Các tổ chức nước ngoài đánh giá như thế nào về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2022?
Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,7% trong năm 2022 | |
Thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng tốc năm 2022 | |
6 giải pháp nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế trong năm 2022 |
GDP dự báo đạt 5,5%
Phát biểu tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2022 với chủ đề: Phục hồi & Bứt tốc tăng trưởng - Từ chính sách kích thích kinh tế đến sức bật của các ngành, địa phương và doanh nghiệp được tổ chức ngày 14/1, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn cho rằng, năm 2022 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng, là năm mà chúng ta không chỉ phải vượt qua những khó khăn, thách thức mang tính ngắn hạn mà còn phải tạo dựng được nền tảng cho phát triển của nền kinh tế - xã hội trong trung và dài hạn.
Trong Báo cáo mới nhất công bố ngày 13/1, Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá, quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam trong năm 2022 sẽ khởi sắc với sự hỗ trợ bằng chính sách tài khóa nới lỏng hơn, ít nhất trong nửa đầu năm 2022. Với giả định đại dịch Covid-19 được kiểm soát tương đối tốt trong nước và trên toàn cầu, GDP Việt Nam năm nay được WB dự báo tăng trưởng 5,5%, thấp hơn mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là 6,5-7%, cũng như con số dự kiến của các tổ chức khác như HSBC (6,5%), Standard Chartered (6,7%).
Theo WB, khu vực dịch vụ của Việt Nam sẽ dần phục hồi khi người tiêu dùng và nhà đầu tư lấy lại niềm tin, trong khi lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo được hưởng lợi nhờ nhu cầu ổn định từ Mỹ, EU và Trung Quốc. Ngành nông nghiệp dự kiến tiếp tục tăng trưởng bằng mức của giai đoạn 2020-2021, đem lại đóng góp nhỏ nhưng ổn định cho tăng trưởng.
Nhận định về những yếu tố chính thúc đẩy kinh tế Việt Nam 2022, bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của WB nhận định, những năm vừa qua, mà đặc biệt là 2020, liên quan lĩnh vực chế biến chế tạo có sự phục hồi mạnh mẽ hơn, dần dần khi người tiêu dùng chi tiêu trở lại, các nhà đầu tư trong nước phục hồi sẽ làm đà phục hồi lớn hơn trong nước. Việt Nam cũng đã đưa ra các chương trình phục hồi quan trọng, Chính phủ cần đưa ra các chương trình an sinh tốt hơn.
Để Việt Nam hiện thực mục tiêu 6,5% tăng trưởng trong năm 2022, bà Dorsati cho rằng cần lực cầu trong nước đủ mạnh. Tuy nhiên, vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro, đặc biệt là diễn biến chưa rõ ràng của đại dịch. Sự bùng phát của các biến thể mới có thể dẫn đến việc phải tái áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội, ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế. Nhu cầu trong nước yếu hơn kỳ vọng có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của Việt Nam.
Có 2 yếu tố cũng giúp Việt Nam bật mạnh trong năm 2022 đó là: kinh tế số và chương trình phục hồi kinh tế năm sắp tới. Trong ảnh: Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Earth Corporation Việt Nam. Ảnh Phạm Ngôn |
2 yếu tố giúp Việt Nam phục hồi
Phân tích về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2022, ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho rằng, kiểm soát dịch bệnh và độ phủ vắc xin vẫn là các yếu tố quyết định cho phục hồi kinh tế. Với độ phủ vắc xin tăng và các ca nhiễm bệnh giảm, các nước châu Á bắt đầu mở cửa kinh tế và hoạt động kinh tế dần hồi phục lại. Tương tự khu vực, tốc độ tiêm vắc xin của Việt Nam rất nhanh. Tính tới thời điểm hiện tại, độ phủ vắc xin đối với người trên 18 tuổi được tiêm 1 mũi đã lên tới con số 100%, nhóm đứng đầu trên thế giới”, ông Cường cho biết thêm.
Cũng theo ông Nguyễn Minh Cường, có 2 yếu tố cũng giúp Việt Nam bật mạnh trong năm 2022 đó là: kinh tế số và chương trình phục hồi kinh tế năm sắp tới. Bên cạnh cơ hội tăng trưởng, ông Nguyễn Minh Cường cũng lưu ý một loạt rủi ro mà Việt Nam cần quan tâm.
Thứ nhất, mặc dù đã có mức bao phủ vắc xin nhanh chóng, cách thức đối phó với Covid-19 vẫn cần tiếp tục hoàn thiện. Chính phủ cần tăng cường phối hợp giữa các địa phương, thực thi chính sách, tăng cường năng lực y tế, điều trị, bổ sung thuốc hỗ trợ điều trị (sản xuất, nhập khẩu).
Thứ hai, kiểm soát lạm phát, tín dụng. Nguy cơ bất ổn vĩ mô có thể xuất hiện từ hệ thống tài chính do nợ xấu tăng, bong bóng tài sản (đất đai, trái phiếu, thị trường chứng khoán). Những biểu hiện gần đây cho thấy đó mới chính là những rủi ro "đặc trưng Việt Nam" cần lưu ý. Về dài hạn, chuyển quản lý nền kinh tế dựa dựa trên cơ sở sở hữu sang kiểm soát các hành vi lạm dụng sức mạnh vị thế thị trường (market power) trong bối cảnh bắt đầu xuất hiện các biểu hiện hành vị can thiệp thị trường gần đây.
Thứ ba, một thực tế là các gói giải ngân từ đầu tư công đến các gói hỗ trợ đều hết sức chậm. Giải ngân chương trình phục hồi kinh tế sẽ phức tạp hơn do có nhiều hạng mục, nhiều nguồn vốn, nhiều cơ chế điều kiện khác nhau, nhiều chính sách biện pháp khác nhau (tài khóa, tiền tệ kết hợp cho gói trợ cấp lãi suất), và chưa có sự phân biệt rõ giữa đầu tư công trong khuôn khổ kế hoạch phục hồi kinh tế với đầu tư công trong kế hoạch đã được duyệt. Do vậy, việc thực hiện và giải ngân kịp thời chương trình phục hồi kinh tế là tối quan trọng trong năm 2022 - 2023.
Tin liên quan
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
16:00 | 25/09/2024 Infographics
Ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc
15:15 | 25/09/2024 Kinh tế
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
14:38 | 25/09/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
10:47 | 25/09/2024 Kinh tế
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan
Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh
Thanh niên Hải quan tỏa sáng tại cuộc thi cover bài hát về Hải quan
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform