Được gì sau 15 năm hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam-Trung Quốc?
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Sáng nay 31/3, tại TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã diễn ra Hội thảo khoa học đánh giá 15 năm thực thi Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam-Trung Quốc.
Báo cáo của Ủy ban Liên hợp nghề cá Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam cho thấy: Sau 15 năm kể từ ngày Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam-Trung Quốc có hiệu lực và đi vào cuộc sống đã góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự trong Vịnh Bắc Bộ.
Các bộ, ngành địa phương Việt Nam đã tổ chức thực hiện Hiệp định có hiệu quả; đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục, tuyên truyền tập huấn cho ngư dân, cho lực lượng kiểm tra, kiểm soát; phối hợp trong việc xây dựng đề án, dự án triển khai thực hiện Hiệp định…
Về kết quả đạt được, trong vấn đề điều tra liên hợp nguồn lợi hải sản trong Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ: Hai bên đã thống nhất được phương pháp điều tra, tính toán trữ lượng nguồn lợi hải sản và thống nhất đề cương báo cáo chung của các giai đoạn của dự án trên cơ sở này đề xuất các biện pháp quản lý bảo tồn nguồn lợi ttrong Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ.
Trên cơ sở số liệu điều tra, hai bên đã thống nhất đánh giá tình hình nguồn lợi thuỷ sản trong Vùng đánh cá chung có chiều hướng suy giảm; nhiều loài bị khai thác quá mức cho phép, cần từng bước giảm áp lực khai thác…
Về vấn đề hoạt động của tàu cá hai nước: Tàu cá của ngư dân Việt Nam được cấp phép hoạt động trong các vùng nước hiêp định chỉ chiếm khoảng 17% trên tổng số 26.022 tàu cá có công suất từ 20CV trở lên của ngư dân các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Định. Trong thời gian dầu, tàu cá của ngư dân Việt Nam chủ yếu tập trung khai thác ở vùng biển Việt Nam. Phương tiện đánh bắt của ngư dân tham gia hoạt động trong Vùng đánh cá chung chủ yếu vẫn là các tàu nhro, vỏ gỗ, trang thiết bị hạn chế.
Cũng trong giai đoạn đầu khi Hiệp định có hiệu lực, còn có nhiều tàu cá của ngư dân chưa chấp hành đúng quy định của Hiệp định như tàu không được cấp giấy phép; trang thiết bị lạc hậu; thiếu các giấy tờ, bằng cấp theo quy định; không ghi nhật ký đánh bắt…
Trong 5 năm (2004-2009), lực lượng kiểm tra, kiểm soát phía Trung Quốc đã tiến hành xử phạt tổng cộng 44 tàu cá Việt Nam với tổng tiền phạt gần 3 tỷ đồng. Từ năm 2009 đến nay, không có tàu cá và ngư dân Việt Nam hoạt động trong Vùng đánh cá chung bị xử phạt.
Phía Trung Quốc bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong vấn đề nghề cá Vịnh Bắc Bộ. Nguồn: Internet |
Ở chiều ngược lại, tàu cá Trung Quốc với công suất lớn, trang thiết bị hiện đại chiếm ưu thế hơn tàu cá Việt Nam trong hoạt động đánh bắt ở các vùng nước của Hiệp định. Nhìn chung, các tàu cá cơ bản tuân thủ quy định của Hiệp định và sự kiểm soát của cơ quan chức năng Việt Nam.
Tuy nhiên, tàu cá Trung Quốc vẫn còn có các vi phạm. Trong thời gian đầu, tàu cá được cấp giấy phép đánh bắt trong Vùng dàn xếp quá độ nhưng lại sử dụng vào mục đích buôn lậu, vận chuyển dầu tạm nhập tái xuất từ cảng Vạn Gia (Quảng Ninh) đi Trung Quốc hoặc bán lẻ xăng dầu trên vùng biển Việt Nam tạo nên phức tạp về an ninh trật tự trên biển.
Bên cạnh đó, một bộ phận tàu cá Trung Quốc có công suất lớn, làm nghề lưới kéo đáy khai thác trong Vùng đánh cá chung lấn át ngư trường của ngư dân Việt Nam, nhiều lúc kéo lưới của ngư dân Việt Nam, gây bất bình dẫn đến tranh chấp, xung đột…
Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được trong thực thi Hiệp định, ông Nguyễn Quang Hùng-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) cho hay: Hạn chế thể hiện khá rõ là nguồn lợi thuỷ sản trong Vịnh Bắc Bộ đang có chiều hướng suy giảm và bị khai thác quá mức, đặc biệt là một số nghề khai thác xâm hại, khai thác sai vùng sai tuyến, ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản như nghề lưới kéo; tình trạng tàu cá vi phạm các quy định của Hiệp định vẫn còn xảy ra…
“Kiến nghị mỗi bên sau khi kết thúc Hiệp định tự xây dựng kế hoạch để tiếp tục điều tra đánh giá nguồn lợi hải sản, thả giống tái tạo nguồn lợi, nghiên cứu tiếp tục giảm cường lực khai thác; tăng cường công tác phối hợp tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá trên các vùng biển”, ông Hùng nói.
Về phía Trung Quốc, ông Vu Khang Chấn-Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trung Quốc đánh giá: Hiệp định là thành quả không hề dễ của xúc tiến hợp tác giữa Việt Nam-Trung Quốc. Phía Trung Quốc đánh giá tích cực của Hiệp định trong xử lý vấn đề đánh cá chung giữa hai nước. Hiệp định đạt được thành tựu nổi bật, từ khi có hiệu lực, tình hình thực hiện Hiệp định cơ bản tốt. Đôi bên đã cùng nhau giữ gìn trật tự mới trong nghề cá Vịnh Bắc Bộ, đôn đốc ngư dân hai bên chấp hành Hiệp định, kiểm soát tàu cá trên vùng đánh cá chung.
“15 năm trở lại đây dù việc triển khai Hiệp định đạt hiệu quả phong phú nhưng đã xảy ra một số mâu thuẫn và vấn đề nhỏ. Va chạm là khó tránh khỏi nhưng cũng là cơ hội để hai bên phát triển tốt hơn. Hai bên đều có thể kiên trì thông qua đàm phán hữu nghị hoà bình để giải quyết tốt bất đồng”, ông Chấn nói.
Cũng theo ông Chấn: “Sau 15 năm thực hiện Hiệp định, phía Trung Quốc nhận thấy ở lĩnh vực nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc hợp tác sẽ tốt hơn không hợp tác, có cơ chế tốt hơn là không có cơ chế và tiếp tục phát triển thì tốt hơn là làm lại từ đầu. Hy vọng, tương lai của hợp tác nghề cá sẽ thành công, tốt đẹp hơn”.
Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam-Trung Quốc có hiệu lực từ năm 2004, thời hạn hiệu lực trong vòng 12 năm và 3 năm mặc nhiên gia hạn và giá trị ở cấp Chính phủ phê duyệt. Theo Hiệp định, 2 bên thiết lập một vùng đánh cá chung rộng 33.500km2, có phạm vi từ vĩ tuyến 20 trở xuống đến đường đóng cửa Vịnh, cách đường phân định 30,5 hải lý về mỗi phía. Thời hạn của vùng đánh cá chung là 15 năm, gồm 12 năm chính thức và 3 năm gia hạn. Sản lượng đánh bắt căn cứ vào sản lượng đánh bắt được xác định thông qua điều tra liên hợp định kỳ; mỗi bên có quyền liên doanh hợp tác đánh cá với bên thứ ba trong khu vực vùng đánh cá chung thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình. Ngoài vùng đánh cá chung, hai bên còn thỏa thuận về một vùng dàn xếp quá độ với thời hạn 4 năm ở phía Bắc vĩ tuyến 20° cho tàu thuyền của hai bên tiếp tục được đánh cá. Sau thời hạn quá độ, tàu thuyền của 2 bên phải rút về đánh cá ở vùng đặc quyền kinh tế của mình, trừ khi được phía bên kia cho phép... |
Tin liên quan
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
GAC M8: Đẳng cấp của tiện nghi và an toàn
14:16 | 25/09/2024 Xe - Công nghệ
Tân Cảng Sài Gòn tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21
08:22 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
10:47 | 25/09/2024 Kinh tế
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
GAC M8: Đẳng cấp của tiện nghi và an toàn
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
HDBank khẳng định vị thế trong quan hệ nhà đầu tư quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform