Dự án Tạo thuận lợi thương mại (TFP) góp phần giảm thời gian thông quan
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kết nối thị trường thế giới qua thương mại điện tử | |
Vận hành Cổng thông tin doanh nghiệp về chính sách tạo thuận lợi thương mại |
Bốc dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu tại Tân Cảng Cát Lái. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN |
Trái ngọt trong 5 năm thực hiện
Với số vốn viện trợ 21,7 triệu USD, sau 5 năm Dự án TFP đã mang lại kết quả đầy ấn tượng với những con số vượt xa mức kỳ vọng. Theo đánh giá từ Ban Quản lý dự án, Dự án TFP đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng, sửa đổi 43 văn bản chính sách pháp luật, trong đó có 37 văn bản đã ban hành liên quan thương mại; tổ chức 61 hoạt động đào tạo cho hơn 3.000 người thuộc cơ quan nhà nước và khu vực tư nhân; tăng cường quan hệ đối tác Hải quan - DN với 3.622 người thuộc khu vực tư nhân đã tham dự các hoạt động đào tạo và tham vấn do TFP tổ chức; thu thập 9.000 câu trả lời khảo sát về mức độ hài lòng của DN trên toàn quốc để hỗ trợ đẩy mạnh cải cách.
Đặc biệt, Dự án TFP đã giúp Việt Nam đi đúng hướng để hoàn thành trước thời hạn các cam kết trong Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO-TFA). Theo đó, Dự án TFP đã hỗ trợ Hải quan Việt Nam thực hiện 20/24 điều khoản của Hiệp định WTO-TFA và dự kiến sẽ tuân thủ 100% cam kết vào cuối năm 2024.
Điển hình là công tác cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Kết quả từ năm 2019 thời gian thông quan hàng hóa tại cửa khẩu đã giảm 1 nửa (từ 103,68 giờ xuống 54,8 giờ đối với hàng NK và từ 95,78 giờ xuống 38,4 giờ đối với hàng XK). Ngoài ra, kết quả cũng ghi nhận chi phí của DN để hoàn thành thủ tục XNK hàng hóa tại cửa khẩu đã giảm từ 569 USD xuống 313 USD (đối với hàng NK) và từ 420 USD xuống 338 USD (đối với hàng XK).
Phát biểu tại lễ tổng kết dự án diễn ra ngày 12/4, trên cương vị nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án, ông Mai Xuân Thành, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế nhấn mạnh, một dự án đầy tham vọng với những giá trị mang lại không chỉ cho cơ quan quản lý nhà nước mà còn cho cả cộng đồng DN. Trong đó, để đạt được kết quả lớn sau 5 năm triển khai, sự quan tâm của USAID và nhà thầu cho thấy sự quyết tâm nỗ lực từ nhiều phía. Ngoài ra, trong giai đoạn triển khai gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19, song với sự nỗ lực của Bộ Tài chính, cơ quan Hải quan và USAID, Dự án TFP đã đạt được những kết quả đáng chú ý.
Còn theo ông Claudio Dordi, Giám đốc Dự án, Dự án TFP đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng một môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn cho các DN, thương nhân và nhà đầu tư. Điều này ngày càng trở nên quan trọng khi thương mại phục hồi hậu Covid-19 và sẽ thúc đẩy việc thực hiện Hiệp định WTO-TFA mà cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều là thành viên. Bằng sự nỗ lực cải cách tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại trong 5 năm qua, Dự án TFP đã hỗ trợ phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan và các cơ quan Chính phủ khác đạt được những thành tựu không nhỏ.
Kết quả cho thấy, quá trình triển khai Dự án đã hài hòa và đơn giản hóa các chính sách và thủ tục giữa các cơ quan của Chính phủ Việt Nam, tăng cường sự phối kết hợp giữa cấp trung ương và địa phương về các chiến lược tạo thuận lợi thương mại; tăng cường việc triển khai và phối hợp giữa ít nhất 5 địa phương cũng như hoạt động nâng cao năng lực cho công chức Hải quan tại địa phương; cải thiện quan hệ đối tác Hải quan- DN.
Doanh nghiệp hưởng lợi
Trong những năm qua, USAID đã hỗ trợ cho Việt Nam cải thiện thứ hạng về Chỉ số Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới và thăng hạng trong bảng xếp hạng các thị trường XK của Hoa Kỳ. Việc hỗ trợ của USAID góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở nhất trên thế giới. Tuy nhiên, thủ tục XNK rườm rà vẫn là một rào cản đáng kể đối với thương mại. Dự án tạo TFP đã góp phần giảm thời gian thông quan và nâng cao sức cạnh tranh cho DN XNK.
Bà Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Hải quan) nhấn mạnh, Dự án TFP đã giúp tăng cường tiếng nói của cộng đồng DN trong quá trình hoạch định chính sách, đơn giản hóa thủ tục hải quan và xây dựng các kế hoạch hành động nhằm giảm bớt ùn tắc tại cảng biển. Điển hình, khi cảng Cát Lái- cảng container lớn nhất của cả nước đã hoạt động hết công suất khi xảy ra dịch Covid-19, dự án TFP đã tổ chức hội thảo với các bộ, ngành và cộng đồng DN để đưa ra các giải pháp khả thi chống ùn tắc và tạo thuận lợi cho logistics thương mại tại cảng Cát Lái.
Các chuyên gia cho rằng, đối tượng được hưởng lợi lớn nhất là DN XNK. Phân tích từ các chuyên gia cho thấy, nếu như trước đây, hoạt động kiểm tra chuyên ngành tại Việt Nam luôn là vấn đề nóng bỏng do có sự tham gia của nhiều bộ, ngành khiến thời gian thông quan hàng hóa bị kéo dài thì khi triển khai dự đã được rút ngắn đáng kể.
Đại diện cho cộng đồng DN, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ rõ người hưởng lợi quan trọng của dự án chính là DN, các nhà XNK. Do đó, cộng đồng DN đánh giá cao kết quả của Dự án TFP trong 5 năm qua. Điểm quan trọng của dự án là khi thiết kế hoạt động đã trao quyền cho DN đánh giá chất lượng thủ tục hải quan, thủ tục thương mại. Qua đó, các DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa, có cơ hội nói lên tiếng nói của mình. Dự án có thể kết thúc song vai trò của DN tham gia vào quá trình cải cách đã được xác lập và đó là tiền đề quan trọng cho những cải cách tiếp theo, ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh.
Còn theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Dự án TFP là luồng gió mới, tác động tích cực đến sự thay đổi từ các bộ, ngành, tạo ra cải cách trong quản lý từ đó hỗ trợ rất lớn cho cộng đồng DN. Đặc biệt, dự án còn là sự kết nối giữa cơ quan quản lý và cộng đồng DN, tìm ra tiếng nói chung để cùng cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo thuận lợi trong quá trình thông quan hàng hoá qua biên giới cho DN.
Giám đốc Quốc gia USAID tại Việt Nam, bà Aler Grubbs nêu bật, cải cách là quá trình vất vả, USAID mong muốn sẽ tiếp tục nỗ lực chung này để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn nữa nhưng chắc chắn TFP sẽ đi cùng nền kinh tế của Việt Nam, tạo thuận lợi cho DN. Bởi những kết quả đầy ấn tượng mà Dự án TFP đã đạt được là một ví dụ điển hình về những thành quả trong quan hệ đối tác bền chặt giữa Việt Nam và Mỹ.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ: Hải quan Việt Nam mong muốn USAID tiếp tục hỗ trợ công tác cải cách thủ tục hành chính
Sau 5 năm triển khai, các mục tiêu đặt ra khi thực hiện Dự án TFP đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, khi dự án đang bắt đầu triển khai những hoạt động quan trọng mang tính chiến lược về cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành, tái thiết kế hệ thống công nghệ thông tin để thực hiện mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh của Hải quan Việt Nam thì phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Khắc phục những khó khăn, dự án cũng đã đạt được những kết quả đáng chú ý. Đầu tiên là hỗ trợ hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý hải quan và xây dựng các quy định về quản lý hải quan đối với các giao dịch qua thương mại điện tử và xây dựng Nghị định về kiểm tra chuyên ngành trong triển khai Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra chất lượng hàng hóa XNK theo Quyết định 38/QĐ-TTg. Đồng thời, dự án đã hỗ trợ xây dựng Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 và triển khai Đề án tái thiết kế hệ thống công nghệ thông tin hải quan hướng tới mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh. Hỗ trợ nâng cao vai trò của Ủy ban Một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại quốc gia thông qua việc xây dựng cơ chế thực hiện các hoạt động tạo thuận lợi thương mại tại các địa phương. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hải quan thông qua các chương trình đào tạo về các lĩnh vực nghiệp vụ quan trọng. Đặc biêt, dự án còn hỗ trợ thực hiện quản trị Hiệp định WTO -TFA với việc đánh giá mức độ thực thi các cam kết nhằm chuyển đổi lộ trình cam kết thực hiện hiệp định phù hợp với tình hình triển khai các biện pháp tạo thuận lợi thương mại mà Việt Nam đã đạt được. Dự án TFP là một sự khởi đầu cho mối quan hệ hợp tác giữa Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và USAID trong nỗ lực thực hiện Chiến lược ngành Tài chính, Hải quan trong giai đoạn mới nhằm hiện thực hóa các mục tiêu chuyển đổi số của Việt Nam. Trong đó, thực hiện những yêu cầu về cải cách, tạo thuận lợi thương mại hướng đến mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh. Thời gian tới, Hải quan Việt Nam mong muốn USAID tiếp tục hỗ trợ công tác cải cách thủ tục hành chính tại Việt Nam ở những dự án tiếp theo. Bà Aler Grubbs, Giám đốc Quốc gia USAID tại Việt Nam: USAID tự hào về những gì đã đạt được
Nhìn lại 5 năm triển khai dự án TFP, USAID vô cùng tự hào về những gì đã đạt được. Để có được những kết quả trên là sự nỗ lực từ Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan vì những cam kết kiên định đối với các mục tiêu chung và đã được chứng minh bằng những kết quả về tạo thuận lợi thương mại. Trong đó, thông qua Dự án TFP, những nỗ lực chung của hai bên đang giúp các DN và nhà đầu tư kinh doanh tại Việt Nam hoạt động dễ dàng hơn. Trong 5 năm qua, Dự án TFP đã hỗ trợ và thúc đẩy quá trình xây dựng văn bản chính sách, quy định liên quan đến thương mại và những cải cách này đã giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí thông quan. Dữ liệu từ nghiên cứu gần đây nhất của Tổng cục Hải quan về thời gian thông quan vào năm 2021 cho thấy thời gian thông quan và chi phí mà DN phải bỏ ra để hoàn thành các thủ tục xuyên biên giới trung bình đã giảm đáng kể. Ngoài thực hiện hoạt động trực tiếp, sự tham gia của khu vực tư nhân đang giúp cộng đồng DN có tiếng nói trong quá trình hoạch định chính sách, dẫn đến những cải cách hiệu quả và toàn diện hơn. Dự án TFP và Tổng cục Hải quan đã cùng nhau đưa Việt Nam đi đúng hướng để thực hiện các cam kết trong Hiệp định WTO-TFA vượt tiến độ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dư địa cần phát huy, do đó kết quả mà TFP đã đạt được sẽ là tiền đề cho những cải cách tạo thuận lợi thương mại trong tương lai. Dự án TFP mở đường cho sự hợp tác hơn nữa trong tương lai của hai bên nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mang lại sự thịnh vượng lớn hơn cho Việt Nam. Phó Giám đốc Ban quản lý dự án, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan Kim Long Biên:
Dự án TFP đã giúp cho công tác hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vực XNK được thực hiện một cách hiệu quả, thống nhất. Để vượt qua được những khó khăn trong quá trình triển khai dự án liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung cải cách về chính sách, văn bản quy phạm pháp luật cho thấy sự đồng thuận của các cấp lãnh đạo diễn ra xuyên suốt được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Ngoài ra, sự gắn kết với thực tiễn để mang lại kết quả cao đã cho thấy tính chủ động từ đơn vị các cấp và sự gắn kết của các đơn vị địa phương là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, sự tin tưởng, trách nhiệm, tham gia vào quá trình thực hiện không chỉ là các đơn vị thuộc các bộ, ngành mà còn là trách nhiệm của cộng đồng DN - đối tượng trực tiếp thụ hưởng chính từ việc xây dựng, ban hành, thực thi các văn bản quy phạm pháp luật. Dự án TFP ngoài việc giúp cơ quan Hải quan đúng thời điểm để đẩy mạnh triển khai công tác cải cách hành chính, hoàn thiện các quy trình thủ tục, tạo thuận lợi cho thương mại còn giúp cộng đồng DN nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo đà phát triển trong kinh doanh XNK hàng hóa qua biên giới. Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan Đào Duy Tám:
Dự án thành công là sự kỳ vọng của cộng đồng DN bởi quá trình cải cách liên quan đến thủ tục XNK của cơ quan Hải quan được hoàn thiện từ cơ sở pháp lý, quy trình nghiệp vụ, nâng cao nguồn nhân lực theo hướng tinh gọn, cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí khi thực hiện thủ tục đối với hàng hóa XNK. Trong đó, dự án đã tích cực hỗ trợ cơ quan Hải quan triển khai thực hiện các hoạt động, quy trình nghiệp vụ, tổ chức các cuộc khảo sát để ghi nhận, nắm bắt những khó khăn, hạn chế tại thực tiễn và điều chỉnh hợp lý trong quá trình xây dựng chính sách. Những kiến thức, kinh nghiệm quốc tế và ý kiến đánh giá từ nhiều phía giúp cơ quan Hải quan đảm bảo quá trình xây dựng chính sách được công khai, minh bạch từ đó thúc đẩy thu hút đầu tư, cắt giảm chi phí, tạo điều kiện thông quan hàng hoá từ cửa khẩu. Phó Hiệu trưởng Trường Hải quan Việt Nam Vũ Hồng Vân:
Cải cách phải bắt nguồn từ con người và công tác đào tạo nguồn nhân lực là điều kiện quyết định mang lại hiệu quả tối ưu. Là đơn vị thực hiện nhiệm vụ đào tạo của ngành Hải quan, trường Hải quan Việt Nam đã chủ động tham gia dự án ngay từ những bước đầu tiên với việc tiếp cận hệ thống đào tạo trực tuyến. Với sự hỗ trợ tích cực của dự án như trang bị hệ thống phần mềm, cập nhật kiến thức, hướng dẫn cách thức số hóa bài giảng lên hệ thống... đã giúp cho ngành Hải quan có hệ thống đào tạo trực tuyến phục vụ đắc lực cho CBCC Hải quan và cộng đồng DN. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy và học tại Trường Hải quan Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cải cách nhằm giúp các DN và nhà đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được thuận lợi. Đặc biệt thông qua các khóa học trực tuyến, Trường Hải quan Việt Nam có thể mở rộng các hoạt động đào tạo chuyên môn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi trở thành một trung tâm đào tạo quốc tế trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương. |
Tin liên quan
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
Hải quan đường sắt Lào Cai đảm bảo thông quan thông suốt
13:40 | 16/09/2024 Hải quan
(PHOTO) Công đoàn Tổng cục Hải quan thăm hỏi, tặng quà cho bà con vùng lũ huyện Trấn Yên, Yên Bái
19:35 | 25/09/2024 Photos
Thanh niên Hải quan tỏa sáng tại cuộc thi cover bài hát về Hải quan
15:32 | 25/09/2024 Hải quan
(PHOTO) Công đoàn Tổng cục Hải quan thăm hỏi, tặng quà người dân xã Yên Lạc (Cao Bằng)
09:19 | 24/09/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh sớm hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách
09:14 | 24/09/2024 Hải quan
Doanh nghiệp đề xuất nhiều vấn đề với cơ quan Hải quan
07:50 | 24/09/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
16:57 | 23/09/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 9/2024
14:58 | 23/09/2024 Hải quan
Quốc lộ 8A đi cửa khẩu quốc tế Cầu Treo ách tắc giao thông do sạt lở
11:32 | 23/09/2024 Hải quan
Hải quan TPHCM tổ chức giao hữu bóng đá quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc
10:08 | 23/09/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 9/2024 (từ ngày 16/9 đến 22/9/2024)
09:08 | 23/09/2024 Multimedia
Hải quan TPHCM: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
14:26 | 20/09/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái đảm bảo quản lý trong tháng cuối năm
10:52 | 20/09/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục bão số 3
09:41 | 20/09/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform