DN dệt may Việt Nam bị ảnh hưởng bởi Đạo luật chống lao động cưỡng bức của Mỹ
Xuất khẩu đối mặt thách thức thiếu nguyên phụ liệu | |
Trung Quốc trở thành thị trường lớn thứ 2 của dệt may Việt Nam |
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam phát biểu tại hội nghị |
Thông tin trên được ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ tại Hội nghị chuỗi cung ứng bông bền vững được tổ chức ngày 21/6.
Đạo luật Ngăn chặn lao động cưỡng bức người Ngô Duy Nhĩ (UFLPA) được Thượng viện Mỹ thông qua hồi tháng 7/2021 và được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành ngày 23/12/2021. Đạo luật này cho rằng hàng hóa được sản xuất ở khu vực Tân Cương được làm bởi lao động cưỡng bức, và do đó bị cấm theo Đạo luật thuế quan 1930, trừ khi có chứng nhận khác của cơ quan chức năng Mỹ.
Theo ông Vũ Đức Giang, UFLPA bắt đầu được thực thi từ ngày 21/6/2022. Tuy nhiên, hiện đã có một số doanh nghiệp dệt may của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi đạo luật này. Cụ thể, Đạo luật này ảnh hưởng đến những đơn hàng mà các nhãn hàng đã ký với các doanh nghiệp. “Các nhãn hàng sẽ phải dừng các đơn hàng có nguồn gốc vải từ bông Tân Cương, vì các dòng vải, sợi có xuất xứ từ bông Tân Cương sẽ không thể được mua bán vào thị trường Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ. Và hiện tại đã có một số doanh nghiệp Việt Nam bị dừng đơn hàng ” – ông Vũ Đức Giang chia sẻ.
Trước tình hình đó, ông Vũ Đức Giang cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tìm ra đơn hàng tại các thị trường khác để bù đắp vào khoảng trống do các nhãn hàng Mỹ để lại. Ông Giang cũng khuyến nghị các doanh nghiệp phải theo dõi sát tình hình diễn biến của đạo luật này được áp dụng vào các điều khoản nào trong tình hình hiện nay về nguồn gốc xuất xứ từ bông, sợi, dệt nhuộm để tránh bị thiệt hại khi ký hợp đồng mua nguyên liệu.
Các doanh nghiệp cũng cần làm rõ với các nhãn hàng về việc mua nguyên liệu. Vì có trường hợp các nhãn hàng chỉ định cụ thể nơi mua nguyên liệu cho doanh nghiệp, song với những trường hợp doanh nghiệp chủ động mua nguyên liệu thì cần cẩn trọng.
Tuy nhiên, ông Vũ Đức Giang cũng cho hay, không phải tất cả doanh nghiệp sản xuất vải của Trung Quốc đều bị ảnh hưởng bởi bông Tân Cương. Vì thực tế có trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu bông Mỹ về kéo sợi tại Việt Nam để xuất khẩu sang Trung Quốc. Sau đó doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất ra vải và bán ngược lại thị trường toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Như vậy, trường hợp này sẽ không bị ảnh hưởng bởi đạo luật UFLPA.
Lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đánh giá, những ảnh hưởng của Đạo luật UFLPA là một trong những yếu tố thách thức cho việc xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 6 tháng cuối năm. Cụ thể, tình hình chi phí đầu vào tăng cao do ảnh hưởng xung đột Nga - Ukraine, sự đứt gãy nguồn cung do chính sách "zero Covid" của Trung Quốc… có thể khiến cho mục tiêu xuất khẩu 42 – 43 tỷ USD của ngành dệt may Việt Nam trở nên khó khăn hơn.
Về tình hình xuất khẩu trong nửa đầu năm 2022, ông Vũ Đức Giang thông tin kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt khoảng 22 tỷ USD, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm 2021. Đây được đánh giá là mức tăng trưởng rất ấn tượng của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh đang phải đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
16:41 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh
15:57 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam có cơ hội lớn gia nhập ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực hàng không, vũ trụ
14:50 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bị thiệt hại mong tín dụng ưu đãi sớm được giải ngân
14:05 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng
07:55 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cần cải thiện hơn nữa trong cấp phép lao động
07:30 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sun Life Việt Nam đồng hành hỗ trợ người dân vượt qua bão lũ
21:16 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
16:34 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
15:49 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dịch vụ của hãng tàu COSCO Shipping Lines Vietnam
15:03 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề xuất linh động giải pháp tín dụng giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão
13:39 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chưa hoàn thiện hồ sơ, LPBank lùi lịch "chốt" việc mua 5% cổ phần FPT
11:33 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk tích cực thực hiện dự án cánh rừng Net Zero
10:15 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform