Doanh nghiệp tìm thấy cơ hội trong “bão” Covid-19
Hoạt động sản xuất khẩu trang y tế tại nhà máy Công ty CP đầu tư Ecom Net. |
Chèo chống vượt “bão”
Chưa bao giờ, cộng đồng DN phải hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt như thời gian qua. Đại dịch khiến nhiều DN bị đứt gãy chuỗi cung ứng, nguồn nguyên liệu thiếu hụt, giao thương, kinh doanh quốc tế bị gián đoạn, thị trường thu hẹp, các nguồn lực ngày càng cạn kiệt dẫn đến ngưng trệ sản xuất.
Tuy nhiên, trong bối cảnh ấy, các DN đã chủ động, sáng tạo, tích cực đổi mới, đưa ra các giải pháp tái cấu trúc lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, tìm ra cơ hội để nhanh chóng chuyển đổi công nghệ, thị trường và sáng tạo ra sản phẩm mới.
Điển hình như câu chuyện xoay xở, tìm mọi cách vượt qua khủng hoảng của Công ty Cổ phần Truyền thông Du lịch Việt khi dịch Covid-19 bùng phát khiến ngành du lịch đóng băng, hàng loạt công ty phải đóng cửa tạm dừng hoạt động.
Thông tin tại tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm vượt “bão” Covid-19 diễn ra ngày 12/10, ông Trần Văn Long, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Truyền thông Du lịch Việt cho biết, để có thu nhập cho nhân viên, là người đứng đầu tôi đã xoay xở đủ kiểu, từ nhập dưa hấu, thanh long đến nước rửa tay về bán. Tuy nhiên, thu nhập từ các việc làm này chỉ là tạm thời, công ty đã chuyển hướng sang sản xuất, kinh doanh. Ban đầu để có nguồn vốn tương đối khó khăn, khi nhập về máy bị lỗi, không chạy được. Tuy nhiên, không vì đó mà chúng tôi nhụt chí. Du lịch Việt đã hợp tác với Công ty cổ phần Đầu tư Ecom Net phân phối độc quyền các sản phẩm khẩu trang y tế, trang phục chống dịch, các sản phẩm y tế dùng một lần...
Đến nay công ty có các nhà máy sản xuất khẩu trang y tế ở quận 12, Củ Chi, Hóc Môn (TPHCM) và Long An. Tại miền Bắc, cũng có 2 nhà máy. Đặc biệt, quy mô nhà máy tại Mỹ khoảng 15.000 m2, sản xuất khẩu trang, quần áo bảo hộ, gel rửa tay sát khuẩn, trang thiết bị phòng dịch... Dự kiến tháng 11 năm nay hoặc đầu năm 2021 sẽ bắt đầu sản xuất khẩu trang. Chi nhánh Công ty EcomNet tại Mỹ đã ký hợp đồng tham gia trong chuỗi cung ứng các mặt hàng y tế với tập đoàn y tế Spartan của Mỹ để cung cấp cho 360 bệnh viện của nước này. Chúng tôi tham gia vào chuỗi cung ứng này với trị giá 2,1 tỷ USD trong vòng 3-5 năm, ông Trần Văn Long cho biết thêm.
Ông Võ Văn Khang, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hưng Thịnh, cho biết, có tới 620.000 DN trong lĩnh vực bất động sản bị phá sản, ngừng hoạt động trong giai đoạn dịch bệnh. Trong bối cảnh đó, vấn đề tối ưu hóa nguồn lực đối với một doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh là rất quan trọng. Nhờ tái cấu trúc từ 2 năm trước khi chuyển đổi sang mô hình tập đoàn, DN đã nhanh chóng có bức tranh tổng thể, từ đó lựa chọn được phân khúc phù hợp để dồn nguồn lực vào. Nhờ vậy, DN không bị giảm doanh số bán hàng, đồng thời dự án đầu tư cũng liên tục tăng mạnh. Đáng lưu ý, Hưng Thịnh không cắt giảm nhân sự trong giai đoạn dịch bệnh mà nguồn nhân lực còn tăng 8% so với năm 2019, đặc biệt là nhân sự trung và cao cấp.
Vươn ra thế giới
Không chỉ tác động tới thị trường trong nước, diễn biến phức tạp của Covid-19 trên thế giới làm đứt gãy thương mại quốc tế, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong 9 tháng năm 2020, Việt Nam ghi nhận đạt mức xuất siêu lên tới gần 17 tỷ USD là một điểm sáng của nền kinh tế, mức xuất siêu này gấp 2,6 lần cùng kỳ năm 2018 và gấp 2,3 lần cùng kỳ năm 2019.
Trong đó phải kể đến sự đóng góp của xuất khẩu với 202,9 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước với 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 36,7 tỷ USD; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 32,2 tỷ USD; hàng dệt may đạt 22,1 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 18,2 tỷ USD; giày dép đạt 12,1 tỷ USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 8,5 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 6,5 tỷ USD; thủy sản đạt 6 tỷ USD. Đáng chú ý là khu vực kinh tế trong nước ngày càng khẳng định vai trò đóng góp của mình khi có giá trị kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt 71,8 tỷ USD, tăng cao 20,2% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu tăng trong đại dịch chứng tỏ các nước vẫn đặt hàng hóa Việt Nam ở vị trí ưu tiên. Đạt được kết quả tích cực trên có thể kể đến sự nỗ lực lội ngược dòng, tìm kiếm cơ hội ngay giữa mùa dịch của các DN.
Đơn cử như Công ty Vina T&T Group, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu chuyên xuất khẩu trái cây sang Mỹ, EU đều cho hay doanh thu tăng 30%-40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản Rạng Đông cho biết, hiện xuất khẩu mặt hàng thanh long sang thị trường Trung Quốc khá thuận lợi với mức tăng trưởng cao hơn năm trước khoảng 30. Đây là con số ấn tượng trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu như hiện nay.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Vina T&T chia sẻ kinh nghiệm vượt "bão" của DN mình: "Khi dịch Covid-19 bùng phát đợt đầu và tập trung chủ yếu từ Trung Quốc, những thị trường xuất khẩu của chúng tôi hầu như chưa ảnh hưởng, không tránh khỏi tư tưởng chủ quan. Tuy nhiên, sớm nhận ra tác động của đại dịch đã lan tới toàn cầu và đằng sau DN là hàng ngàn hộ nông dân, lãnh đạo Vina T&T đã nhanh chóng có giải pháp ứng phó. Bên cạnh những nỗ lực của DN là sự đồng hành, hỗ trợ của Chính phủ khi đã rất nỗ lực trong việc xử lý những vướng mắc để đưa chuyên gia Mỹ về Việt Nam, giúp DN có thể xuất khẩu trái cây sang Mỹ”.
Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Gỗ Trường Thành cho biết, là công ty con thuộc Tập đoàn gỗ Trường Thành, Công ty TNHH Một Thành viên Sứ Thiên Thanh đã nỗ lực khắc phục ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 duy trì sản xuất, nhà máy Sứ Thiên Thanh đã có đủ đơn hàng xuất khẩu cho liên tục vài năm tới.
Sứ Thiên Thanh đã thực hiện nhiều khoản đầu tư nâng cấp công nghệ để cho ra đời các sản phẩm thuộc thế hệ mới đủ tiêu chuẩn và chất lượng kỹ thuật, có thể so sánh với sản phẩm thuộc các thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu. Những thay đổi này nhằm hướng đến mục tiêu đưa Sứ Thiên Thanh vào một cuộc chơi mới sòng phẳng ở thứ hạng cao hơn, thoát hẳn vai trò ở chiếu dưới mà Sứ Thiên Thanh đã phải lệ thuộc trong gần 20 năm qua. Đặc biệt, Công ty TNHH Một Thành viên Sứ Thiên Thanh là một trong những công ty sứ đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang thị trường Hoa Kỳ thông qua sự kết hợp với các sản phẩm nội thất khác của Tập đoàn gỗ Trường Thành. Từ đầu năm 2020, chậu sứ Thiên Thanh đã có mặt ở các siêu thị nội thất lớn của Hoa Kỳ.
Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse: Những bước tiến vững chắc theo chiến lược đường dài Từ đầu năm 2020 đến nay, dưới tác động tiêu cực của dịch Covid-19, Sunhouse vừa phải đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch, an toàn cho người lao động, đồng thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh ngắn hạn để thích ứng nhanh chóng với bối cảnh kinh doanh bất lợi. Nhưng đại dịch lần này chỉ là một trong những biến động thị trường buộc bất cứ DN nào khi hoạt động kinh doanh cũng phải luôn có dự phòng và tìm phương thức thích ứng, nhằm đảm bảo được mục tiêu dài hạn của DN. Cách đây 3 năm, Sunhouse đã đưa ra một quyết định mang tính bước ngoặt làđầu tư nguồn vốn khổng lồ vào mở rộng hệ thống nhà máy mới, đầu tư vào hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển) nhằm hoàn thiện chuỗi sản xuất, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng của dòng sản phẩm phục vụ thị trường nội địa và xây dựng quy chuẩn sản phẩm xuất khẩu đạt chuẩn quốc tế. Hiện nay, trước áp lực của biến động thị trường, Sunhouse tiếp tục tập trung vào thay đổi hệ thống quản lý chất lượng, đặc biệt là xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho sản phẩm. Tôi còn mời các chuyên gia đầu ngành từ Hàn Quốc về hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu R&D với mức lương “khủng”. Không những thế, Sunhouse đang rót hàng triệu USD đầu tư vào 3 nhà máy sản xuất vi mạch Narae Sunhouse System, nhà máy ép khuôn nhựa và nhà máy lắp ráp Sunhouse Lighting. Trong đó, nhà máy vi mạch Narae Sunhouse System có tổng vốn đầu tư 7 triệu USD được xây dựng và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của các hãng điện tử lớn như Samsung, LG… Đây là những thành tựu bước đầu giúp Sunhouse gia tăng sức mạnh nội lực trong cuộc cạnh tranh trên thương trường, cũng như thu hút nhà đầu tư. (Hương Dịu ghi) |
Tin liên quan
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
16:41 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh
15:57 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam có cơ hội lớn gia nhập ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực hàng không, vũ trụ
14:50 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bị thiệt hại mong tín dụng ưu đãi sớm được giải ngân
14:05 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng
07:55 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cần cải thiện hơn nữa trong cấp phép lao động
07:30 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sun Life Việt Nam đồng hành hỗ trợ người dân vượt qua bão lũ
21:16 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
16:34 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
15:49 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dịch vụ của hãng tàu COSCO Shipping Lines Vietnam
15:03 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề xuất linh động giải pháp tín dụng giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão
13:39 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chưa hoàn thiện hồ sơ, LPBank lùi lịch "chốt" việc mua 5% cổ phần FPT
11:33 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk tích cực thực hiện dự án cánh rừng Net Zero
10:15 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ động nguồn nguyên phụ liệu - “lối thoát” cho dệt may, da giày xuất khẩu
14:36 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”
14:35 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk và FPT hợp tác nâng tầm quản trị tài chính bằng giải pháp công nghệ
09:12 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform