Các cảng biển phía Nam chống dịch và đảm bảo thông thương hàng hóa
Với nhiều tàu ra, vào cảng Cát Lái, công tác chống dịch tại đây đã được kích hoạt mức cao nhất. Ảnh: T.H |
Thuyền viên không được lên bờ
Theo Đại tá, Bác sĩ Đậu Quốc Trấn, Giám đốc Trung tâm Y tế Tân Cảng, thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 cảng Cát Lái, bình quân mỗi ngày có 22.000 lượt phương tiện cơ giới, hơn 35.000 lượt người ra vào cảng; 14-15 lượt tàu container từ các nước cập cảng Cát Lái. Với lưu lượng tàu hàng và người vào ra cảng lớn nhất nhì cả nước, do đó, mọi phương án tổ chức phòng chống dịch Covid-19 đều được Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn chủ động xây dựng, bố trí lực lượng duy trì và thực hiện chặt chẽ từng khâu, từng bước theo quy định của Bộ Y tế và ngành y tế địa phương.
Chung tay với các doanh nghiệp cảng trong công tác phòng, chống dịch bệnh, các đơn vị Hải quan quản lý tại cảng biển đã tăng cường công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu nghiệp vụ như: khuyến khích DN thực hiện thủ tục qua mạng bằng các chương trình nghiệp vụ của hải quan, hệ thống dịch vụ công trực tuyến, một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, thanh toán tiền thuế qua hệ thống 24/7; giải quyết và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hải quan. |
Theo đó, khi giải quyết thủ tục hành chính, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã đẩy mạnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục cho tàu biển vào, dời cảng và các thủ tục liên quan bằng phương thức điện tử. Thuyền viên trên tàu từ nước ngoài nhập cảnh không được lên bờ. Không cho phép người trên bờ tiếp xúc với thuyền viên trên tàu.
Việc xếp dỡ hàng hóa chủ yếu thực hiện cơ giới hóa. Nếu công nhân ở bờ có lên tàu làm việc thì phải được cấp phép của lực lượng Biên phòng, phải mặc đồ bảo hộ phòng dịch và không được phép tiếp xúc với thuyền viên… Trung tâm An ninh tại cảng thực hiện việc giám sát bằng một hệ thống camera để đảm bảo không có thuyền viên lên bờ. Bên cạnh công tác tuyên truyền, ngăn ngừa dịch bệnh, đơn vị đã trang cấp hàng nghìn khẩu trang cho cán bộ, nhân viên, khách hàng, thủy thủ, người lao động; trang bị 500 chai nước rửa tay, 200 chai dung dịch sát khuẩn ở những nơi cần thiết; tẩy rửa sát trùng tại những khu vực đông người bằng Cloramin B…
Mới đây, Thượng tá Võ Hoài Nam, Phó Tổng giám đốc, Trưởng Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại 3 cảng trực thuộc ở khu vực cảng Cái Mép- Thị Vải, gồm: Cảng Quốc tế Tân cảng - Cái Mép, cảng Tân cảng-Cái Mép và cảng Tân cảng Cái Mép-Thị Vải. Theo ông Võ Hoài Nam, các cảng biển là nơi tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch Covid-19 nếu không được giám sát, kiểm soát chặt chẽ sẽ rất nguy hiểm. Hàng ngày, các cảng biển trực thuộc đơn vị có hàng chục ngàn lượt người và phương tiện ra vào cảng. Do đó, công tác phòng, chống dịch Covid-19 luôn phải bảo đảm nghiêm ngặt. Để đảm bảo duy trì hoạt động an toàn, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn chỉ đạo các cảng phải thường xuyên phối hợp với lực lượng Biên phòng kiểm soát người và phương tiện, giúp cho việc truy vết sớm nguồn lây nhiễm; bổ sung các phương án xử lý tình huống phòng, chống dịch phù hợp; phát huy tính năng của hệ thống camera an ninh cảng, thời gian lưu trữ các dữ liệu tối thiểu 45 ngày. Trung tâm Y tế Tân Cảng phối hợp với các cảng định kỳ phun thuốc khử trùng và phối hợp với các cơ quan chức năng của Tổng công ty và chính quyền địa phương để có phương án phòng, chống dịch hiệu quả.
Cùng với các biện pháp phòng chống dịch ở mức cao nhất, về lâu dài đại diện các cảng biển mong muốn được tiêm vắc xin cho người lao động. Tại cuộc họp với lãnh đạo UBND TPHCM mới đây, đại diện Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đề xuất tiêm vắc xin Covid-19 cho cán bộ, công nhân viên của cảng Cát Lái, tạo chốt chặn bằng miễn dịch cộng đồng phòng chống virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào thành phố bằng đường thủy và đã được lãnh đạo TPHCM chấp thuận. |
Tất cả cảng biển tại TPHCM và các tỉnh lân cận cũng đã nâng mức phòng chống dịch ở cấp độ cao nhất. Theo đó, tất cả các cuộc họp đều được tổ chức trực tuyến và không tiếp khách. Đồng thời, khi giải quyết thủ tục hành chính, Cảng đã đẩy mạnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục cho tàu biển vào, rời cảng và các thủ tục liên quan bằng phương thức điện tử. Việc xếp dỡ hàng hóa chủ yếu thực hiện cơ giới hóa. Công nhân từ bờ muốn lên tàu làm nhiệm vụ phải được sự cho phép của Biên phòng, phải mặc đồ bảo hộ phòng dịch và không được phép tiếp xúc với thuyền viên…
Ngoài thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc 5K của Bộ Y tế, tại các cảng biển còn đẩy mạnh ứng dụng đăng ký thủ tục dịch vụ và thanh toán trực tuyến với khách hàng trên hệ thống cảng điện tử (ePort) và lệnh giao hàng điện tử (eDO) nhằm hạn chế lây nhiễm dịch bệnh và nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, trung tâm an ninh tại các cảng còn giám sát bằng hệ thống camera để bảo đảm không có thuyền viên lên bờ.
Xét nghiệm Covid-19 từ phao số 0
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Cảng vụ TPHCM đã kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch, cập nhật các phương án ứng phó đảm bảo quá trình làm thủ tục cho tàu ra, vào cảng biển và các hoạt động quản lý hàng hải không bị gián đoạn; quán triệt kịp thời các quy định phòng, chống dịch đến người lao động, các DN, đơn vị, cá nhân liên quan. Cảng vụ Hàng hải TPHCM phối hợp chặt với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Biên phòng cửa khẩu cảng và các cơ quan liên quan kiểm tra giám sát chặt chẽ tàu xuất, nhập cảnh, thuyền viên và những người có công việc thường xuyên tiếp xúc với tàu; giám sát chặt chẽ hành trình của tàu và hoạt động của tàu tại khu vực cảng biển; kịp thời quản lý và cách ly các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh (nếu có) đối với tàu, thuyền nhập cảnh khi vừa đến phao số 0. Tàu, thuyền chỉ được hành trình vào hoạt động tại khu vực sau khi đã được lực lượng chuyên trách kiểm tra và không có nguy cơ nhiễm Covid-19. Cảng vụ cũng xây dựng phương án phòng chống lây nhiễm Covid-19 đối với người lên tàu làm việc và đã triển khai cho các DN cảng, tàu thuyền xuất nhập cảnh.
Theo Cảng vụ Hàng hải TPHCM, đối với các tàu biển từ nước ngoài về, cảng vụ đã xây dựng biểu mẫu về phòng dịch để tất cả các tàu khi cập cảng đều phải ký cam kết; kiểm tra đột xuất về chấp hành quy định phòng dịch của các tàu thuyền... Cảng vụ Hàng hải TPHCM kiến nghị đối với các tàu từ các quốc gia có nguy cơ lây dịch Covid-19 cao thì phải xét nghiệm ngay tại tàu trước khi tàu cập bến. Trong trường hợp cần đưa đi cách ly, đưa luôn phương tiện từ vị trí neo đậu đến Cần Giờ.
Để nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới, ngày 19/5 vừa qua, Cảng vụ Hàng hải TPHCM chủ trì phối hợp cùng các cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng biển ký kết sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp. “Hiện công tác phòng chống dịch tại cảng biển TPHCM được triển khai đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo “mục tiêu kép” không để lây nhiễm dịch qua hoạt động hàng hải tại cảng biển, đồng thời vẫn phát triển kinh tế, đặc biệt là xuất, nhập khẩu hàng hoá qua đường biển”.
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Tin liên quan
Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn
16:01 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
16:00 | 25/09/2024 Infographics
Ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc
15:15 | 25/09/2024 Kinh tế
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
14:38 | 25/09/2024 Xuất nhập khẩu
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
10:47 | 25/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan
Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh
Thanh niên Hải quan tỏa sáng tại cuộc thi cover bài hát về Hải quan
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform