“Bắt bệnh” thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Nhận diện kẽ hở của thị trường trái phiếu doanh nghiệp | |
Bất động sản, chứng khoán dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp | |
Đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp |
Những vụ việc vi phạm bị xử lý thời gian gần đây đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết của thị trường trái phiếu DN. Ảnh: ST |
Sự “láu cá” của doanh nghiệp trên thị trường non trẻ
Ông Nguyễn Anh Vũ, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM: Ngoài những sản phẩm trái phiếu “3 không” được nhắc đến nhiều thời gian qua thì còn nhiều cái “không” đáng lo ngại hơn nhiều. Đó là không có năng lực tài chính tốt, không có dòng tiền, phương án kinh doanh không khả thi, sử dụng vốn không đúng mục đích. Bởi trong nguyên tắc cho vay nói chung và đầu tư trái phiếu nói riêng, tài sản đảm bảo không phải là yếu tố duy nhất và quan trọng hàng đầu mà nhà đầu tư cần quan tâm. Điều quan trọng nhất là phải đánh giá được tình hình tài chính, dòng tiền, tính khả thi của phương án kinh doanh… PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế: Sự việc của Tân Hoàng Minh cho thấy tình trạng mua bán lòng vòng TPDN trên thị trường. Theo đó, công ty con của Tân Hoàng Minh mới thành lập thực hiện phát hành trái phiếu, sau đó Tân Hoàng Minh mua lại để phân phối. Các trái chủ chỉ biết rằng đó là Tân Hoàng Minh bán ra và không chú ý đến khả năng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng hấp thu vốn của công ty phát hành. Tức là hình ảnh của công ty phát hành đã bị làm lu mờ, nhưng người chịu trách nhiệm cuối cùng vẫn chính là DN phát hành chứ không phải Tân Hoàng Minh. Việc các ngân hàng mua TPDN và phân phối lại cũng tương tự như vậy. Ngoài ra còn có tình trạng mua bán chui, không thông qua thị trường mà chỉ qua các tin nhắn facebook, zalo của nhà đầu tư để gạ gẫm với lãi suất cao… |
Nhìn một cách khách quan, thị trường TPDN của Việt Nam vẫn còn khá non trẻ khi mới chỉ phát triển được hơn 10 năm trong khi các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đã trải qua 20-30 năm phát triển. Do đó, khung pháp lý hiện vẫn còn nhiều điểm cần hoàn thiện. Nhận định về vấn đề này, TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, nêu quan điểm: “Cần thông cảm với Bộ Tài chính, bởi những năm gần đây, thị trường phát triển rất nhanh và tương đối nóng. Trong đó, các chủ thể phát hành, nhà đầu tư tham gia thị trường cũng có tính ‘láu cá’ nhất định, nên việc quản lý cũng rất vất vả. Chính điều này đã dẫn tới việc chỉ trong vòng mấy năm qua có 3 Nghị định được phát hành và hiện đang phải sửa đổi”.
Cùng quan điểm này, TS Lê Đạt Chí, trường Đại học Kinh tế TPHCM cho biết, để có một thị trường tài chính phát triển, các nước trên thế giới cũng phải trải qua rất nhiều quá trình điều chỉnh quy định pháp luật. Do đó, việc sửa đổi quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay là cần thiết để điều chỉnh những rủi ro và chưa hoàn chỉnh trên thị trường.
Nhìn nhận những bất ổn của thị trường TPDN, TS Lê Đạt Chí chỉ ra rằng, có tới 60% trái phiếu phát hành trên thị trường là tài trợ cho bất động sản, trong khi thực tế chỉ có khoảng 5 tập đoàn lớn sử dụng các vệ tinh, công ty con trong hệ sinh thái để thực hiện phát hành. Điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho nền kinh tế. Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đông Á cũng nêu tình trạng các tập đoàn bất động sản thành lập công ty con để thực hiện dự án. Do mới thành lập nên công ty này không có dòng tiền, không có sản phẩm, nhưng theo quy định thì vẫn có thể phát hành TPDN riêng lẻ. “Việc các DN lớn sử dụng công ty con để phát hành giống như việc mượn hình ảnh của mình để đi bán sản phẩm, trong khi chất lượng lại phụ thuộc vào DN phát hành. Và nếu có rủi ro xảy ra, chắc chắc phía Tập đoàn sẽ chối bỏ trách nhiệm và nói người phát hành là một công ty khác” – ông Tuấn nêu.
Một vấn đề bất ổn nữa là tỷ lệ TPDN phát hành riêng lẻ chiếm áp đảo tới 95% tổng lượng phát hành, trong khi phát hành ra công chúng chỉ chiếm tỷ lệ vỏn vẹn 5%. Theo ông Huỳnh Anh Tuấn, DN phát hành trái phiếu riêng lẻ không cần xin phép, chỉ cần lập phương án, kêu gọi đầu tư là có thể phát hành. Còn phát hành đại chúng khó khăn hơn rất nhiều, phải thông qua Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, phải được phê duyệt phương án… Vì vậy, hầu hết DN, đặc biệt là DN bất động sản đều chọn phát hành riêng lẻ và chọn kênh phân phối tiếp theo để chuyển tiếp trái phiếu cho nhà đầu tư cá nhân.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cũng bày tỏ lo ngại về khối lượng phát hành trái phiếu của các DN. “Có những DN phát hành trái phiếu có trị giá lớn gấp vài chục lần vốn chủ sở hữu. Với khả năng quản lý có giới hạn nhưng huy động lượng vốn quá lớn thì bộ máy và phương tiện không thể quản lý được, dẫn tới sử dụng vốn kém hiệu quả và khả năng trả nợ cũng kém” – ông Thịnh nhấn mạnh.
Bất ổn trong mua bán, sử dụng
Bên cạnh những lỗ hổng trong quy định về phát hành TPDN, việc phân phối TPDN, giám sát việc sử dụng vốn của DN cũng cho thấy nhiều kẽ hở “chết người”. Cụ thể, đối với việc các ngân hàng là người mua phần lớn lượng TPDN phát hành, TS Lê Đạt Chí đặt vấn đề về việc liệu có tình trạng các ngân hàng bắt tay với DN phát hành trái phiếu để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nhằm đạt chỉ tiêu về lợi nhuận. Bên cạnh đó, thông qua việc mở rộng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế hồi phục sau đại dịch thì dòng vốn này bị méo mó và chảy vào chính công cụ trái phiếu của các tập đoàn bất động sản. Điều này sẽ đe dọa bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Trên thực tế, NHNN đã có văn bản hướng dẫn các ngân hàng trong việc nắm giữ TPDN.
Ở một góc nhìn khác, ông Huỳnh Anh Tuấn chỉ ra rằng, việc phát hành TPDN riêng lẻ hiện nay là tự vay, tự trả nên không có cơ chế kiểm soát dòng vốn sau phát hành. Điều này dẫn tới tình trạng sau khi phát hành ở thị trường sơ cấp, các kênh như ngân hàng, công ty chứng khoán tiếp tục phân phối TPDN thông qua kênh bán lẻ của họ, thậm chí chào mời cả những nhà đầu tư gửi tiết kiệm tại ngân hàng, tức là những nhà đầu tư không chuyên nghiệp, trong khi quy định hiện tại thì TPDN phát hành riêng lẻ chỉ phân phối cho nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Bên cạnh những vấn đề kể trên thì việc DN phát hành trái phiếu sử dụng nguồn vốn huy động được vào việc gì, hiệu quả ra sao… hiện cũng là “ẩn số” đối với cả cơ quan quản lý và nhà đầu tư. Sự kiện của Tập đoàn Tân Hoàng Minh vừa qua chính là sự cảnh báo cho rủi ro này. Theo TS Lê Đạt Chí, Tân Hoàng Minh dùng bất động sản để định giá lại các tài sản đang có nhằm phát hành được nhiều hơn và dùng tiền huy động được để tài trợ lại cho các khoản nợ đã đến hạn. “Họ không sử dụng vốn vào các dự án đã cam kết mà đem đi đầu cơ, khiến giá bất động sản tăng lên cao, từ đó nâng định giá các tài sản đang có và đi phát hành tiếp, lấy khoản phát hành sau trả cho các khoản phát hành trước” - TS Lê Đạt Chí nêu rõ.
Tin liên quan
Tăng nhà đầu tư tổ chức - tăng chất cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
13:45 | 01/10/2024 Tài chính
Sàn giao dịch trái phiếu doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ sau một năm vận hành
07:53 | 26/08/2024 Tài chính
Nhiều tín hiệu tích cực trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp
14:10 | 16/08/2024 Tài chính
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
20:55 | 08/10/2024 Tài chính
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
20:34 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
19:36 | 08/10/2024 Tài chính
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh
14:52 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thu nợ thuế đạt 56.092 tỷ đồng
14:27 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ trong công khai, minh bạch ngân sách
10:27 | 08/10/2024 Tài chính
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 17%
00:00 | 08/10/2024 Tài chính
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng
18:47 | 06/10/2024 Tài chính
Vai trò của bảo hiểm trở nên quan trọng hơn qua khắc phục hậu quả bão lũ
14:33 | 06/10/2024 Tài chính
Tập trung xử lý các khoản nợ thuế trong những tháng cuối năm
08:59 | 05/10/2024 Tài chính
Thu thuế thương mại điện tử tại Hà Nội tăng 265%
16:18 | 04/10/2024 Tài chính
Hết quý 2/2024, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng
16:01 | 04/10/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics