Cẩn trọng trước lừa đảo thương mại
Doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng phòng ngừa lừa đảo thương mại | |
Lấp “lỗ hổng” thương mại nhìn từ nghi án lừa đảo lớn nhất lịch sử ngành điều |
Các DN XK cần nâng cao tính cảnh giác, đánh giá kỹ đối tác để tránh bị lừa đảo trong giao dịch. Ảnh: ST |
Chủ quan, ham lợi dễ “dính” lừa
Thời gian qua, đặc biệt trong giai đoạn bùng phát dịch Covid-19, hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế ngày càng gia tăng. Vụ việc đình đám phải kể tới gần đây là 74 container điều XK sang Italia bị lừa đảo. Sau hơn 5 tháng, đến nay vụ việc đã được xử lý cơ bản thành công. Từ nguy cơ mất trắng hàng chục container với trị giá hàng trăm tỷ đồng, các DN XK Việt Nam đã không mất một container nào vào tay những kẻ lừa đảo, song đây cũng là sự việc cảnh tỉnh, rút ra nhiều bài học quý báu.
Đại diện Bộ Công Thương thông tin, vài năm trở lại đây, các thủ đoạn lừa đảo trong giao thương đã trở nên tinh vi hơn với đa dạng hình thức như: giao hàng không trả tiền; làm giả giấy tờ, thậm chí là giấy tờ ngân hàng để lấy hàng; cài người lấy chứng từ XK; sử dụng hacker xâm nhập địa chỉ email của 2 bên DN đang có giao dịch, theo dõi tiến trình đàm phán, khi bên mua chuẩn bị chuyển tiền mua hàng hóa thì "hack" email hoặc tạo tài khoản email giả mạo để gửi thông tin tài khoản, khi bên mua chuyển tiền vào tài khoản lừa đảo, đối tượng sẽ ngay lập tức rút tiền và biến mất... |
Ngoài vụ việc nêu trên, khoảng tháng 3/2022, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Ma rốc cũng phát đi cảnh báo khẩn các DN XK Việt Nam tuyệt đối tránh giao dịch với đối tượng NK lừa đảo là Công ty KN Universe Plastic. DN này đã lừa đảo 1 DN XK hàng nhựa nguyên liệu của Việt Nam với thủ đoạn mới là nói với DN XK có người nhà bị Covid-19 sẽ thanh toán sau để câu giờ, đồng thời cấu kết với các đối tượng có liên quan thông quan lô hàng, nhưng không thanh toán, lảng tránh mọi liên hệ. KN Universe Plastic thực chất chỉ là tên mới thay đổi của Công ty Fisherlab Sarl, có tiền sử lừa đảo DN Việt Nam mà Thương vụ Ma rốc đã cảnh báo tới cộng đồng DN trong nước vào đầu tháng 4/2020.
Trước đó, suốt thời gian dài, đặc biệt là trong năm 2020 khi xảy ra đại dịch Covid-19, Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) liên tục tiếp nhận, phát hiện và xử lý nhiều trường hợp DN Việt Nam nhận được lời mời chào bán, mua hàng, ký kết hợp đồng giao dịch thương mại có dấu hiệu lừa đảo, gian lận từ một số DN có trụ sở tại UAE.
Mặc dù đã có cảnh báo, lưu ý đối với các DN trong nước, tuy nhiên do tâm lý chủ quan, lợi nhuận cao, nghiệp vụ ngoại thương hạn chế, cũng như tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến việc đi lại, gặp gỡ làm việc trực tiếp hoặc kiểm tra hàng hóa… bị gián đoạn nên vẫn có nhiều DN Việt Nam bị lừa, thiệt hại nặng nề trong giao dịch.
Trong vụ việc DN ngành điều bị lừa đảo XK sang Italia, ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đánh giá: “Nguyên nhân dẫn đến các DN bị lừa là do quá tin tưởng vào công ty môi giới, không kiểm tra thông tin đối tác. Trong thời gian dịch bệnh khó khăn, có được những đơn hàng lớn nên DN mong muốn bán được hàng, phương thức thanh toán nhiều rủi ro”.
Chọn phương thức thanh toán hợp lý
Việt Nam là nền kinh tế năng động có độ mở cao, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Hoạt động giao thương đầu tư của DN ngày càng phát triển. Bởi vậy, các DN Việt Nam, nhất là các DN vừa và nhỏ dễ trở thành mục tiêu lừa đảo hoặc vướng phải tranh chấp thương mại phức tạp.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, để hạn chế những rủi ro như các vụ việc lừa đảo vừa qua, hành trang mà DN cần trang bị khi bước vào tiến trình hội nhập hết sức quan trọng; trong đó DN phải lưu ý tìm hiểu khách hàng, đối tác kỹ lưỡng trước khi tiến hành giao dịch…
DN cần tìm hiểu thị trường, kiểm tra đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng, kinh doanh của các đối tác nước ngoài. Việc thực hiện thẩm tra có thể thực hiện qua các nguồn tin công khai, mua dịch vụ từ các công ty chuyên cung cấp dịch vụ thẩm tra tín dụng, qua kênh của hiệp hội tại các nước NK, cơ quan đại diện ngoại giao, Thương vụ và Chi nhánh Thương vụ tại nước NK…
Công ty CP Phúc Sinh là DN XK nông sản khá có kinh nghiệm ứng phó, tránh bị lừa đảo trong giao dịch thương mại quốc tế. Ông Nguyễn Huy Hùng, Giám đốc Kinh doanh, Công ty CP Phúc Sinh chia sẻ: “Cách đây hơn 10 năm, khi DN giao 37 container hạt tiêu trị giá 2,43 triệu USD, đối tác yêu cầu giao vận đơn cho họ để họ kiểm soát đường đi của hàng. Điều này khiến DN nghi ngờ và kiểm tra tài khoản ngân hàng của đối tác. Khi kiểm tra thấy khách hàng này không có tài khoản ngân hàng nên DN ngừng giao dịch”.
Từ kinh nghiệm thực tế, ông Hùng nhấn mạnh, để hạn chế rủi ro, các DN XNK cần tìm hiểu kỹ thông tin của khách hàng thông qua các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam. DN phải nắm bắt và tìm hiểu được thông tin ngân hàng đối tác. Khi kinh doanh không được phép đưa số vận đơn cho khách hàng. Điểm quan trọng được ông Hùng lưu ý là DN phải tuyệt đối tránh vội vàng, cẩu thả, sai sót cơ bản trong thanh toán quốc tế.
Cũng nhấn mạnh yếu tố thanh toán, ông Nguyễn Đức Thanh, Tham tán công sứ, Đại sứ quán Việt Nam tại Italia cho rằng, DN cần soạn thảo hợp đồng ký kết phù hợp với năng lực công ty, với phương thức thanh toán hợp lý, bởi không có phương thức thanh toán nào hoàn hảo, đều có rủi ro nhất định. “DN XK nên yêu cầu người mua đặt cọc 10% để chứng minh họ có tài khoản tại ngân hàng. Đây là bằng chứng chứng minh người mua”, ông Thanh nói.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo, đối với khâu thanh toán, DN lưu ý tìm hiểu nguyên tắc, thông lệ quốc tế để nắm rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan, qua đó xem xét lựa chọn các phương thức và điều kiện thanh toán hợp lý, đảm bảo lợi ích cho DN. DN không nên sử dụng hình thức thanh toán D/A (nhờ thu chấp nhận chứng từ) hay chuyển tiền bằng Western Union cho việc thanh toán.
Tin liên quan
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
(INFOGRAPHICS) 8 tỉnh, thành xuất khẩu chục tỷ đô
11:05 | 30/09/2024 Infographics
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9
13:41 | 27/09/2024 Infographics
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng
09:41 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo
15:59 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thu hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng
09:44 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
16:00 | 25/09/2024 Infographics
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
14:38 | 25/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
Tin mới
Vinamilk góp thêm 1, nhân đôi hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Mông Cổ
Mặt hàng dây rút bằng giấy fibre strap phù hợp phân loại vào nhóm 4823
Giấu 2 kg vàng vào ống chân hòng vận chuyển trái phép
Kinh nghiệm phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng trên biên giới Hoành Mô, Quảng Ninh
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics