Xuất khẩu khởi sắc, doanh nghiệp dệt may vẫn âu lo
Các DN phải tính toán lại các khâu sản xuất để giảm giá thành sản phẩm. Ảnh: H.Dịu |
Triển vọng chưa rõ ràng
Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG mới đây đã công bố doanh thu tháng 2/2021 đạt 266 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020. Trước đó, doanh thu tháng 1/2021 của công ty cũng đã ghi nhận mức tăng trưởng tới 24% so với tháng 1/2020, đạt 321 tỷ đồng. Lũy kế 2 tháng, TNG đã vượt 14% doanh thu so với cùng kỳ năm trước. TNG cho biết, hiện đang triển khai nhanh đơn hàng để kịp tiến độ đưa đi gia công thêm và thực hiện kế hoạch đàm phán chi tiết các đơn hàng sản xuất quý 3/2021.
Năm 2021 ngành dệt may Việt Nam đặt kế hoạch xuất khẩu đạt khoảng 39 tỷ USD. Ước tính, trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đã đạt khoảng 5,8 tỷ USD, tăng khoảng 4,2% so với cùng kỳ năm 2020. |
Công ty CP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công cũng đã ghi nhận mức tăng trưởng lên tới 80% về doanh thu và 162% về lợi nhuận trong tháng 1/2021, lần lượt đạt 15,4 triệu USD và gần 1,1 triệu USD.
Trong khi đó, ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hội Dệt may – Thêu đan TPHCM, Chủ tịch HĐQT Vitajean cũng cho hay, nhờ tình hình chính trị - xã hội ổn định, các khách hàng Hồng Kông, Myanmar, Đài Loan chuyển sang mua hàng tại Việt Nam khá nhiều. Nhờ đó, lượng đơn hàng của các DN trong Hội Dệt may – Thêu đan TPHCM tăng trưởng 20-30% so với cùng kỳ năm 2020. Riêng tại Vitajean, công ty đã ký hợp đồng đến hết tháng 6/2021.
Tuy nhiên, theo ông Việt, người tiêu dùng tại EU và Mỹ đều đang tiết giảm chi tiêu rất mạnh. Nên dù nhu cầu mua sắm hàng dệt may vẫn có, nhưng mức giá bị kéo giảm khá nhiều, buộc các DN phải tính toán lại các khâu sản xuất để giảm giá thành.
Về vấn đề lao động, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may – Thêu đan TPHCM cho hay, từ đầu năm đến nay, tình hình lao động tương đối ổn định. Do lo ngại dịch bệnh, người lao động e ngại không chuyển chỗ làm vì sợ mất ổn định. Tuy nhiên, ông Hồng đánh giá, dù các DN đều có đơn hàng, song cũng mới chỉ đáp ứng ở mức độ duy trì sản xuất, còn triển vọng vẫn chưa rõ ràng do dịch bệnh vẫn chưa được khống chế hoàn toàn. “Dệt may Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào thế giới, trong khi các thị trường chưa ổn định thì cả ngành khó tăng trưởng tốt được” – ông Hồng chia sẻ.
Các DN kỳ vọng, với tiến độ tiêm vắc xin như hiện nay, dịch bệnh sẽ được kiểm soát từ nửa cuối năm 2021, tạo đà cho kinh tế hồi phục tại các thị trường nhập khẩu lớn của ngành dệt may Việt Nam. |
Trong bối cảnh đó, những sản phẩm như veston, sơ mi cao cấp sẽ vẫn gặp khó khăn, trong khi các sản phẩm phổ thông như đồ thun, đồ thể thao sẽ có cơ hội cao hơn. May mắn là nhiều DN Việt Nam đã nhanh chóng chuyển đổi để thích ứng với nhu cầu của thị trường.
Đặc biệt, ông Việt bày tỏ vui mừng khi mới đây, Tổng cục Hải quan đã dỡ bỏ chính sách áp thuế đối với hàng nhập khẩu để đưa đi thuê gia công sản xuất xuất khẩu. Theo ông Việt, điều này sẽ tạo thuận lợi cho việc tạo sự liên kết chung của ngành, các DN chia sẻ dễ dàng hơn, từ đó việc thực hiện những hợp đồng lớn sẽ nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn.
Thêm vào đó, mới đây, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ tiếp tục gia hạn thuế GTGT, thuế thu nhập DN và tiền thuê đất trong năm 2021 khi dịch bệnh vẫn còn phức tạp. “Đây sẽ là những hỗ trợ rất lớn cho DN vượt qua khó khăn và nhanh chóng tăng trưởng trở lại sau thời gian dịch bệnh” – ông Việt chia sẻ.
Xu hướng liên kết tạo chuỗi khép kín
Trong năm 2021, nhiều Hiệp định Thương mại tự do được đánh giá là sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho xuất khẩu dệt may Việt Nam, gồm CPTPP, EVFTA và RCEP. Tuy nhiên, để được hưởng lợi từ các hiệp định này, quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” trong CPTPP và “từ vải trở đi” trong EVFTA là một rào cản lớn. Việc phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc hiện nay khiến cho chỉ một số ít DN có thể tận dụng được ưu đãi thuế quan. Riêng với RCEP, cơ hội có phần dễ dàng hơn khi có Trung Quốc tham gia làm thành viên. Theo đó, các sản phẩm dệt may sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và xuất khẩu đi các nước thành viên RCEP đều sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan.
Thời gian tới, dự báo xu hướng liên kết thượng nguồn để đáp ứng quy tắc xuất xứ của CPTPP và EVFTA sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Câu chuyện về việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đáp ứng quy tắc xuất xứ của CPTPP và EVFTA đã có kể từ khi các hiệp định này còn đang trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên, đa số các nhãn hàng vẫn chỉ định nguyên liệu từ Trung Quốc do nguồn vải đa dạng và giá rẻ. Dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc gây gián đoạn nguồn cung nguyên liệu đã tạo động lực buộc các DN phải tìm kiếm nguyên liệu trong nước và cũng có cơ sở để thuyết phục các nhãn hàng sử dụng nguyên liệu trong nước thay vì nhập khẩu.
Do sự khác biệt hoàn toàn trong hoạt động sản xuất ở các khâu se sợi, dệt nhuộm và gia công nên việc mở rộng chuỗi giá trị lên thượng nguồn cần phải có vốn đầu tư lớn và nhiều rủi ro. Thay vào đó, các DN may sẽ chọn cách liên kết với các DN sản xuất sợi và vải để tạo chuỗi khép kín. Theo đó, các dự án liên minh sợi – dệt nhuộm – may sẽ được hình thành trong ngành dệt may Việt Nam. Trước đó, trong năm 2020, Công ty CP Sợi Thế Kỷ đã chia sẻ về chiến lược hợp tác với 2 đối tác để thành lập liên minh sợi – dệt – nhuộm – may làm chung ở một khu công nghiệp.
Tin liên quan
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Đáp ứng tiêu chuẩn, xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ
14:16 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
MSB giảm lãi suất cho vay với khách hàng chịu thiệt hại bởi bão lũ
14:09 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
10:27 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
07:49 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
07:46 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
16:29 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
16:19 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
11:41 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
19:58 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
19:57 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel thần tốc phủ sóng di động ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn tại Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai)
16:01 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam hướng đến du lịch xanh, bền vững
14:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
5 giải pháp chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics