Doanh nghiệp cao su làm ăn chân chính khó khăn đủ bề
Xin cơ chế thuế
Thông tin từ Hiệp hội Cao su Việt Nam cho thấy, cao su thiên nhiên chiếm phần lớn tổng lượng kim ngạch xuất khẩu của ngành cao su, 85% cao su thiên nhiên dùng để xuất khẩu.
Nếu năm 2011, giá cao su đạt đỉnh điểm nhờ chính sách kích cầu tại nhiều nước thì từ năm 2012 đến nay, ngành cao su liên tục gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng trưởng thấp (nhu cầu nguyên liệu cao su cho lốp xe và sản phẩm cao su của ngành ô tô và nhiều ngành công nghiệp khác tăng rất chậm, chỉ khoảng 1,8%).
Không chỉ khó khăn ở thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính còn đang phải chịu sức ép từ những doanh nghiệp làm ăn gian dối.
Ông Võ Hoàng An, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cao su Việt Nam cho hay, với mặt hàng cao su thiên nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh có 1, 2 doanh nghiệp thương mại mua hàng với thuế VAT 5% và khi xuất khẩu được hoàn lại. Tuy nhiên, từ năm 2015 ngành cao su gặp một số trục trặc về vấn đề thuế.
Ông An khẳng định: "Chúng tôi đã có báo cáo với Bộ Tài chính về vấn đề có doanh nghiệp qua nhiều khâu trung gian để trốn thuế, một số doanh nghiệp không xuất khẩu nhưng vẫn có hồ sơ xuất khẩu khống để rút tiền nhà nước. Điều này gây khó khăn với cơ quan quản lý thuế phải kiểm tra nhiều khâu trung gian. Trong khi doanh nghiệp làm ăn chân chính thì kẹt vốn và tiền hoàn thuế thì chưa được hoàn".
Trước những khó khăn của thị trường thế giới, ông An cho rằng, ngành cao su cần được sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thông qua các chính sách phù hợp để tháo gỡ những vướng mắc.
Cụ thể, Hiệp hội này kiến nghị Bộ Tài chính và các bộ ngành, địa phương xem xét, giải quyết cho ngành cao su áp dụng chính sách thuế VAT đối với mủ cao su sơ chế như những nông sản sơ chế khác. Đó là, không phải kê khai, tính nộp thuế VAT để không phải chờ đợi được hoàn thuế sau khi xuất khẩu, giúp doanh nghiệp hạn chế chi phí phát sinh.
Khó cạnh tranh
Ngoài những khó khăn trên, theo ông An, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt việc miễn giảm thuế nhập khẩu về 0% từ các hiệp định thương mại mang đến cho ngành cao su Việt Nam nhiều thách thức lớn.
Cụ thể, khi thuế nhập khẩu cao su thiên nhiên từ các nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan và Indonesia vào Việt Nam giảm xuống còn 0%, các nhà chế biến lốp xe tại Việt Nam có thể chọn nguồn nguyên liệu nhập khẩu vì chất lượng đảm bảo và chủng loại phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, các sản phẩm cao su (như lốp xe, găng tay, nệm gối, cao su kỹ thuật…) của các nước có ký kết thỏa thuận thương mại với Việt Nam khi nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% sẽ tạo áp lực cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng cao su Việt Nam vì ưu thế về chất lượng, mẫu mã và giá cả, gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Để có thể cạnh tranh ở thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài, Hiệp hội Cao su Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp cần nhanh chóng nâng cao chất lượng và đảm bảo uy tín, xây dựng và củng cố thương hiệu, chuyển đổi cơ cấu nguyên liệu cao su thiên nhiên phù hợp với thị trường xuất khẩu và trong nước.
Hiện nay, kinh phí hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại đối với ngành cao su còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ít có khả năng tìm nguồn khách hàng mới.
Mấy năm gần đây, các doanh nghiệp cao su đều "tự thân vận động" bằng cách tổ chức hội nghị doanh nghiệp cao su. Theo đó doanh nghiệp các nước sẽ "tề tựu" để bàn với nhau dự báo thị trường, giá cả, cung cầu để có sự điều tiết.
Dù vậy, ông An vẫn mong tiếp tục được tăng cường hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động xúc tiến để mở rộng và đa dạng hóa thị trường, giảm rủi ro do lệ thuộc lớn vào một vài thị trường.
Đặc biệt, đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu để tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp đảm bảo thời hạn giao hàng và giảm thiểu chi phí cũng là mong muốn của doanh nghiệp ngành này.
Tin liên quan
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform