Điều hành chính sách tiền tệ cần chủ động và linh hoạt cao hơn
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh |
Ông đánh giá như thế nào về việc điều hành chính sách tiền tệ trong nửa đầu năm 2021?
Giữa tháng 4/2021, Bộ Tài chính Mỹ đã rút Việt Nam ra khỏi danh sách các nước giám sát thao túng tiền tệ. NHNN cho biết những diễn biến tích cực trên thị trường ngoại tệ cũng như trong hoạt động điều hành của NHNN đã được Bộ Tài chính Mỹ ghi nhận. NHNN cũng khẳng định sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng. |
- Không chỉ nửa đầu năm 2021 mà từ năm 2020 đến nay, trước tác động của đại dịch Covid-19, Chính phủ cùng cơ quan điều hành là NHNN đã có những chỉ đạo kịp thời, đưa chính sách tiền tệ góp phần tích cực trong công tác quản lý vốn và hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế đi vào ổn định và nề nếp. Trong đó, Chính phủ đã liên tục có những chỉ đạo kịp thời về công tác điều hành tiền tệ, yêu cầu NHNN thường xuyên theo dõi giám sát thị trường tiền tệ trong nước, có giải pháp kịp thời ổn định thị trường, ổn định tỷ giá hối đoái, phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài chính và chính sách tài khóa. NHNN cũng đã tiếp tục ban hành Thông tư về giãn hoãn, cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi đại dịch, giúp các doanh nghiệp tiếp tục vay vốn, không phải trả lãi suất cao và lãi phạt vì quá hạn vay nợ.
Điểm đáng chú ý nhất trong điều hành chính sách tiền tệ là ngành Ngân hàng đã giữ được ổn định lãi suất. Bước sang quý 2/2021, nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động, lãi suất liên ngân hàng cũng tăng nhưng do mức tăng của lãi suất trên thị trường không lớn, NHNN đã có những hoạt động bơm tiền phù hợp, nên vẫn giữ ổn định lãi suất cho vay, đảm bảo tín dụng tăng trưởng tương đối tốt so với cùng kỳ năm 2020. Hơn nữa, những cảnh báo và điều chỉnh chính sách tiền tệ đã giúp dòng tiền không hướng nhiều quá vào một số lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán, từ đó giúp thị trường tài chính - tiền tệ an toàn hơn, tránh nguy cơ “bong bóng” như những thời kỳ trước đây.
Cũng cần nói thêm về chính sách lãi suất của Việt Nam là dù chịu sức ép của tình hình lạm phát trên thế giới, nhiều quốc gia đã phải áp dụng chính sách tiền tệ lãi suất âm, nên gần như hết cơ hội giảm tiếp lãi suất, nhưng Việt Nam vẫn duy trì được có lãi suất thực dương, nên chúng ta vẫn có biện pháp để tiếp tục giảm lãi suất cho vay với hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất, phục hồi nhanh chóng trước đại dịch Covid-19. Chính vì thế, cùng với việc Việt Nam đã kiềm chế tương đối tốt dịch bệnh, hoạt động sản xuất kinh doanh quay trở lại tương đối ổn định, nên nhiều doanh nghiệp cần vốn mở rộng sản xuất. Lãi suất ổn định và thậm chí có giảm đã giúp hướng dòng vốn vào hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, siết chặt lãi suất cho vay với bất động sản và chứng khoán.
Liên quan tới hoạt động xuất nhập khẩu, việc điều hành tỷ giá trong nửa đầu năm 2021 có những điểm gì đáng chú ý, thưa ông?
- Trên thế giới, đa số quốc gia đều đã tung ra các gói hỗ trợ tài chính rất lớn, giúp kích thích nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU)... Vì thế, đồng tiền của nhiều quốc gia này có chiều hướng giảm. Việc tăng giá của dầu mỏ, sắt thép cùng nhiều mặt hàng nguyên phụ liệu cũng tạo áp lực lạm phát với nhiều đồng tiền. Vì thế, một số quốc gia bắt đầu xem xét đến điều chỉnh chính sách với đồng tiền để kiềm chế lạm phát. Trong bối cảnh này, việc NHNN điều hành chính sách tiền tệ là vấn đề lớn. Tuy nhiên, chúng ta đều thấy, trong 6 tháng qua, đồng tiền của Việt Nam tương đối ổn định so với nhiều đồng tiền khác, nhất là với Euro, Bảng Anh, Yên Nhật… Hiện NHNN vẫn đang điều chỉnh tỷ giá hối đoái phù hợp hơn với hoàn cảnh kinh tế mở, giúp hoạt động xuất nhập khẩu ổn định.
Không những vậy, việc điều hành tỷ giá còn phù hợp với các doanh nghiệp nội địa. Mặc dù mấy năm gần đây Việt Nam đều xuất siêu, nhưng cán cân lại nghiêng về phía các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam vẫn nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, nên việc giữ ổn định được tỷ giá cũng có lợi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến nguồn cung khan hiếm và giá thành cao. Chính vì thế, chính sách điều hành tỷ giá của NHNN đã giúp Chính phủ Mỹ nhận thấy không phải là Việt Nam thao túng tiền tệ để có lợi cho xuất khẩu, dù đúng là Việt Nam có thặng dư xuất khẩu với Mỹ.
Theo ông, đâu là những mặt còn hạn chế của chính sách tiền tệ?
- Chính sách tiền tệ vẫn còn một số điểm cần lưu ý. Về lãi suất, Việt Nam đang mong muốn nền kinh tế đi theo thị trường, nên việc điều hành lãi suất cần linh hoạt và có tính thị trường cao hơn nữa. Chúng ta mong muốn giữ lãi suất thấp để hỗ trợ phục hồi phát triển nền kinh tế, nhưng dòng tiền sẽ chảy vào lĩnh vực nào có lãi suất, khả năng sinh lời cao hơn. Chính việc kìm giữ lãi suất huy động thấp, khiến dòng tiền tiết kiệm bị rút khỏi hệ thống ngân hàng, chảy vào thị trường bất động sản và chứng khoán, có thể gây nên “bong bóng” cho 2 thị trường này. Trong đó, dòng tiền chảy vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng rất rủi ro. Bởi phần lớn các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu, trong đó 30% thị trường trái phiếu doanh nghiệp này không có tài sản bảo đảm.
Ngoài ra, việc giãn, hoãn nợ là biện pháp tốt giúp doanh nghiệp tiếp tục vay vốn, nhưng nếu các ngân hàng thực hiện không cẩn trọng sẽ làm nợ xấu gia tăng, tăng rủi ro về một khối lượng nợ xấu tiềm ẩn dưới dạng cơ cấu lại nợ, có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động toàn hệ thống ngân hàng, thậm chí liên quan đến nhiều lĩnh vực tài chính khác.
Theo ông, chính sách tiền tệ cần có những thay đổi và cần thêm giải pháp nào từ cơ quan điều hành trong thời gian tới?
- Rất may là chúng ta đã rút kinh nghiệm kịp thời, nhưng cần bài học để điều chỉnh lãi suất phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của nền kinh tế thị trường. Việc điều hành tỷ giá của NHNN cũng cần linh hoạt và chủ động cao hơn, giúp tỷ giá diễn biến theo chiều hướng thích hợp, đảm bảo cho hoạt động vay nợ, trả nợ cũng như liên quan đến vấn đề nhập siêu của các doanh nghiệp trong nước. Thực tế mà nói, nếu muốn khuyến khích doanh nghiệp trong nước thì tất cả các cơ quan phải cùng vào cuộc, phải quan tâm để giúp hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, ổn định thị trường, giảm nhập siêu, có thể trả nợ được một cách tốt nhất để giữ ổn định hệ thống ngân hàng.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
15:14 | 19/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
09:38 | 19/09/2024 Kinh tế
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Móng Cái đề nghị tăng thời gian đóng mở cửa khẩu, thông quan hàng hóa
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
Hải quan Hải Phòng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục bão số 3
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
Sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: Đề xuất bãi bỏ toàn bộ Điều 35 về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform