường, một trong những khó khăn điển hình mà DN gặp phải là vấn đề vốn. Các DN ngành gỗ thì sao, thưa ông?
DN ngành gỗ khá nhạy bén và chủ động trong vấn đề này cho nên đây cũng không phải là điều làm khó DN. Trên thực tế nhiều DN chỉ vay vốn từ ngân hàng ở một mức độ nhất định, còn đâu DN chủ động làm việc với đối tác nước ngoài để có thể ứng trước vốn.
Cụ thể, DN đã ký hợp đồng với đối tác nước ngoài và đảm bảo chất lượng, sau đó trình bày thiếu vốn, yêu cầu đối tác ứng trước một phần tiền. Thông thường, đối tác nước ngoài sẽ sẵn sàng ứng khoảng 1/3 tổng số tiền. Ví dụ, 30 triệu USD thì đối tác chấp nhận ứng trước 10 triệu USD. Lãi suất DN chịu cho khoản tiền ứng trước này áp dụng như ở nước ngoài, rẻ hơn nhiều so với mức lãi suất vay của ngân hàng trong nước. Đây là sáng kiến của riêng DN ngành gỗ mà chưa ngành nào làm được.
Bước sang 2016, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thực thi. Xin ông cho biết, điều này có tác động nhiều tới XK gỗ?
AEC hình thành khá thuận lợi cho XK gỗ. Bởi các DN ngành gỗ đã giao thương với các DN nội khối AEC mấy chục năm, mua bán đều thuận lợi. Khi AEC chính thức thực thi chỉ đơn giản là hợp thức hóa mối quan hệ giao thương, đi lại giữa DN đôi bên dễ dàng hơn. Dự kiến, năm 2016 XK gỗ và sản phẩm gỗ sẽ tăng khoảng 10% so với năm nay, đạt 7,7 tỷ USD.
Xin cảm ơn ông!
Theo Bộ NN&PTNT: Tính tới hết tháng 11, XK gỗ và các sản phẩm gỗ đạt 6,1 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2014. Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc - 3 thị trường NK nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm chiếm 67,29% tổng giá trị XK. Các thị trường có giá trị tăng mạnh là Hoa Kỳ (18%), Đức (9,8%) và Ấn Độ (74,59%). Cũng theo Bộ NN&PTNT, trong 11 tháng, giá trị NK gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,93 tỷ USD, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, NK gỗ từ thị trường Lào mặc dù giảm nhiều so với 2014 (giảm 38,3%) nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 18%, tiếp đến là Campuchia, Trung Quốc và Hoa Kỳ lần lượt chiếm 16,3%, 11,8%, và 10,8% tổng giá trị NK mặt hàng này. Các thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2014 là Chile (gần 36%), Thái Lan (23,4%). |
Tin liên quan
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
19:55 | 11/10/2024 Kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
19:27 | 11/10/2024 Kinh tế
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
15:15 | 11/10/2024 Xuất nhập khẩu
Còn chậm trễ trong hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến bất động sản
14:32 | 11/10/2024 Kinh tế
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
08:38 | 11/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
TP Hồ Chí Minh: Tôn vinh 93 doanh nghiệp tiêu biểu
Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh từ ngày 11/10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics