Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
Theo báo cáo An sinh xã hội thế giới 2024-2026 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố ngày 30/10/2024, hơn một nửa dân số thế giới (52,4%) được bao phủ an sinh xã hội, tỷ lệ này ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 53,6%.
Tuy nhiên, vẫn còn khoảng trống rất lớn khi có tới 3,8 tỷ người trên toàn thế giới nằm ngoài diện bao phủ này.
Theo đó, ILO cho rằng, các quốc gia thu nhập thấp và trung bình cần thêm 1.400 tỷ USD hay 3,3% GDP để bao phủ an sinh xã hội. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 554 tỷ USD hay 2,0% GDP.
Tỷ trọng chi ngân sách cho an sinh xã hội của Việt Nam đã tăng dần trong các năm qua, từ 2,85% GDP năm 2005 lên 4,14% GDP năm 2010 và 4,67% GDP năm 2011 và khoảng 6,7% GDP năm 2021 và khoảng 7% GDP năm 2023. |
Tại Việt Nam, theo bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO Việt Nam, an sinh xã hội là ưu tiên của Việt Nam trong thời gian qua, Việt Nam có những cam kết rất mạnh mẽ về an sinh xã hội với những đổi mới về chính sách xã hội, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và hiện đang sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế, Luật Việc làm.
Những thay đổi này đưa Việt Nam tiếp cận gần hơn đến việc đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), phù hợp với các Tiêu chuẩn lao động quốc tế (ILS) và các thông lệ quốc tế tốt nhất.
Lễ công bố báo cáo về An sinh xã hội thế giới 2024-2026 do Trường Đại học Kinh tế quốc dân và ILO tổ chức vào ngày 30/10/2024. |
Nhưng theo các chuyên gia, Việt Nam đang gặp nhiều thách thức đối với việc mở rộng an sinh xã hội cho toàn dân, như thị trường lao động phi chính thức còn lớn và già hóa dân số nhanh trong điều kiện thu nhập trung bình. Đặc biệt, Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất về biến đổi khí hậu.
Theo số liệu tính toán từ Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2019 và dự báo dân số 2019-2069 của Tổng cục Thống kê, dân số cao tuổi (từ 60 tuổi) của Việt Nam tăng mạnh từ 11,4 triệu người chiếm tỷ lệ 11,86% vào năm 2019, dự kiến lên 20,2 triệu người, chiếm 18,71% vào năm 2034 và lên mức 28,6 triệu người, chiếm tỷ lệ 24,88% vào năm 2049.
GS.TS. Giang Thanh Long, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, nguồn lực tài chính của Việt Nam còn hạn chế trong nguy cơ “già trước khi giàu”; hơn nữa, chính sách tản mát, chồng chéo và chưa thực sự thích ứng với già hóa dân số.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị cần đổi mới chính sách an sinh xã hội, đảm bảo hệ thống chính sách phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Trong đó, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân đề nghị cần tập trung vào cách tiếp cận toàn diện và đảm bảo rằng hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam có thể giải quyết các thách thức hiện nay, không bỏ ai lại phía sau.
“Đầu tư cân bằng cho cả tăng trưởng kinh tế và các chính sách xã hội mới sẽ giúp đạt mục tiêu trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và bao phủ an sinh xã hội toàn dân”, GS.TS. Phạm Hồng Chương nhận định.
Tin liên quan
Chính sách tài khoá cần trở lại trạng thái bình thường trong giai đoạn mới
14:54 | 29/10/2024 Tài chính
Bài toán kinh tế của tân Tổng thống Indonesia
07:50 | 29/10/2024 Nhìn ra thế giới
Lao động rời phố, về quê
07:51 | 29/10/2024 Người quan sát
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
16:09 | 30/10/2024 Kinh tế
Quốc hội sẽ chất vấn 3 nhóm vấn đề về ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông
20:20 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề nghị kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Quảng Ninh
19:11 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quảng Bình: Lũ lên mức đỉnh lịch sử, Lệ Thủy bị chia cắt nghiêm trọng
11:16 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Thủ tướng được quyết định dự án từ 10.000-30.000 tỷ đồng
11:15 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Rà soát toàn bộ quỹ nhà tái định cư để chuyển sang nhà ở xã hội
09:15 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện CEPA giữa Việt Nam và UAE
08:36 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chống lãng phí, để mỗi quyết định đầu tư đều hiệu quả và minh bạch
07:30 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội lo "một rừng" thủ tục trong vay mua nhà ở xã hội
18:54 | 28/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cử tri lo lắng trước hiện tượng thổi giá, gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản
18:49 | 28/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội vẫn còn ít
HSG ghi nhận lợi nhuận tăng 17 lần trong niên độ tài chính 2023-2024
"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
Đầu tư cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội
Việt Nam - mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng điện tử, thiết bị thông minh
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK