Gỡ khó cho doanh nghiệp nhập khẩu tàu cũ về phá dỡ
Doanh nghiệp đang phải đáp ứng rất nhiều quy định, thủ tục giấy tờ mới có thể nhập khẩu và tháo dỡ tàu biển đã qua sử dụng. Ảnh minh họa |
Chưa có doanh nghiệp nào được cấp phép
Ngành công nghiệp tàu thủy hiện vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu sau thời gian dài đầu tư dàn trải, mất cân đối. Theo nhận định, ngành này sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong 3 đến 5 năm tới. Các doanh nghiệp vẫn tiếp tục phải cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất kinh doanh vì thiếu việc làm, kinh doanh thua lỗ, lãng phí tài sản, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị, công nghệ đã được đầu tư; có doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, chờ giải thể. Đứng trước những thách thức trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 114/2014/NĐ- CP quy định về điều kiện được phép nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng, trong đó cho phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, mở ra hướng đi và tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp tàu thủy của Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (SBIC).
Tuy nhiên, dù Nghị định 114 có hiệu lực từ 1/1/2015, nhưng theo Bộ Giao thông vận tải, đến nay chưa có doanh nghiệp, cơ sở phá dỡ tàu biển nào được công bố, cấp phép để thực hiện nhập khẩu, phá dỡ tàu biển. Nguyên nhân là do trong quá trình triển khai thực hiện các doanh nghiệp đã gặp một số vướng mắc đối với quy định về thủ tục môi trường liên quan đến việc đưa cơ sở phá dỡ vào hoạt động.
Theo đó, các doanh nghiệp của SBIC chưa kịp hoàn thiện các thủ tục về môi trường và còn thiếu các hồ sơ, giấy tờ pháp lý, cụ thể: Đã có Báo cáo đánh giá tác động môi trường, tuy nhiên trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa có nội dung đánh giá về phá dỡ tàu biển; Giấy xác nhận các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành; Giấy đăng ký chủ nguồn thải nguy hại; Giấy xin phép xả nước thải vào nguồn nước; Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu; Giấy chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001; Cán bộ được cấp chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Việc triển khai thực hiện đầy đủ các thủ tục nêu trên, đòi hòi doanh nghiệp phải tốn một khoảng thời gian nhất định (từ 5 đến 10 tháng) để hoàn thành, thêm vào đó, việc thực hiện các quy định này cần phải tiến hành tham vấn cộng đồng, khảo sát, đánh giá hiện trạng, cũng như nghiên cứu, cân nhắc để xây dựng các giải pháp trong quá trình vận hành một cách khả thi.
Ngoài ra, theo quy định về môi trường khi nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ doanh nghiệp nhập khẩu còn phải có Kế hoạch bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường xác nhận theo quy định; Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; Việc nhập khẩu tàu biển để phá dỡ ngoài việc thực hiện các thủ tục nhập khẩu theo quy định hiện hành còn phải xuất trình chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường với tàu biển nhập khẩu để phá dỡ do tổ chức chứng nhận phù hợp cấp.
Như vậy, doanh nghiệp đang phải đáp ứng rất nhiều quy định, thủ tục giấy tờ mới có thể nhập khẩu và tháo dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
Doanh nghiệp phải giữ 100% vốn điều lệ
Trước những vướng mắc trên của các doanh nghiệp, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 82/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định số 114/2014/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định số 147/2018/NĐ-CP quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng với nhiều quy định rõ ràng hơn về đối tượng, điều kiện được phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng. Theo đó, doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ phải đáp ứng các điều kiện là doanh nghiệp Việt Nam do tổ chức, cá nhân Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ. Đồng thời phải là người sở hữu hoặc người quản lý, khai thác cơ sở phá dỡ tàu biển đã được đưa vào hoạt động theo quy định của pháp luật.
Nghị định cũng nêu rõ nguyên tắc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng. Theo đó, việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động, an toàn phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. Việc phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng chỉ được thực hiện tại cơ sở phá dỡ tàu biển đã được đưa vào hoạt động theo quy định.
Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải được đưa vào cơ sở phá dỡ trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan nhưng không vượt quá 90 ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam; thời gian phá dỡ tàu biển không được kéo dài quá 180 ngày kể từ ngày bắt đầu phá dỡ.
Doanh nghiệp nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải mua bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường liên quan đến hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo quy định.
Đánh giá về điểm mới trong Nghị định 82, đại diện Công ty Cổ phần Vận tải biển Nam Long (Hải Phòng) - doanh nghiệp đang chuẩn bị tham gia vào lĩnh vực nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng cho biết, một điểm đáng chú ý trong Nghị định 82 chính là đã hủy bỏ quy định về thủ tục phê duyệt kế hoạch phá dỡ tàu biển, điều này giúp các doanh nghiệp cắt giảm bớt được thủ tục hành chính, để doanh nghiệp tự phê duyệt và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để kiểm tra, giám sát.
Tin liên quan
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
16:41 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh
15:57 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bị thiệt hại mong tín dụng ưu đãi sớm được giải ngân
14:05 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng
07:55 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cần cải thiện hơn nữa trong cấp phép lao động
07:30 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sun Life Việt Nam đồng hành hỗ trợ người dân vượt qua bão lũ
21:16 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
16:34 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
15:49 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dịch vụ của hãng tàu COSCO Shipping Lines Vietnam
15:03 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề xuất linh động giải pháp tín dụng giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão
13:39 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chưa hoàn thiện hồ sơ, LPBank lùi lịch "chốt" việc mua 5% cổ phần FPT
11:33 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk tích cực thực hiện dự án cánh rừng Net Zero
10:15 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ động nguồn nguyên phụ liệu - “lối thoát” cho dệt may, da giày xuất khẩu
14:36 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”
14:35 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk và FPT hợp tác nâng tầm quản trị tài chính bằng giải pháp công nghệ
09:12 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform