“Gia cố” liên kết sản xuất để nâng chất nông sản xuất khẩu
Nhiều điểm cần cải thiện để nâng cao năng lực xuất khẩu cho sản phẩm OCOP Nâng cao hàm lượng đổi mới sáng tạo trong nông sản xuất khẩu Doanh nghiệp tìm công nghệ để “nâng chất" cho nông sản xuất khẩu |
Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đóng vai trò bệ đỡ quan trọng cho các liên kết trong giai đoạn đầu hình thành. Ảnh: T.L |
Còn nhiều bất cập
TS. Từ Minh Thiện, Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển dịch vụ Thái Bình Dương, chỉ ra 5 nhu cầu của thị trường là: giá cả phải cạnh tranh, khả năng cung cấp thường xuyên, khả năng cung cấp số lượng lớn, chất lượng tốt và an toàn vệ sinh thực phẩm. Để đáp ứng được đồng thời 5 tiêu chí này, việc liên kết trong sản xuất, cung ứng sản phẩm nông nghiệp là yêu cầu tất yếu.
Tuy nhiên, theo ông Thiện, hiện việc đầu tư cho sản xuất nông nghiệp chưa nhiều và DN chưa dám đầu tư mạnh vì đầu ra còn khá bấp bênh. Do đó, cần phải tính được tổng cầu của các thị trường để chủ động được kế hoạch sản xuất. Ngoài ra, dù có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng việc tiếp cận chính sách lại không dễ dàng, đặc biệt là với người nông dân; chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ cao cũng còn hạn chế…
Từ góc độ địa phương, ông Lê Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh cho biết, Trà Vinh đã ban hành Nghị quyết 78/2018 về phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và phê duyệt các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, các liên kết vẫn gặp nhiều khó khăn, như thị trường sản phẩm còn nhiều rủi ro nên rất ít DN đầu tư vào khâu chế biến, tiêu thụ. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh đã dẫn đến mất mùa, làm giảm chất lượng, năng suất cây trồng, vật nuôi. Điều này ảnh hưởng tới việc đáp ứng của các HTX, nông dân đối với các yêu cầu về chất lượng, tính đồng nhất trong các hợp đồng với DN.
Ông Trần Chí Dũng, Trưởng Ban Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) cũng đánh giá, nông nghiệp là một mạng lưới nhiều điểm cung ứng, nhiều điểm tiêu thụ. Tuy nhiên, thực trạng đầu tư hạ tầng cứng hiện đang thiếu tính toán, nơi thừa nơi thiếu. Về hạ tầng mềm, hệ thống công nghệ thông tin đang rất thiếu, chưa có ứng dụng phù hợp để hỗ trợ liên kết nông sản…
Cần tăng cường vai trò “đỡ đầu” của Nhà nước
Trước thực trạng kể trên, ông Ngô Xuân Chinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cho rằng, cần phát triển nền nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, hiện đại, bền vững; nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất hàng hóa quy mô lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế của từng địa phương... Cùng với đó, đưa sản phẩm nông nghiệp tham gia chuỗi giá trị trong nước và hội nhập quốc tế nhằm mục tiêu hỗ trợ nông dân, hợp tác xã và DN sản xuất và kinh doanh ngành hàng rau, hoa, quả tiếp cận tiến bộ kỹ thuật mới, thúc đẩy sản xuất bền vững và tạo ra giá trị sản xuất cao.
Để làm được điều này, ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre cho rằng, Nhà nước có vai trò rất quan trọng. “Những địa phương nào Nhà nước quan tâm phát triển chuỗi, địa phương đó phát triển khác hẳn” – ông Đức chia sẻ.
Cùng quan điểm này, ông Võ Tân Thành, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, để xây dựng chuỗi cung ứng hàng nông sản an toàn và bền vững, trước hết Nhà nước cần tạo điều kiện cho DN qua việc tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt là ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng, nâng cao hiệu lực hợp đồng và hoàn thiện khung pháp lý và các chính sách hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước tạo điều kiện cho liên kết phát triển. Đối với các thành viên trong chuỗi, sự chia sẻ và kết nối hiệu quả sẽ góp phần cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời, giúp cân đối tốt hơn công tác thu mua, dự trữ và vận chuyển; hướng tới giảm thiểu những tác động về cung cầu trên thị trường; từng bước đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc.
Ông Từ Minh Thiện cũng cho rằng, trong giai đoạn đầu, vai trò của Nhà nước cũng như các viện, trường có ý nghĩa và tác động quan trọng trong việc hình thành và duy trì các thành viên trong liên kết theo chuỗi giá trị thông qua các chính sách ưu đãi vốn vay, hỗ trợ kỹ thuật và thị trường. Sau đó, sẽ giảm dần các hỗ trợ về tài chính, chỉ còn các hỗ trợ về kỹ thuật, về xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu. Từ đó, các chuỗi sẽ dần được hình thành và vận hành theo hướng tự giác, dựa trên hiệu quả kinh tế và sự hợp tác tự nguyện giữa các thành viên.
Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý thuế DN lớn, Tổng cục Thuế cho rằng, để khuyến khích hợp tác liên kết gắn với phát triển nông thôn theo quy hoạch phát triển, trong quá trình thực hiện cần phải đảm bảo liên kết ổn định, lâu dài, bền vững; gắn với định hướng quản lý chất lượng, an toàn.
Theo đó, ngoài các nội dung tự thỏa thuận giữa các bên tham gia liên kết, dự án liên kết phải có ít nhất 1 trong 3 nội dung, như: thiết kế, cải tạo đồng ruộng, đầu tư xây dựng, mở rộng quy mô diện tích vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; đầu tư xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; góp vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất, công nghệ hay quy trình sản xuất.
Các bên tham gia liên kết được hỗ trợ phải đáp ứng đồng thời các điều kiện: phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; giấy chứng nhận hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường; liên kết phải đảm bảo ổn định, theo đó với những sản phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 1 năm, thời gian liên kết tối thiểu là 3 năm.
Ngoài ra, ông Phụng cho rằng cần có quy định để tạo cơ sở pháp lý cũng như khuyến khích việc thu hút các nguồn lực tài chính hỗ trợ cho hợp tác, liên kết. Theo đó, ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, các địa phương cần chủ động cân đối bổ sung ngân sách địa phương, lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời, Nhà nước khuyến khích các nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác để thúc đẩy liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40,08 tỷ USD
16:04 | 05/09/2024 Kinh tế
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% có khả thi?
16:38 | 08/10/2024 Kinh tế
Tiết kiệm năng lượng là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững
13:30 | 08/10/2024 Kinh tế
Chuyển đổi xanh- thách thức của doanh nghiệp trong phát triển bền vững
13:15 | 08/10/2024 Kinh tế
Kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7% là khả thi
09:02 | 08/10/2024 Kinh tế
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
19:32 | 07/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
18:50 | 07/10/2024 Kinh tế
Tận dụng dư địa lớn của thị trường CPTPP
09:05 | 07/10/2024 Kinh tế
Tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu công nghệ số
07:31 | 07/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng
20:36 | 06/10/2024 Kinh tế
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
18:49 | 06/10/2024 Kinh tế
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
15:47 | 06/10/2024 Kinh tế
Kinh tế tri thức – nền tảng để giới trẻ bước chân ra toàn cầu
15:15 | 06/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics