Cần có cuộc “đại phẫu thuật” ngành điện
Món nợ minh bạch
Ngày 16-3, giá điện bắt đầu tăng giá lần thứ 8 kể từ năm 2007 đến nay. Lần tăng giá này có biên độ lớn hơn nhiều so với các lần trước.
Ông Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá cả (Bộ Tài chính) phát biểu tại cuộc tọa đàm trực tuyến về giá điện, xăng dầu do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 16-3, cho rằng người tiêu dùng không phải không chia sẻ khó khăn với ngành điện. Tuy nhiên, vấn đề chính nằm ở sự minh bạch của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Không phải vô cớ mà mỗi lần EVN đòi tăng giá đều gặp phải phản ứng gay gắt từ phía người dân. Theo ông Long, từ trước đến nay ngành điện làm ăn không hiệu quả. Những chi phí như đầu tư ngoài ngành, năng suất lao động kém, tổn thất lớn, lỗ do quản trị kém... đều đưa vào giá thành và đổ lên đầu người tiêu dùng.
Thêm nữa, để thuyết phục người tiêu dùng, EVN đều viện cớ giá điện trong nước thấp hơn giá thế giới cũng như trong khu vực nên không thu hút được vốn đầu tư, gây lỗ cho doanh nghiệp. “Cách so sánh này hoàn toàn không thuyết phục và không chuẩn xác, khập khiễng, người tiêu dùng cảm thấy không đúng”, ông Long nói.
Nếu so sánh giá điện trong nước với khu vực thì nước ta vẫn còn thấp hơn so với Singapore, Thái Lan, Philippines nhưng so với Malaysia thì cao hơn. Cụ thể, giá điện của Malaysia là 7,2 cent/kWh nhưng nguồn năng lượng của Malaysia chủ yếu là hóa thạch (dầu, than). Trong khi đó, Việt Nam chủ yếu là thủy điên và giá thủy điện chỉ bằng một nửa giá hóa thạch.
Bên cạnh đó, so sánh giá đầu vào của Việt Nam với các nước khác thì sẽ thấy còn thấp. Ví dụ như lương của người dân Việt Nam không thể bằng với các nước khu vực, hay năng suất lao động, các yếu tố khác như bảo hiểm, rủi ro trong sử dụng điện... cũng không có.
Cho nên để lợi về phía mình EVN đã so sánh giá đầu ra với các nước chứ không dám so sánh giá đầu vào. Điều này là hoàn toàn bất hợp lý.
“EVN không nên so sánh như vậy để giành lợi về phía mình mà hãy biết chia sẻ, tạo điều kiện để nâng cao năng suất lao động, hoạt động hiệu quả hơn, làm cho chi phí thấp, giá thành thấp, như vậy, không những có lợi cho người dân, đồng thời tạo hiệu ứng quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài", ông Long nhận định.
Để người tiêu dùng đồng thuận mỗi lần tăng giá điện, theo ông Long, ngành điện phải minh bạch hơn trong tính toán chi phí, giá thành điện. Cần có cuộc “đại phẫu thuật” ngành điện với sự tham gia của cơ quan tư vấn, độc lập, đủ chuyên môn. Việc EVN báo cáo Bộ Công Thương xem xét, chủ yếu đứng về phía doanh nghiệp sản xuất chứ ít khi đứng về phía người tiêu dùng.
Cuộc tọa đàm có sự “góp mặt” của các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, sự vắng mặt của EVN khiến cho rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được “chất vấn” đến cùng.
Tăng giá điện để cổ phần hoá EVN?
Từ năm 2012, Bộ Công Thương đã có chỉ đạo cổ phần hoá 3 Tổng công ty Genco 1, Genco 2, Genco 3, tách khỏi EVN và hoạt động độc lập. Tuy nhiên, việc cổ phần hóa này đang gặp khó với lý do được cho là giá điện thấp nên các nhà đầu tư không mặn mà.
Với lý do này, phải chăng việc tăng giá điện sẽ làm cho ngành điện hấp dẫn nhà đầu tư hơn? Nhưng ông Long đã bác bỏ lý lẽ này. Trong quá trình cổ phần hóa hiện nay, đối với ngành điện, một trong những nguyên nhân ngành điện chậm phát triển, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng là do thiếu vốn, đồng thời quản trị trong hoạt động kinh doanh ngành điện còn hạn chế.
“Nút thắt” trong việc cổ phần hóa 3 Genco là do: Quy mô vốn, tài sản của 3 tổng công ty này quá lớn nên khi cổ phần hóa, không có nhà đầu tư chiến lược nào có khả năng hấp thụ được số vốn này; hiệu quả đầu tư còn hạn chế; cơ cấu bộ máy chưa hợp lý và nguồn nhân lực thiếu.
Ông Long cũng nhấn mạnh hiệu quả hoạt động của EVN hạn chế, nguồn nhân lực kém mới là nguyên nhân dẫn tới khó cổ phần hoá nhanh…"Nếu đổ cho khó khăn cổ phần hoá là do giá điện thấp cần xem xét lại và chưa thỏa đáng", chuyên gia này phát biểu.
Tin liên quan
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform