Hải quan Đà Nẵng đối thoại giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đà Nẵng. Ảnh: N.Linh. |
Đối với qui định về kiểm hóa hộ đối với hàng hóa gia công và sản xuất XK, theo quy định tại điểm 9 khoản 18 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, việc kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại khoản này chỉ áp dụng đối với hàng xá, hàng rời và hàng hóa NK phục vụ gia công, sản xuất hàng hóa XK, hàng hóa của DN chế xuất. Như vậy, hàng hóa XK gia công hoặc sản xuất XK không được thực hiện việc kiểm hóa hộ theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai. Quy định này đang gây khó khăn cho các DN XK vì trên thực tế phát sinh rất nhiều trường hợp mà việc được phép kiểm hóa hộ giúp DN tiết giảm được rất nhiều thời gian, chi phí và thuận tiện trong việc thực hiện các thủ tục có liên quan đến kiểm tra thực tế hàng hóa.
Ví dụ, hàng hóa giao cho các đơn vị tại TP Hồ Chí Minh gia công, xuất hàng tại các cửa khẩu của TP Hồ Chí Minh, DN thì mở tờ khai tại các chi cục hải quan thuộc Cục Hải quan Đà Nẵng vì thuận tiện nhưng hàng hóa lại rơi vào luồng Đỏ, phải kiểm tra thực tế. Phương án xử lý trong trường hợp này là kéo hàng về Đà Nẵng kiểm hóa dẫn tới phát sinh chi phí vận chuyển; Hủy tờ khai đã mở (sẽ bị cập nhật vào Hệ thống quản lý rủi ro để đánh giá tiêu chí chấp hành pháp luật đối với DN) để mở tờ khai mới tại các chi cục thuộc Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh cho thuận tiện thì lại phải cử nhân viên vào để thực hiện các thủ tục hoặc phải thuê đơn vị dịch vụ (hoặc mở tờ khai từ đầu tại các chi cục thuộc Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh), dẫn đến không thuận tiện, phát sinh chi phí. Ngoài ra, đối với hàng dệt may, thường các đơn hàng sát với ngày giao hàng, nếu vướng trường hợp như trên sẽ làm chậm trễ việc giao hàng, có thể trễ chuyến tàu. DN kiến nghị bãi bỏ hoặc sửa đổi qui định hiện hành, cho phép thực hiện việc kiểm hóa hộ tại cửa khẩu nhằm tạo thuận lợi cho DN thông quan hàng hóa nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho DN.
Trả lời vướng mắc của DN, Cục Hải quan Đà Nẵng cho biết: Vấn đề trên đã được Tổng cục Hải quan ghi nhận đưa vào Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, Thông tư 39/2018/TT-BTC. Theo đó, dự kiến sẽ bãi bỏ Khoản 9 Điều 29 Thông tư 38/2015/TT-BTC, đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 18 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
DN phản ánh hiện nay, có nhiều đối tác nước ngoài cần thuê DN tại Việt Nam sửa chữa các sản phẩm bị lỗi hay hư hỏng. Nhưng qua tìm hiểu thì hoạt động đưa hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam để thực hiện dịch vụ sửa chữa, thu phí và sau đó xuất trả lại cho phía đối tác nước ngoài không phải là hoạt động gia công hay tạm nhập tái xuất theo như qui định của Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương... Những trường hợp này, hiện tại cơ quan Hải quan đang tư vấn cho DN thực hiện thủ tục NK và XK theo loại hình kinh doanh thông thường và phải tuân thủ chính sách mặt hàng và chính sách thuế theo qui định hiện hành đã gây nhiều khó khăn và không tạo điều kiện thuận lợi cho các DN khi thực hiện loại hình dịch vụ này. DN đề nghị có cách thức xử lý phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN khi thực hiện loại hình dịch vụ này.
Về vấn đề trên, Cục Hải quan Đà Nẵng cho biết: Theo quy định tại Điều 178 Luật Thương mại quy định: “Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao”.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Luật Quản lý ngoại thương: “Trừ trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất quy định tại Điều 39 của Luật này, thương nhân được tạm nhập vào Việt Nam hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm XK, cấm NK; hàng hóa không thuộc diện tạm ngừng XK, tạm ngừng NK theo hợp đồng với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam”.
Căn cứ các quy định nêu trên, hoạt động đưa hàng hóa về Việt Nam để sửa chữa không phải là hoạt động gia công hay hoạt động tạm nhập, tái xuất theo quy định của Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương. Đề nghị DN thực hiện thủ tục NK, XK theo loại hình kinh doanh thông thường và phải tuân thủ chính sách mặt hàng, chính sách thuế theo quy định hiện hành.
DN cũng phản ánh về vấn đề có quá nhiều yêu cầu kiểm tra chuyên ngành khi NK dẫn đến việc thông quan hàng hóa chậm, từ đó làm tăng thêm chi phí cho DN. Đề nghị bỏ quy định phải đăng ký kiểm tra chuyên ngành bởi vì đối với một số sản phẩm đặc thù khi muốn đưa sản phẩm ra thị trường DN cũng phải làm thủ tục kiểm tra bởi các bộ ngành liên quan. Nếu DN không thực hiện thì khi kiểm tra sau thông quan sẽ áp dụng chế tài xử phạt thật nặng.
Theo qui định hiện hành, trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan có trách nhiệm nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành cho chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản trừ trường hợp việc kiểm tra kéo dài theo xác nhận của cơ quan kiểm tra chuyên ngành. Nếu vi phạm quy định đưa hàng về bảo quản, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, người khai hải quan không được mang hàng về bảo quản: i) Trong thời gian 1 năm kể từ ngày bị xử phạt về hành vi tự ý phá dỡ niêm phong; tráo đổi hàng hóa, tự ý đưa hàng hóa ra lưu thông, sử dụng; bảo quản hàng hóa không đúng địa điểm đăng ký với cơ quan Hải quan; ii) Trong thời gian 6 tháng kể từ ngày bị xử phạt về hành vi vi phạm bị lập biên bản nếu vi phạm quy định về thời hạn nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành nêu tại điểm a khoản này.
Do đặc thù của việc kiểm tra chuyên ngành, phải cung cấp rất nhiều hồ sơ cho các bộ ngành kiểm tra, dẫn đến mất rất nhiều thời gian nên DN đề xuất cho thông quan trước và sẽ cung cấp khi kiểm tra sau thông quan nhằm tạo thuận lợi cho DN XNK hàng hóa để giúp cho DN giảm bớt chi phí phát sinh không đáng có.
Trả lời vướng mắc của DN, Cục Hải quan Đà Nẵng cho biết, căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 3, Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 về hàng hóa XK, NK là đối tượng phải kiểm tra; mục 3, mục 4 Chương 3 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 và Chương VI Luật An toàn thực phẩm năm 2010, theo đó áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất NK do các bộ, ngành chịu trách nhiệm quản lý. Cơ quan Hải quan chỉ căn cứ quy định của pháp luật chuyên ngành để thực hiện. Do vậy, đề nghị bỏ quy định phải đăng ký kiểm tra chuyên ngành không thuộc và vượt thẩm quyền của cơ quan Hải quan.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra chuyên ngành được thực hiện theo các quy định của pháp luật về chuyên ngành như Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007, Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư của các bộ, ngành. Theo đó, tùy theo hàng hóa XNK sẽ có quy định phương thức kiểm tra cụ thể (trước thông quan hoặc sau thông quan). Cơ quan Hải quan sẽ căn cứ quy định của pháp luật về chuyên ngành để thực hiện.
Tin liên quan
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Đối thoại chính trị-an ninh-quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 13
08:44 | 27/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
(PHOTO) Công đoàn Tổng cục Hải quan thăm hỏi, tặng quà người dân xã Yên Lạc (Cao Bằng)
09:19 | 24/09/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh sớm hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách
09:14 | 24/09/2024 Hải quan
Doanh nghiệp đề xuất nhiều vấn đề với cơ quan Hải quan
07:50 | 24/09/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
16:57 | 23/09/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 9/2024
14:58 | 23/09/2024 Hải quan
Quốc lộ 8A đi cửa khẩu quốc tế Cầu Treo ách tắc giao thông do sạt lở
11:32 | 23/09/2024 Hải quan
Hải quan TPHCM tổ chức giao hữu bóng đá quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc
10:08 | 23/09/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 9/2024 (từ ngày 16/9 đến 22/9/2024)
09:08 | 23/09/2024 Multimedia
Hải quan TPHCM: Đa dạng hình thức hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
14:26 | 20/09/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái đảm bảo quản lý trong tháng cuối năm
10:52 | 20/09/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục bão số 3
09:41 | 20/09/2024 Hải quan
2/5 doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ tại Hải quan Đắk Lắk được nâng hạng
09:03 | 20/09/2024 Hải quan
Hải quan– Biên phòng Gia Lai-Kon Tum phối hợp ngăn chặn hàng cấm qua biên giới
08:52 | 20/09/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform