Hướng tới xã hội không tiền mặt
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và các đại biểu tham quan tiện ích thanh toán không tiền mặt của ngân hàng. Ảnh: Thu Hòa. |
Tăng trưởng nhanh...
Để đẩy mạnh TTKDTM, thời gian qua, bên cạnh hoàn thiện cơ sở pháp lý, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp, đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục đầu tư, phát triển hạ tầng thanh toán; tăng cường công tác an ninh, bảo mật, đảm bảm quyền lợi của khách hàng; cũng như triển khai ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong cung ứng dịch vụ thanh toán. Bên cạnh đó, NHNN cũng đẩy mạnh truyền thông phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và cách thức thanh toán tiêu dùng của người dân, qua đó nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho người dân, khuyến khích sử dụng các phương thức TTKDTM.
Kết quả, trong 5 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã đạt trên 64.160 nghìn giao dịch tương ứng với gần 35.728 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 23% về số lượng giao dịch và tăng 17% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2018. Đến cuối tháng 4/2019, trên toàn quốc có hơn 18.700 ATM, tăng trên 4% so với cùng kỳ năm 2018, số POS đạt được 266.700 POS và hiện đã được lắp đặt tại hầu hết các cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn, đang mở rộng đến các đơn vị cung cấp dịch vụ công như cơ sở y tế, bệnh viện, trường học...
Cùng với đó, số lượng và giá trị giao dịch thẻ cũng tiếp tục tăng. Đến 31/3/2019, số lượng giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng đạt hơn 65 triệu giao dịch (tăng 18% so với cùng kỳ năm 2018) với tổng giá trị giao dịch hơn 171 nghìn tỷ đồng (tăng 19%). Giao dịch điện tử qua internet cũng tăng 66% về khối lượng và 13% về giá trị, qua điện thoại di động tăng 98% về khối lượng và 232% về giá trị.
Các công nghệ mới, hiện đại trong thanh toán như việc áp dụng xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt, QR Code, thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS,... được các ngân hàng nghiên cứu, hợp tác và ứng dụng. Ngoài ra, thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng cũng được đẩy mạnh. Hiện có khoảng 50 ngân hàng đã thỏa thuận phối hợp thu thuế điện tử với ngành Thuế, Hải quan trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố và 768 quận, huyện trên cả nước.
Bà Phùng Nguyễn Hải Yến, Phó Tổng giám đốc Vietcombank cho biết, hiện Vietcombank đã tham gia phối hợp thu thuế nội địa và thuế XNK ngay từ những ngày đầu tiên triển khai thu qua ngân hàng và hiện đã sẵn sàng đáp ứng cho việc mở rộng thanh toán các dịch vụ công, trong đó có cả các phương thức thanh toán hiện đại như QR Code, thanh toán không tiếp xúc… Thời gian qua, đơn vị đã phối hợp triển khai thanh toán dịch vụ hành chính công cho tỉnh Quảng Ninh với hơn 1.300 dịch vụ công trực tuyến và hơn 8.000 loại phí của các sở, ngành. Cụ thể, Vietcombank đã dán mã QR Code tại các cơ quan hành chính tại Quảng Ninh để người dân, DN có thể thanh toán các loại thuế, phí nhanh chóng và tiện lợi… Nhiều ngân hàng, DN cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cũng đã có sự chuẩn bị sẵn sàng cho việc TTKDTM.
... Nhưng tỷ trọng vẫn thấp
Dù có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng như vậy, nhưng theo đánh giá của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, kết quả này mới chỉ là bước đầu. Hiện TTKDTM tại Việt Nam vẫn mới chỉ chiếm tỷ lệ 14% trong tổng phương tiện thanh toán. TTKDTM chỉ chiếm tỷ lệ cao trong các hoạt động thu thuế nội địa và thuế XNK. Trong khi đa phần người dân vẫn có thói quen dùng tiền mặt. Cụ thể, ông Nguyễn Anh Đức, quyền Tổng giám đốc Saigon Coop cho biết, mặc dù hệ thống Saigon Coop đều đã cập nhật các phần mềm, ứng dụng chấp nhận thanh toán như quét mã QR, thanh toán bằng ví điện tử, nhưng cũng chỉ có 5% khách hàng có thói quen TTKDTM, còn lại đa phần đều băn khoăn sợ tăng chi phí, sợ mất an toàn hoặc cho rằng thanh toán không tiền mặt chưa tiện lợi.
Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee cũng cho hay, hiện mỗi ngày trên hệ thống của Shopee có khoảng vài chục ngàn đơn hàng thanh toán không tiền mặt. Tuy nhiên, xét trên tổng số lượng đơn hàng thì TTKDTM vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, và trong số 7 quốc gia mà Shopee đang hoạt động thì tỷ lệ TTKDTM tại Việt Nam là ở mức thấp nhất. Theo ông Tuấn Anh, các khách hàng của Shopee đều là những người trẻ, nhiều người khi ra nước ngoài đều TTKDTM, nhưng về Việt Nam lại dùng tiền mặt. “Điều đó cho thấy lý do không phải là do thói quen mà là trải nghiệm không dùng tiền mặt tại Việt Nam vẫn chưa thực sự thuận lợi so với dùng tiền mặt” – ông Tuấn Anh đánh giá. Điển hình như quy trình sử dụng ví điện tử vẫn còn nhiều rào cản. Để có thể tích hợp thành công ví điện tử theo đúng quy định thì cần tới 18 bước. Đây chính là thách thức đối với sự kiên nhẫn của khách hàng.
Khách hàng cần nhanh, tiện và rẻ
Để thay đổi trải nghiệm của khách hàng, qua đó thúc đẩy TTKDTM, theo ông Trần Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc VNPT Media, cần phải thúc đẩy hệ thống thay đổi từ bên trong. Theo đó, phải số hoá toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống tính cước cho đến các kênh bán hàng. Ngoài ra, khi thực hiện giao dịch thanh toán, khách hàng chỉ quan tâm làm sao cho nhanh chóng, tiện lợi và chi phí thấp. Do đó, DN cung ứng dịch vụ phải đẩy mạnh khuyến mãi, liên kết với ngân hàng để đưa ra các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút người dùng…
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, chính sách về phí phải có sự hài hoà giữa ngân hàng, trung gian thanh toán, công ty công nghệ và người sử dụng. “Thà tỷ lệ phí thấp nhưng số lượng người dùng, khối lượng giao dịch, và tổng doanh thu cao. Đừng nghĩ tới lợi nhuận ngay từ đầu mà lợi nhuận sẽ đến trong tương lai và sẽ tăng theo cấp số nhân” – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Là một trong những đơn vị đạt được nhiều thành công trong việc triển khai TTKDTM, bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc chiến lược và phát triển kinh doanh của VIB chia sẻ, hiện mỗi năm ứng dụng MyVIB xử lý tới trên 6 triệu giao dịch và trên 75% giao dịch của VIB hiện nay là thông qua ngân hàng điện tử và internet banking. Để có được kết quả như trên, ngân hàng đã đẩy mạnh áp dụng các công nghệ hiện đại như QR code, quản lý thẻ real times… Cùng với đó là hàng loạt sản phẩm có tính năng tiên phong, chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng như thẻ tín dụng miễn lãi trọn đời, khuyến mãi khi chi tiêu qua thẻ…
Đối với thanh toán dịch vụ công, bà Yến cũng đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả trong thời gian tới. Cụ thể, đối với các đơn vị hành chính công, cần có sự vào cuộc tích cực và trách nhiệm của các địa phương trong việc sẵn sàng về cơ sở dữ liệu và hạ tầng kỹ thuật kết nối với hệ thống thanh toán của ngân hàng. Đồng thời xây dựng lộ trình rõ ràng đưa danh mục dữ liệu lên mức độ 3 và 4 để tiến tới việc triển khai TTKDTM đối với các dịch vụ công. Các đơn vị cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền để DN, người dân hiểu các tiện ích của dịch vụ, yên tâm về tính an toàn của dịch vụ, cũng như nắm bắt được rõ ràng quy trình thực hiện, từ đó khuyến khích người dân có thói quen sử dụng các dịch vụ TTKDTM. Ngoài ra, theo bà Yến, các bộ ngành liên quan cần ưu tiên rà soát và ban hành các văn bản liên quan để hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc thanh toán dịch vụ công trực tuyến qua các ngân hàng như định danh khách hàng, chứng từ hóa đơn điện tử…
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ: TTKDTM phải đặt mục tiêu tăng trưởng nhanh hơn Thời gian tới TTKDTM phải đặt mục tiêu tăng trưởng nhanh hơn để rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực, qua đó đóng góp cho phát triển dịch vụ. Cùng với đó, phải phổ cập dịch vụ tài chính tới tất cả người dân theo quan điểm không ai bị bỏ lại phía sau. Dù số thu thuế qua ngân hàng rất tốt nhưng hàng triệu người dân ở nông thôn không được tiếp cận thì cũng chưa đạt yêu cầu. Để làm được điều đó, NHNN cần phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan tiến hành rà soát để hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ mới cho mô hình thanh toán mới, làm cơ sở cho việc triển khai quy trình nghiệp vụ của các đơn vị kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với việc thu phí các dịch vụ công như điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội. Trong đó, cần chuẩn hoá bộ quốc gia QR Code, chuẩn hoá hệ thống công nghệ thông tin của các cơ quan, đơn vị cung ứng dịch vụ công theo hướng tập trung và có khả năng kết nối, tích hợp với hạ tầng thanh toán của ngành ngân hàng. Ngoài ra, phải khẩn trương hoàn tất xây dựng và triển khai Chiến lược quốc gia về Tài chính toàn diện, qua đó tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính, nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về tài chính của người tiêu dùng trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính. N.H (lược ghi ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Hội thảo Xã hội không tiền mặt: Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam, ngày 11/6 ) |
Tin liên quan
Chưa hoàn thiện hồ sơ, LPBank lùi lịch "chốt" việc mua 5% cổ phần FPT
11:33 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
20:46 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
20:32 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
Hải quan- Biên phòng TPHCM kiểm soát buôn lậu qua cảng biển
Cất vó” 26kg ma tuý từ manh mối đối tượng xuất nhập cảnh nhiều lần
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
(PHOTO) Công đoàn Tổng cục Hải quan thăm hỏi, tặng quà người dân xã Yên Lạc (Cao Bằng)
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform