Xuất khẩu nông sản “ngại” gì từ thị trường truyền thống?
Lo thuế chống bán phá giá từ Hoa Kỳ
Ông Trần Thanh Nam, Để chủ động thích ứng với những biến động của kinh tế quốc tế, đảm bảo hội nhập đem lại hiệu quả thiết thực và sẵn sàng ứng phó với những vấn đề phát sinh trong thương mại nông, lâm, thủy sản, Bộ NN&PTNT xác định một số nhiệm vụ liên ngành mang tính định hướng và mong có sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Công Thương, trực tiếp là từ các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. Cụ thể đó là tăng cường phối hợp và đảm bảo việc giải quyết kịp thời các rào cản kỹ thuật, các tranh chấp phát sinh trong thương mại nông, lâm, thuỷ sản; thúc đẩy quan hệ, khâu nối XNK nông, lâm, thủy sản, tạo ra mạng lưới thông tin về nông, lâm, thuỷ sản thông suốt kết nối giữa các thị trường với Việt Nam phục vụ các DN sản xuất, XNK. Bên cạnh đó, phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức các sự kiện, diễn đàn xúc tiến thương mại các mặt hàng nông lâm, thủy sản và xúc tiến đầu tư vào ngành NN&PTNT; phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT về việc thực hiện tốt vai trò thông báo thực hiện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam với các đối tác song phương và đa phương, thúc đẩy thực hiện các thoả thuận hợp tác, các điều ước quốc tế về hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn đã ký kết giữa Việt Nam và các nước. Bộ NN&PTTN cũng mong muốn Bộ Công Thương tăng cường phối hợp trong việc tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông, lâm, thủy sản của Việt Nam ra quốc tế nhằm đa dạng hóa thị trường, giữ vững và phát triển thị trường “khó tính”, chú trọng các thị trường tiềm năng, “dễ tính” như các nước Trung Đông (UAE, Ả rập Xê út, Iran..), các nước châu Phi. |
Theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT): Năm 2016, trong các thị trường XK trọng điểm của Việt Nam, nền kinh tế Hoa Kỳ có dự báo khả quan nhất. Đó là bởi nhu cầu của thị trường nội địa Hoa Kỳ sẽ tăng mạnh và vẫn tiếp tục có cầu ổn định đối với hàng hóa của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tận dụng những ưu đãi từ Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng sẽ là lợi thế cho nông sản Việt Nam trong thời gian tới.
Ông Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối đánh giá: Sự hấp dẫn của thị trường Hoa Kỳ cũng đồng nghĩa với sự cạnh tranh XK vào thị trường này rất quyết liệt, những đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam là những nước tương đồng với Việt Nam về các mặt hàng XK như Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia.
Bên cạnh đó, những rào cản về kỹ thuật và thương mại cũng là khó khăn không nhỏ đối với các DN Việt Nam. Điển hình như gần đây thuế chống bán phá giá tăng cao đối với cá tra và các yêu cầu của Chương trình thanh tra cá da trơn theo Đạo luật Nông trại 2014 có hiệu lực từ tháng 3-2016.
Bộ NN&PTNT định hướng, trong năm nay sẽ tiếp tục duy trì xúc tiến thương mại XK các mặt hàng đáp ứng yêu cầu chất lượng, có giá trị gia tăng cao tại thị trường truyền thống này như thủy sản, gỗ, hạt điều, hạt tiêu và chè. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng sẽ tập trung hỗ trợ, đàm phán nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tránh tình trạng gián đoạn thương mại cá da trơn hoặc giảm thiểu tác động xấu gây khó khăn, giảm thị phần cá tra của Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Trên thực tế, mới đây, Bộ NN&PTNT đã tổ chức hoạt động đàm phán tháo gỡ khó khăn vướng mắc đối với cá tra XK sang Hoa Kỳ. Dự kiến, trong quý II-2016, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức hoạt động kết nối DN, mở rộng thị trường XK đối với sản phẩm chè tại thị trường này.
“Ngại” quy định chất lượng của EU
Là thị trường NK có sức mua lớn và đa dạng, năm 2016, nền kinh tế EU được dự báo sẽ phục hồi chậm. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU kết thúc đàm phán được đánh giá sẽ mở ra cơ hội cho ngành nông nghiệp Việt Nam khi 90% hàng hóa XK vào thị trường này được hưởng mức thuế suất 0%.
Hiện nay, những mặt hàng chiếm thị phần XK lớn nhất trong các mặt hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU là cà phê, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ. Đặc biệt, EU là thị trường NK cà phê lớn nhất trong số các thị trường NK cà phê của Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng là một trong những thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm như hạt điều, hạt tiêu, cao su và sản phẩm mây, tre, cói, thảm.
Bộ NN&PTNT xác định trong năm 2016 sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện các ngành hàng nông, lâm, thủy sản tại thị trường truyền thống này, nhất là tập trung đột phá vào một số thị trường trong khối có mức cầu lớn, có lợi thế để thâm nhập sâu vào các nước EU.
Theo ông Lê Văn Bảnh, khi XK nông, lâm, thủy sản sang EU trong năm nay, khó khăn lớn nhất là những rào cản phi thuế quan như chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ do thị trường đặt ra. Trên thực tế, một số ngành hàng như chè, rau quả, thủy sản đã và đang vấp phải vấn đề tồn dư thuốc bảo vệ thực vật khá cao. Bên cạnh đó, mặt hàng gỗ phải đáp ứng sự minh bạch về nguồn gốc...
Nói tới các thị trường XK nông, lâm, thủy sản lớn, truyền thống của Việt Nam, ngoài Hoa Kỳ, EU không thể không kể tới Trung Quốc. Hiện nay, ngoài rau quả, các mặt hàng XK chính sang thị trường này gồm sắn, gỗ, gạo, cao su, thủy sản, hạt điều, cà phê và chè. Ông Bảnh phân tích, trong năm 2016, kinh tế Trung Quốc dự báo tiếp tục giảm tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, XK của Việt Nam sẽ không chịu tác động lớn từ chuyển dịch kinh tế của Trung Quốc mà lại tiềm ẩn nhiều yếu tố không bền vững do tác động của quan hệ giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực xung quanh vấn đề Biển Đông.
Từ trước tới nay, bất lợi của hầu hết nông sản Việt Nam là sự phụ thuộc quá lớn khi XK sang thị trường Trung Quốc, thường xuyên chịu cảnh bấp bênh, thiếu ổn định, năm nay cũng không ngoại lệ. “Trước thực tế này, Bộ NN&PTNT xác định sẽ chủ động đề xuất đàm phán hai Chính phủ để tạo điều kiện giao thương giữa DN hai nước nhằm thúc đẩy XK cả tiểu ngạch và chính ngạch; đồng thời đa dạng hóa thị trường để giảm phụ thuộc, tránh rủi ro cho người nông dân cũng như DN”, ông Bảnh nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam (VASEP): Thời gian qua, sản phẩm thủy sản XK của Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có việc bị truyền thông bôi nhọ tại nhiều thị trường, gây thiệt hại khá nghiêm trọng về doanh thu. Hiện nay, do bị bôi nhọ, thủy sản XK bị ảnh hưởng tại 12 thị trường đều là các thị trường chính. Để giải quyết những vấn đề này, nỗ lực của riêng VASEP và phía Bộ NN&PTNT là không đủ. Do đó, trong những trường hợp bị bôi nhọ xảy ra, cộng đồng DN XK mong muốn có sự phối hợp chung tay cùng giải quyết của cả Bộ NN&PTNT lẫn Bộ Công Thương. Các DN mong muốn với chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ Công Thương và Tham tán thương mại tại những thị trường lớn sẽ có những chương trình hoành tráng, có sức nặng để can thiệp, hỗ trợ cho DN. VASEP cũng mong muốn thời gian tới sẽ có sự trao đổi nhiều hơn giữa VASEP và Bộ Công Thương cũng như các Tham tán thương mại. |
Tin liên quan
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
19:55 | 11/10/2024 Kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
19:27 | 11/10/2024 Kinh tế
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
15:15 | 11/10/2024 Xuất nhập khẩu
Còn chậm trễ trong hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến bất động sản
14:32 | 11/10/2024 Kinh tế
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
08:38 | 11/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt đại biểu doanh nhân tiêu biểu
Thời hạn thực hiện kiểm kê tài sản công đến hết ngày 31/3/2025
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics