55% kiều hối của Việt Nam đến từ Mỹ
Đây là thông tin được Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) công bố tại Báo cáo “Tài chính cho phát triển bền vững ở Việt Nam”.
Theo đó, kiều hối của Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước đứng đầu thế giới, đứng thứ hai trong ASEAN, chỉ sau Philippines và Việt Nam chiếm 2,5% tổng lượng kiều hối toàn cầu năm 2017.
Ở các nước ASEAN, kiều hối là một phần quan trọng của bức tranh tài chính của một số nước. Philippines là nước tiếp nhận kiều hối nhiều nhất với tổng lượng kiều hối là 25,6 tỷ USD năm 2015, nhiều gấp hai lần lượng kiều hối của Việt Nam (11 tỷ USD), nước tiếp nhận lượng kiều hối nhiều thứ hai trong khu vực.
Theo UNDP, hàng năm, lượng kiều hối về Việt Nam vào khoảng 6-8% tổng GDP trong cả giai đoạn 2006-2017, cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác (bình quân 1-2% GDP), tương đương với lượng FDI và cao gấp 4 lần so với lượng ODA vào Việt Nam. Kiều hối đã góp phần hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, làm tăng dự trữ ngoại hối và cân đối cán cân vãng lai của đất nước.
“Những dòng kiều hối này có thể đóng góp có ý nghĩa hơn cho sự phát triển kinh tế của đất nước, tăng dự trữ ngoại tệ và cân đối tài khoản vãng lai, nếu như chúng được chuyển nhiều hơn thành những khoản đầu tư có hiệu quả cho sản xuất”, báo cáo của UNDP nhấn mạnh.
Ở Philippines, kiều hối chiếm 17% tổng nguồn tài chính trong khi ở Myanmar chỉ chiếm 13% và Việt Nam 12%. Quy mô kiều hối tăng nhanh cùng với tốc tộ tăng trưởng hàng năm cao hơn mức bình quân của thế giới là khoảng 10%, mặc dù tỷ lệ tăng trưởng GDP đã sụt giảm đáng kể từ năm 2010.
Báo cáo của UNDP cho thấy, trong tổng lượng kiều hối vào Việt Nam, Mỹ là nguồn lớn nhất (55%), kế đó là Australia, Canada, Pháp, Đức và Hàn Quốc. Những nhóm đối tượng chính gửi kiều hối về Việt Nam là Việt kiều hải ngoại và lao động xuất khẩu.
Theo đó, Việt kiều (chủ yếu định cư ở Mỹ, Canada, Đức và Pháp) chiếm phần lớn lượng kiều hối gửi về nước (khoảng 80-90%). Trong khi đó, xuất khẩu lao động chiếm một tỷ lệ nhỏ (6-7%) tổng lượng kiều hối, nhưng đang gia tăng theo đà gia tăng nhanh của xuất khẩu lao động sang các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Nhận định từ các chuyên gia UNDP cho thấy, dòng kiều hối ngày càng nhiều, kiều hối có thể có ảnh hưởng đáng kể đến nguồn tài chính phát triển của Việt Nam nếu ngoài phục vụ mục đích tiêu đùng, kiều hối được chuyển sang các dự án đầu tư sản xuất/kinh doanh và chuyển ra khỏi lĩnh vực bất động sản hoặc “tích lũy” dưới dạng vàng hoặc ngoại tệ.
Tin liên quan
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform