Y tế Việt Nam đủ sức hút bệnh nhân ngoại
Chất lượng điều trị của các bệnh viện Việt Nam dần tạo được thương hiệu với các bệnh nhân ngoại. |
Niềm tin dần tăng lên
Khi nói về những thay đổi tích cực tại các cơ sở khám chữa bệnh do mình đang quản lý, lãnh đạo ở nhiều cơ sở khám chữa bệnh đều cho rằng một trong những điểm nhấn đáng chú ý là sức hút của cơ sở với các bệnh nhân nước ngoài. Bằng chứng cho thấy, nhiều bệnh nhân khi đang đến Việt Nam làm việc không may mắc bệnh, có thể về nước điều trị song đã lựa chọn ở lại Việt Nam chữa bệnh. Hay nhiều bệnh nhân dù đang sinh sống tại quốc gia khác nhưng vẫn tìm tới Việt Nam để chữa bệnh.
Bà Jill Rosemary S. (60 tuổi, quốc tịch Australia) đã từng mổ u vú trái năm 2004 tại Australia. Sau mổ, bà theo dõi định kỳ. Vừa qua, bà đã đến làm việc tại Việt Nam. Giữa tháng 9/2020, bà đến Bệnh viện K khám, phát hiện có u vú phải kích thước 1cm, chẩn đoán ung thư vú phải giai đoạn sớm. Dù có thể quay về nước điều trị song qua tìm hiểu kỹ về chất lượng y tế của Việt Nam, bà Jill quyết định đến Bệnh viện K để phẫu thuật điều trị ung thư vú.
Một trường hợp khác là ông Udagawa KemlChi, kỹ sư xây dựng (62 tuổi, quốc tịch Nhật Bản). Sau khi biết bản thân mắc căn bệnh ung thư trực tràng, thay vì trở về Nhật Bản, ông Udagawa KemlChi đã quyết định lựa chọn Bệnh viện K chữa trị.
Theo lời vợ bệnh nhân KemlChi, nếu quay trở về Nhật Bản, chồng bà sẽ được bảo hiểm y tế chi trả toàn bộ chi phí trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, hai vợ chồng bà đã lựa chọn ở lại vì tin tưởng vào tay nghề, trình độ chuyên môn, trang thiết bị y tế, kỹ thuật tiên tiến mà các bác sĩ Việt Nam đang áp dụng trong điều trị bệnh ung thư.
Và sự tin tưởng ấy đã được đặt đúng chỗ khi kíp phẫu thuật khoa Ngoại bụng I (Bệnh viện K) đã ứng dụng thành công kỹ thuật nội soi 3D một lỗ (phẫu thuật Miles) cắt bỏ trọn vẹn khối u trực tràng có kích thước 4x5cm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe kỹ sư KemlChi. Sau mổ, sức khỏe bệnh nhân đã dần ổn định…
Còn tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, theo GS. Trần Ngọc Lương, Giám đốc Bệnh viện, hiện có nhiều bệnh nhân ngoại quốc đang khám và điều trị các vấn đề về tuyến giáp tại bệnh viện. Chẳng hạn, bệnh nhân Suvanara Ph. (53 tuổi, đến từ Lào) được chẩn đoán bướu cổ đa nhân 2 thùy tuyến giáp. Bà Ph. sang Bệnh viện Nội tiết Trung ương chữa bệnh qua người đồng hương giới thiệu, sau khi người này chữa khỏi bệnh tại Việt Nam.
Bà Ph. còn cho biết, bản thân mắc bệnh đái tháo đường cách đây 5 năm, gần đây mắc thêm bướu cổ. Hàng năm, bà và chồng đều qua đây để khám định kỳ theo dõi bệnh tình trạng bệnh.
Trường hợp bệnh nhân khác, ông L.Đ.V. (55 tuổi, là Việt kiều Australia). Ông V. đi khám và được chẩn đoán mắc u tuyến giáp, khối u bắt đầu có dấu hiệu phát triển nhanh, khi sinh sống và làm việc tại Australia. Bệnh khiến ông bị sút cân không kiểm soát từ 77kg xuống 59kg, chân tay run, nhịp tim nhanh.
Ông được yêu cầu tới bệnh viện hàng tuần để điều trị và rửa mắt, nhưng sau một thời gian vẫn không có dấu hiệu tiến triển. Tình trạng căng mắt, rát, nóng khó chịu lại tăng lên. Lúc này, bác sỹ tại Australia khuyên ông quay trở về Việt Nam điều trị tuyến giáp, vì bác sỹ Việt Nam rất có kinh nghiệm.
Sau đó, ông L.Đ.V. quyết định về Việt Nam thăm khám và trị bệnh. Khi chưa phẫu thuật ông hầu như không ngủ được, thường thức đến 2- 3 giờ sáng. Nhưng sau phẫu thuật, sức khỏe của ông có những dấu hiệu tích cực, giấc ngủ trọn vẹn hơn, mắt không còn cảm giác đau nhức.
Mới đây, Đại sứ Qatar tại Việt Nam cũng quyết định lựa chọn Bệnh viện Việt Đức làm nơi phẫu thuật bệnh sỏi túi mật và nang thận của mình. GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người trực tiếp phẫu thuật, chia sẻ, ông ấy là quan chức ngoại giao của một đất nước giàu có nên dễ dàng lựa chọn các bệnh viện nổi tiếng trên thế giới để phẫu thuật, nhưng ông ấy đã quyết định chọn Bệnh viện Việt Đức vì đã tìm hiểu rất kỹ và tin tưởng.
Nói về tín hiệu khả quan khi có nhiều người nước ngoài tin tưởng lựa chọn Việt Nam làm nơi khám chữa bệnh, GS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, thống kê trong năm 2019 có khoảng 300.000 bệnh nhân nước ngoài đến khám chữa bệnh, kiểm tra sức khỏe tại các bệnh viện Việt Nam và 57.000 người được điều trị, tăng 50% so với 5 năm trước. Những dịch vụ y tế được số đông người nước ngoài lựa chọn là nha khoa, can thiệp tim mạch, phẫu thuật thẩm mỹ, điều trị vô sinh hiếm muộn, hỗ trợ sinh sản và một số bệnh cần can thiệp ngoại khoa.
Bệnh nhân người nước ngoài chữa bệnh tại Việt Nam cũng khá đa dạng, ở nhiều quốc gia phát triển như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ… Họ lựa chọn bác sỹ Việt Nam không chỉ vì chất lượng điều trị tốt, kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, còn do giá thành điều trị rất rẻ. Chẳng hạn, tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 50-60%, Bệnh viện Từ Dũ 65%, chi phí khoảng 100 triệu đồng, trong khi ở nước ngoài mỗi ca như vậy có giá 20.000 - 30.000 USD.
Cần nỗ lực hơn, tuyên truyền tốt hơn
Mặc dù lượng người nước ngoài chọn Việt Nam làm nơi khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe đang tăng lên với nhiều tín hiệu tích cực, nhưng để thu hút được nhiều hơn nữa người nước ngoài tìm đến và quay trở lại Việt Nam khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe là thách thức không nhỏ. Một số chuyên gia y tế cho biết, thực tế sau khi được cấp cứu qua cơn nguy hiểm, nhiều bệnh nhân ngoại thường rời khỏi Việt Nam sang nước khác điều trị vì các bệnh viện trong nước chưa chấp nhận bảo hiểm y tế nước ngoài.
GS. TS. Trần Bình Giang cho rằng, với chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và nhà nước, số người nước ngoài đến Việt Nam kinh doanh và công tác ngày càng nhiều.
Ngoài ra, người nước ngoài đến du lịch tại Việt Nam cũng không hề ít, đi kèm theo đó là nhu cầu chăm sóc về y tế. Vì vậy, vấn đề đặt ra với ngành Y tế phải làm sao để đáp ứng được nhu cầu của người bệnh.
Tuy nhiên lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho rằng, để thu hút được người nước ngoài ở lại Việt Nam chữa bệnh, cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền. Sở dĩ như vậy là do thời gian qua có tình trạng nhiều người nước ngoài làm ở các văn phòng đại diện, hay khách du lịch gặp tai nạn, do chưa biết nên họ thường yêu cầu S.O.S quốc tế để chuyển sang các nước khác, có thể chỉ là trong khu vực, như Singapore… trong khi đó chúng ta hoàn toàn có thể điều trị được.
Bên cạnh đó, theo GS. TS. Trần Bình Giang, hiện những bệnh viện lớn tại Hà Nội, TPHCM… cũng đã triển khai chữa bệnh cho người nước ngoài nhưng chưa có tính chất hệ thống. Vậy nên, để thu hút bệnh nhân là người nước ngoài đến điều trị thì các cơ sở y tế cần nỗ lực phát triển hệ thống điều trị theo yêu cầu, trong đó chú ý tới những điểm như tận dụng đội ngũ chuyên gia, những người có trình độ, được đào tạo bài bản, được tiếp xúc với nền y học tiên tiến nhất trên thế giới.
Cũng theo GS. TS. Trần Bình Giang, để tạo thương hiệu, các bệnh viện phải tận dụng những phương tiện máy móc hiện đại, đồng thời không ngừng trang bị thêm các máy móc trang bị hiện đại hơn nữa. Đồng thời giảm tải các thủ tục hành chính nặng nề, tình trạng quá tải đông đúc. “Đặc biệt, các bệnh viện trong nước cần hợp tác các công ty bảo hiểm tư nhân để tạo điều kiện tốt nhất về thanh toán cho bệnh nhân”, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết thêm.
Còn ý kiến của GS. Trần Ngọc Lương, ngoài việc các cơ sở y tế nâng cao chất lượng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, muốn thu hút được người nước ngoài đến khám chữa bệnh hoặc giữ chân những người nước ngoài thì phải phát triển đồng bộ.
Ông Lương Ngọc Khuê cho rằng, để thu hút bệnh nhân, điều đầu tiên cần làm là các cơ sở y tế phải tự làm tốt chuyên môn, phải có năng lực thực sự, mình phải tốt thì mới tạo được lòng tin chứ không phải đánh bóng quảng bá mang tính hình thức. Phải lấy người bệnh làm trung tâm, phải chăm sóc toàn diện, phải thay đổi tư duy phục vụ từ người bảo vệ, người tiếp tân, điều dưỡng cho đến bác sỹ điều trị.
Tin liên quan
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết phục vụ người dân Việt Nam
17:05 | 20/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh
11:16 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
09:51 | 25/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các nước
08:03 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mỗi quốc gia đều có một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại
07:53 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu Đồng Nai huy động mọi nguồn lực để phát triển
07:46 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
18:51 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết
11:08 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu
10:03 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ vươn lên thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam
09:13 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?
07:49 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
21:12 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(PHOTO) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
09:07 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
HDBank khẳng định vị thế trong quan hệ nhà đầu tư quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform