Chuyển đối số - cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp logistics Việt Nam
Kho hàng hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi trong khâu sản xuất. Ảnh: S.T |
Liên kết để phát triển
Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam: Dịch vụ logistics của Việt Nam và thế giới đang cạnh tranh gay gắt Dịch vụ logistics là một ngành trọng yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và đời sống xã hội của nước ta. Tuy nhiên, trên thực tế việc ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số của ngành còn nhiều hạn chế từ tư duy, nhận thức đến năng lực tiếp nhận và nguồn tài chính. Chúng ta chưa có một nền tảng số thích hợp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics với hơn 90% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh 17 loại hình dịch vụ logistics khác nhau theo quy định tại Nghị định 163/2017/NĐ-CP năm 2017 của Chính phủ. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã làm xuất hiện nhiều dịch vụ phát sinh đặc biệt. Thị trường cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam và thế giới đang cạnh tranh gay gắt khi thương mại điện tử phát triển vượt bậc với các hình thức dịch vụ logistics tiên tiến như E-logistics, Green logistics… khiến cho chi phí dịch vụ của doanh nghiệp logistics của Việt Nam còn tương đối cao. Chưa kể, việc thiếu tính chuyên nghiệp, tự động hoá còn thấp, năng suất thực hiện dịch vụ chưa tiếp cận được các nước tiên tiến, việc ứng dụng công nghệ thông tin và trình độ số hoá chưa cao dẫn đến giảm sức cạnh tranh so với thị trường quốc tế. Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương: Công nghệ đang là yếu tố then chốt Mở rộng và thúc đẩy ứng dụng công nghệ có vai trò quyết định để duy trì tốc độ tăng trưởng và tiếp tục phát triển hơn nữa của ngành logistics. Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư khiến các trung tâm logistics truyền thống được chuyển sang các trung tâm thế hệ mới sử dụng công nghệ cao… do đó, cần một kế hoạch hành động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp ngành logistics Việt Nam. Hiện nay, logistics là ngành phát triển hoà nhịp cùng tốc độ tăng trưởng sản xuất và lưu thông hàng hoá kể cả xuất nhập khẩu. Thời gian qua, ngành logistics đã có sự chuyển mình rất lớn, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay ứng dụng công nghệ đang là yếu tố then chốt và hết sức quan trọng ngành logistics phải chuyển mình theo xu hướng đó. Thể hiện qua việc áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý kho bãi, phương tiện, tối ưu hoá các tuyến đường vận chuyển, đây là xu hướng mà ngành logistics phải đáp ứng thời gian tới, không chỉ là theo xu hướng mà trước hết là phục vụ nhu cầu lưu thông hàng hoá hiện nay đang tăng trưởng mạnh ở Việt Nam. Theo thống kê, tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt mức trung bình 14%-18%/năm. Như vậy, chúng ta thấy tiềm năng là rất lớn. Cơ hội ở chính sự tăng trưởng của bản thân ngành logistics Việt Nam hiện đang ở mức 2 con số. Đây là nền tảng để chúng ta mở rộng và thúc đẩy ứng dụng công nghệ, vì chỉ có ứng dụng công nghệ chúng ta mới có thể duy trì tốc độ tăng trưởng và tiếp tục mở rộng hơn nữa. Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM: Vấn đề lớn nhất là khả năng kết nối, đồng bộ chuỗi dữ liệu logistics Hai mảng hoạt động logistics lớn hiện nay là logistics cho các dịch vụ xuất – nhập khẩu và logistics phục vụ ngành thương mại điện tử. Nhìn chung, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các công đoạn logistics còn thấp và chưa đồng đều. Trong đó, vấn đề lớn nhất là khả năng kết nối, đồng bộ chuỗi dữ liệu logistics để tạo thành cơ sở dữ liệu dùng chung cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Sự liên kết trong hệ sinh thái logistics từ xếp dỡ, vận chuyển qua kho bãi đến giao nhận… cần sự liên hoàn. Do đó, khi sự đầu tư công nghệ thiếu đồng bộ của các đối tượng liên quan trong hệ thống sẽ tạo ra sự đứt gãy trong mắc xích dây chuyền, không mang lại hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên thực tế khó khăn lớn nhất vẫn là vấn đề kinh phí đầu tư. Việc ứng dụng công nghệ chưa cao, vừa phải đầu tư hệ thống phần cứng, phần mềm, vừa phải đầu tư vào con người, tốn nhiều thời gian và chi phí. Nếu đầu tư theo hướng tự động hoá của các mô hình và phần mềm nước ngoài thì tốn nhiều chi phí đầu tư ban đầu; còn nếu tự làm ra mô hình nội bộ thì mất nhiều thời gian, khó khăn, chi phí nguồn nhân lực IT… Do đó doanh nghiệp chưa mạnh dạn hoặc không có khả năng đầu tư. Lê Thu (ghi) |
Tại Diễn đàn “Logistics Việt Nam chuyển mình phát triển” được tổ chức mới đây, các chuyên gia cho rằng, cơ hội bứt phá logistics Việt Nam cho giai đoạn mới, đặc biệt là logistics thông minh, với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã có nhiều ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động logistics tại Việt Nam. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đặt ra nhiều bài toán vận hành tối ưu hơn, hiện đại hơn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Điều này đặt ra cho nhiều doanh nghiệp trong ngành logistics Việt Nam nhu cầu thay đổi và "chuyển mình" theo xu hướng không thể đảo ngược với việc đầu tư cơ sở hạ tầng kho bãi hiện đại, áp dụng quản lý số và tự động hóa trong vận hành, mô hình quản trị ngày càng chuyên nghiệp.
Để phát triển hạ tầng, thu hút, phát triển logistics, ông Nguyễn Công Bằng, Phó Vụ trưởng vụ Vận tải, Bộ Giao thông vận tải cho rằng, hoạt động logistics kết hợp với chuyển đổi số là vô cùng quan trọng, đây chính là phương thức hiện đại để kết nối giữa nhà sản xuất, người vận tải và người tiêu dùng, chưa kể là các nhà thương mại với nhau. Từ đó sẽ tạo ra môi trường pháp lý đầu tư minh bạch, môi trường hoạt động công bằng để việc luân chuyển vận chuyển hàng hóa ngày càng được hiện đại hóa. Theo ông Bằng, thay vì định hướng mang tính cạnh tranh với nhau trong hoạt động, thu hút đầu tư về lĩnh vực logistics, các địa phương, các doanh nghiệp nên ngồi lại với nhau, tạo sự kết nối, đồng bộ để cùng phát triển. Việc tạo ra sự kết nối giữa các địa phương, các doanh nghiệp không chỉ tạo ra sự phát triển của ngành logistics, mà còn đem đến sự đồng bộ, thống nhất trong hoạt động, cũng như hạ tầng.
Cho rằng, doanh nghiệp vẫn gặp khó trong chuyển đổi số do thiếu tính kết nối, bà Lê Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Thương mại Công ty SLP Việt Nam nhận định, vướng mắc lớn nhất đó chính là sự kết nối, tích hợp của các hệ thống cung cấp dịch vụ logistics hiện nay. Theo bà Diệp, phải xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, về cơ sở hạ tầng, Việt Nam đang trong giai đoạn đồng bộ và hoàn thiện các hệ thống giao thông hay quy hoạch về các cảng biển, quy hoạch về kho bãi chưa có được quy chuẩn, còn nhiều phân tán, có thể thấy hệ thống kho bãi được quy hoạch chủ yếu ở miền Nam, chỉ có 30% được quy hoạch ở miền Bắc. Đây chính là những vướng mắc hạn chế trong việc vận chuyển hàng hóa trên cả nước và ảnh hưởng đến toàn bộ việc quản trị chuỗi cung ứng.
Tạo hệ thống kho bãi hiện đại
Theo các chuyên gia, một trong những điểm hạn chế của doanh nghiệp dịch vụ logistics là hệ thống kho bãi còn khiêm tốn, phân bổ chưa đồng đều. Điển hình như TPHCM là địa bàn trọng điểm phía Nam, nhưng hệ thống kho bãi phát triển chưa tương xứng. Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, hiện nay, TPHCM có 1.505 kho hàng, trong đó 520 kho của doanh nghiệp sản xuất. Các kho hàng chủ yếu phát triển quy mô lớn nhỏ khác nhau tùy vào nhu cầu của chủ hàng. Nhìn tổng thể các kho hàng và trung tâm phân phối tại khu vực TPHCM đang có xu hướng thu hẹp, chuyển dần về Bình Dương và Đồng Nai do hạn chế quỹ đất. Hệ thống kho lạnh chưa phát triển, ít doanh nghiệp đầu tư kho lạnh trong khi nhu cầu kho lạnh khá cao, dẫn đến khó thuê được kho lạnh và cước lưu kho cao.
Ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho biết, đối với kho bãi hiện đại, để sử dụng không gian một cách hiệu quả cho các bên vận hành, khách hàng, cần phải cắt giảm chi phí vận chuyển và gia tăng khả năng xử lý các đơn hàng.
Theo ông Hiếu, qua khảo sát của CBRE cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc tận dụng thêm diện tích sẽ đạt được khi có thêm việc tự động hóa trong kho hàng, giúp xử lý các đơn hàng cũng như yêu cầu của khách hàng nhanh hơn. Với cơ sở vật chất kho bãi trước đây sẽ rất khó để tăng khả năng xử lý đơn hàng, do đó, đây chính là cơ hội tốt cho việc xây dựng những kho bãi hiện đại. Có thể thấy, trang thiết bị của kho bãi hiện đại có một tương lai tươi sáng để phát triển ở Việt Nam. Hiện tại những kho bãi một tầng vẫn đang khá phổ biến, tuy nhiên, những kho bãi 2-3 tầng cũng đang dần được mở rộng, đáp ứng yêu cầu về phòng cháy chữa cháy cũng như đáp ứng theo các tiêu chuẩn được yêu cầu bởi nhiều người dùng và khách hàng quốc tế, về các trang thiết bị trong kho bãi. Về xu hướng trong tương lai, ông Lê Trọng Hiếu nhận định gồm có 2 xu hướng đó là: Thứ nhất, là tự động hóa và công nghệ. Như đại diện Amazon đã nói, công nghệ đã giúp Amazon trở thành dịch vụ thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Nếu đến một nhà kho thông minh tự động như của Amazon, chúng ta sẽ cảm thấy giống như một “bản giao hưởng” của con người và máy móc làm việc cùng nhau.
Thứ hai, là xu hướng kho trữ lạnh. Đây là một cơ sở hạ tầng rất chuyên môn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Sau dịch Covid-19, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên thế giới gia tăng nhu cầu mua sắm online về rau củ quả, nhu yếu phẩm, thuốc men, dược phẩm. Mọi người ngày càng quan tâm đến an toàn chất lượng của thực phẩm, dược phẩm và Chính phủ cũng chú ý hơn đến khía cạnh này.
Theo các chuyên gia, thị trường logistics Việt Nam với sự tham gia của hơn 5.000 doanh nghiệp nhưng phần lớn là các doanh nghiệp hoạt động ở quy mô nhỏ lẻ và có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa cung ứng được sâu vào chuỗi cung ứng, đây là một trong những khó khăn cần phải kể đến. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp chỉ mới có thể tham gia vào chuỗi cung ứng với vai trò là nhờ thầu phụ cho các doanh nghiệp logistics chuyên nghiệp và đây là một trong những vướng mắc trong ngành logistics Việt Nam hiện nay.
Theo bà Lê Thị Ngọc Diệp, ứng dụng công nghệ 4.0 được cho là một trong những công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hơn năng lực, hiệu quả nhưng thực tế đây là bài toán nan giải cho các doanh nghiệp. Hiện đại hóa trong hệ thống vận hành quản lý kho vận để tạo nên một hệ thống quản lý chuyên nghiệp chính là sự kết hợp không chỉ ở cơ sở hạ tầng hiện đại kết hợp ứng dụng công nghệ mà là sự kết hợp giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ kho vận hiện đại, chuyên nghiệp để tạo nên những giá trị cho ngành logistics để logistics thích ứng, phát triển mạnh mẽ.
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết
11:08 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
16:41 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh
15:57 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam có cơ hội lớn gia nhập ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực hàng không, vũ trụ
14:50 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bị thiệt hại mong tín dụng ưu đãi sớm được giải ngân
14:05 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng
07:55 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cần cải thiện hơn nữa trong cấp phép lao động
07:30 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sun Life Việt Nam đồng hành hỗ trợ người dân vượt qua bão lũ
21:16 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
16:34 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
15:49 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dịch vụ của hãng tàu COSCO Shipping Lines Vietnam
15:03 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề xuất linh động giải pháp tín dụng giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão
13:39 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chưa hoàn thiện hồ sơ, LPBank lùi lịch "chốt" việc mua 5% cổ phần FPT
11:33 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk tích cực thực hiện dự án cánh rừng Net Zero
10:15 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform