EU đang suy yếu vì Covid-19
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang khiến sự tồn tại của Liên minh châu Âu (EU) bị hoài nghi. |
Trong những sự kiện xảy ra trên thế giới, EU luôn thể hiện là nhà viện trợ nhân đạo hàng đầu cho nạn nhân của các thảm họa tự nhiên và nhân tạo. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, khủng hoảng Covid-19 lan rộng đến nỗi dường như nó tác động nghiêm trọng đến mọi khía cạnh chính trị, xã hội và kinh tế của EU. Ngoài mối lo số người chết lên đến hàng trăm nghìn, suy thoái kinh tế hậu đại dịch sẽ là một trở ngại lớn cho sự thống nhất của châu lục này.
Có thể nói cú sốc kinh tế do Covid-19 còn khủng khiếp hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Việc giãn cách xã hội làm giảm hoạt động kinh tế của khối. Trong thời gian tới, người dân sẽ ít việc làm hơn, ít đầu tư hơn và ít chi tiêu hơn. Thu nhập và chi tiêu của người dân chắc chắn sẽ bị đảo lộn và các doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nặng nề nếu các quan chức chính phủ không cam kết ổn định nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, vấn đề là liệu các quốc gia thành viên EU có những nguồn lực tài chính như vậy hay không? Italy, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất châu Âu, đã nhiều lần kêu gọi các đồng minh EU giúp giải quyết khủng hoảng, nhưng cho đến nay không nước nào lên tiếng hỗ trợ. Khi Italy bước vào cuộc khủng hoảng, tỷ lệ nợ trên GDP của nước này là 134%, con số này ở Pháp và Tây Ban Nha là 100%. Với sự tăng mạnh về lãi suất trái phiếu chính phủ, kích thích kinh tế không có nhiều ý nghĩa. Dịch Covid-19 cũng đã đẩy hai cường quốc kinh tế của EU là Pháp và Đức vào “vùng đỏ”, và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã thông báo tăng trưởng kinh tế âm. Sau một thập kỷ tăng trưởng, nền kinh tế Đức có thể giảm xuống 6,3% trong năm 2020. Khủng hoảng Covid-19 gây tổn thất cho chính phủ Đức khoảng 1.000 tỷ euro, buộc Đức phải thực hiện các biện pháp chưa từng có để giữ nền kinh tế hoạt động. Vì thế, không thể mong chờ Đức giúp đỡ các quốc gia EU khác giống như họ từng làm trong các cuộc khủng hoảng trước.
Dịch bệnh đã đẩy nhanh khủng hoảng kinh tế của các nước như Italy, với việc thủ tướng nước này nhấn mạnh rằng Italy đã bị bỏ rơi trong cuộc chiến chống dịch bệnh. Sự lưỡng lự của châu Âu để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ của Italy đã làm thay đổi dư luận chống EU. Lý do cho việc thiếu hành động của các nước mạnh hơn như Pháp và Đức đã bị các nước yếu hơn như Tây Ban Nha và Italy chỉ trích mạnh mẽ. Giờ đây, EU không chỉ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng Covid-19 mà còn là một cuộc khủng hoảng về tính hợp pháp và bản sắc của khối này.
Hơn thế, gốc rễ của cuộc khủng hoảng EU dường như còn sâu sắc hơn đại dịch hiện nay. Nó có thể bắt nguồn từ mối quan hệ kinh tế của các nước Bắc Âu như Đức, Hà Lan, Pháp và các nước Nam Âu như Italy và Tây Ban Nha, phản ánh sự khác biệt lớn về kinh tế giữa phương Bắc và phương Nam. Đại dịch đã làm cho vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt sau khi sự phản đối của phương Bắc trong việc hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Dù Đức tin rằng trong những hoàn cảnh khó khăn như vậy, họ nên duy trì các nguồn lực tài chính của mình nhưng Italy và Tây Ban Nha coi đây là một sự vi phạm nguyên tắc của EU.
Thực tế là dù các chính phủ châu Âu cho đến nay đã phân bổ các khoản tiền lớn để chống Covid-19, nhưng những con số này là không đủ và châu Âu đang trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Cựu Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jacques Dolour cảnh báo đại dịch có thể “đánh sập” nền kinh tế EU nếu các nước châu Âu không hợp tác.
Việc các nước EU không thể đạt thỏa thuận về một kế hoạch tài chính chung mạnh mẽ khi đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có đã gây ra những thiệt hại lớn cho nền kinh tế EU cũng như tính hợp pháp của EU như một thể chế. Cách tiếp cận của EU với đại dịch sẽ xác định mức độ tin cậy và tính hữu dụng của tổ chức này.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
EU "chia rẽ" về việc áp thuế xe điện Trung Quốc
07:59 | 16/09/2024 Xe - Công nghệ
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform