Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng: Cần nâng cấp hạ tầng để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa
Nhu cầu đường sắt đô thị tăng mạnh ở Đông Nam Á Mưa lớn, sạt lở nghiêm trọng, đường đi cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tê liệt |
Toàn cảnh Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng (Lạng Sơn). Ảnh: H.Nụ |
Rào cản lớn từ cơ sở hạ tầng
Cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng thuộc địa bàn thị trấn Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn nằm trong khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn có diện tích khoảng 56.000 m2, bao gồm khu trung tâm, quảng trường ga, phòng đợi, cung đường sắt, bãi hóa trường… Đây là một ga đặc biệt quan trọng kết nối với Trung Quốc và là ga cuối cùng của tuyến đường sắt Gia Lâm (Hà Nội) - Đồng Đăng. Nhưng trải qua hơn 30 năm vận hành (xây dựng từ những năm 1990), đến nay cơ sở hạ tầng cửa khẩu ga Đồng Đăng đã xuống cấp, khó đáp ứng cho hoạt động giao thương qua cửa khẩu này.
Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng hiện có 9 đường sắt có thể chạy được tàu khổ 1.000 mm và 1.435 mm và chứa được khoảng 140 toa tàu, tuy nhiên các đường ray chứa toa trong ga lại rất ngắn; chiều dài lớn nhất chỉ có thể chứa được khoảng 25 toa tàu hàng. Điều này không thể đáp ứng được yêu cầu nếu như tình hình XNK tăng cao bởi thực tế vào thời điểm năm 2022, ga Đồng Đăng phải điều độ tàu vào những ga lân cận để giảm tải. |
Còn nhớ từ thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, khi một số cửa khẩu đường bộ của tỉnh Lạng Sơn cũng như trên cả nước tạm ngưng hoạt động XNK do các chính sách biên mậu thì tại cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng, hoạt động thông quan hàng hóa lại diễn ra rất sôi động. Thống kê của Chi cục Hải quan Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng cho thấy, năm 2022, kim ngạch XNK hàng hóa ở tất cả các loại hình qua cửa khẩu ga Đồng Đăng đạt trên 289,5 triệu USD; tổng số thu thuế XNK đạt trên 463 tỷ đồng, vượt 226% kế hoạch giao trong năm và tăng 70% so với năm 2021.
Tuy nhiên, việc thông quan qua cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng được các DN lựa chọn chỉ là giải pháp tạm thời trong khi các cửa khẩu đường bộ tạm ngưng hoạt động. Còn ở thời điểm hiện nay, khi nhiều cửa khẩu đường bộ đã được mở trở lại, DN không còn “mặn mà” với đường sắt. Theo thống kê, tính đến ngày 20/9/2023, lượng hàng hóa XNK ở tất cả các loại hình qua Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng đều giảm sút. Tổng kim ngạch hàng hóa XNK chỉ đạt khoảng 87,2 triệu USD; số thuế nộp ngân sách mới đạt gần 105 tỷ đồng, bằng 29% so với kế hoạch giao trong năm và giảm 73% so với năm 2022.
Hiện tại Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng chỉ có một địa điểm kiểm tra giám sát hàng hóa là bãi hóa trường do Chi nhánh ga Đồng Đăng quản lý, khai thác; bãi hóa trường này không phải là kho bãi, địa điểm do DN đầu tư xây dựng được Tổng cục Hải quan công nhận hoạt động theo quy định. Khu vực bãi chứa hàng hóa làm thủ tục XNK này cũng không có tường rào ngăn cách với khu vực xung quanh nên không đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan.
Ngoài ra, lối vào bãi không được trang bị hệ thống barie kiểm soát phương tiện. Trong khu vực bãi hóa trường không bố trí lối ra vào riêng để sử dụng tách biệt giữa khu lưu giữ hàng hóa XNK, quá cảnh với hàng nội địa. Đặc biệt, tuyến đường bộ kết nối từ tuyến quốc lộ vào ga không đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hóa ra vào.
Cùng đó là tuyến đường sắt từ ga Đồng Đăng kết nối tới ga Gia Lâm (Hà Nội) và đến các tỉnh khác, nhất là các tỉnh phía Nam để chở hàng hóa gặp khó khăn do khác khổ đường sắt, dẫn đến DN phải sang tải, chuyển tàu, tăng chi phí bốc xếp, kho bãi…
Theo đại diện Công ty TNHH MTV XNK Tiến Khanh (DN trước đây từng hoạt động XNK qua Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng), dù XNK hàng hóa bằng đường sắt có lợi thế như quá trình vận chuyển thông suốt, cước phí vận chuyển thấp hơn so với các loại hình vận chuyển khác… song điều kiện, cơ sở hạ tầng, bến bãi, dịch vụ logistic tại đây xuống cấp, chưa đầy đủ, nên DN vẫn phải ưu tiên vận chuyển bằng đường bộ.
Không chỉ Công ty TNHH MTV XNK Tiến Khanh “quay lưng”, nhiều DN khác cũng đã không lựa chọn làm thủ tục XNK hàng hóa qua qua Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng khi mà hầu hết các cửa khẩu đường bộ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã được thông quan trở lại.
Trao đổi với Tạp chí Hải quan, đại diện Chi cục Hải quan Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng (Cục Hải quan Lạng Sơn) cho biết, để thu hút và giữ chân các DN đang tham gia hoạt động XNK qua đường sắt, đơn vị vẫn thường xuyên tổ chức đối thoại, gặp gỡ DN nhằm nắm bắt những khó khăn vướng mắc, kịp thời tháo gỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất khi làm thủ tục hải quan. Song rào cản khiến DN không “mặn mà” chủ yếu vẫn là do cơ sở hạ tầng của ga chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển của hoạt động XNK.
Cần đẩy nhanh triển khai các giải pháp
Trước những khó khăn, hạn chế còn tồn tại, Chi nhánh ga Đồng Đăng và Chi cục Hải quan Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng đã có những báo cáo, văn bản liên quan về hiện trạng cũng như kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đầu tư cơ sở hạ tầng cho ga Đồng Đăng; cùng với đó lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đã có làm việc với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để bàn giải pháp tháo gỡ những khó khăn đang là rào cản đến việc vận hành và XNK qua ga Đồng Đăng.
Đại diện Chi nhánh ga Đồng Đăng thông tin, giữa năm 2023, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai Dự án cải tạo, nâng cấp các hạng mục kho bãi hóa trường trong khu vực ga Đồng Đăng, dự kiến cuối năm 2024 sẽ hoàn thiện, qua đó giúp cải thiện hoạt động vận hành của ga cũng như nâng cao năng lực XNK, thu hút DN đến với ga. Tuy nhiên tiến độ dự án đang khá chậm do vướng mắc về giải phóng mặt bằng.
Một số DN nêu ý kiến, không chỉ đầu tư riêng về cơ sở hạ tầng, các cấp, các ngành có liên quan cũng cần quan tâm nghiên cứu, xem xét, tính toán và có cơ chế đặc thù đối với DN XNK mở tờ khai qua cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng; cùng với đó là việc định hướng để DN kinh doanh dịch vụ logistic, vận tải, bốc xếp hàng hóa được đầu tư phát triển dịch vụ tại khu vực cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng một cách thuận lợi, bài bản.
Các DN cho rằng, nếu được đầu tư đúng mức, Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng sẽ đóng vai trò quan trọng trong phát triển kết cấu hạ tầng KKT cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Đây sẽ là cửa ngõ đặc biệt cho hoạt động XNK, thương mại, dịch vụ, du lịch và giao thương hàng hóa không chỉ riêng tỉnh Lạng Sơn mà còn giữa khu vực Đông Bắc Việt Nam với Trung Quốc và ngược lại.
Tin liên quan
Hướng dẫn xuất nhập khẩu các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid
15:52 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Hoa Kỳ siết kiểm soát thông tin mô tả hàng hóa
13:41 | 26/09/2024 Hải quan thế giới
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
10:47 | 25/09/2024 Kinh tế
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
19:45 | 26/09/2024 Kinh tế
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc
19:44 | 26/09/2024 Kinh tế
Chung sức hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển bền vững
16:03 | 26/09/2024 Kinh tế
Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo
15:59 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Hỗ trợ tốt hoạt động thanh toán với mô hình ngân hàng mở
15:15 | 26/09/2024 Kinh tế
Bến Tre: Tầm nhìn hướng Đông và tiềm năng phát triển bền vững
14:49 | 26/09/2024 Kinh tế
TPHCM tổ chức 19 phiên livestream kết nối cung cầu hàng hóa của 45 tỉnh, thành phố
14:38 | 26/09/2024 Kinh tế
Thu hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng
09:44 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
20:15 | 25/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
16:00 | 25/09/2024 Infographics
Ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc
15:15 | 25/09/2024 Kinh tế
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
14:38 | 25/09/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
(PHOTO) Tổng cục Hải quan chia sẻ khó khăn với đồng bào xã biên giới Lào Cai
Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương bứt phá, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform