Lạm dụng kháng sinh hôm nay- Ngày mai không thuốc chữa
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kháng kháng sinh xảy ra khi con người lạm dụng hoặc dùng kháng sinh sai mục đích.
Việc lạm dụng kháng sinh sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho tương lai. Ảnh: DN |
TS. Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam thông tin, báo cáo về tình hình kháng thuốc của một nhóm điều phối của Liên hợp quốc đưa ra hồi tháng 4/2019 khuyến nghị, nếu không hành động ngay từ hôm nay, đến năm 2050 thế giới sẽ có 10 triệu ca tử vong mỗi năm do kháng thuốc, cao hơn số ca tử vong vì ung thư; kháng thuốc tạo gánh nặng kinh tế toàn cầu, tiêu tốn khoảng 100 tỷ USD, đồng thời từ nay đến năm 2030, hơn 24 triệu người sẽ rơi vào tình trạng đói nghèo.
Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, ước tính ở Việt Nam, tình hình kháng thuốc trở nên báo động. Việt Nam đứng thứ 11 trong những quốc gia có tần suất sử dụng kháng sinh nhiều nhất.
Thống kê của cơ quan BHXH Việt Nam năm 2018 cho thấy, kháng sinh là một trong những loại thuốc BHYT chi trả cao nhất. Càng sử dụng nhiều thuốc kháng sinh thì càng có nguy cơ, cơ hội cho vi khuẩn trở nên kháng thuốc.
Theo GS.TS Ngô Quý Châu, Phó Giám đốc Phụ trách Bệnh viện Bạch Mai, trong quá thăm khám tại bệnh viện, ông đã chứng kiến nhiều trường hợp chủ quan với việc sử dụng thuốc kháng sinh. Có người bệnh khi bị ốm không chịu đi khám mà lục lại đơn thuốc được bác sỹ kê từ 3 năm trước để tự đi mua thuốc về điều trị.
Bên cạnh đó, việc người dân uống kháng sinh cũng không đủ liều cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính trạng kháng thuốc kháng sinh.
Để hành động chống lại vấn nạn kháng kháng sinh, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng, từ năm 2013, Việt Nam đã hưởng ứng lời kêu gọi của Tổ chức Y tế thế giới “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” và là một trong số các nước đi đầu trong việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020.
Đối với mỗi cá nhân trong cộng đồng, ông Khuê kêu gọi, mọi người chỉ sử dụng kháng sinh khi được bác sỹ kê đơn; không chia sẻ hoặc sử dụng thuốc kháng sinh dư thừa của người khác.
"Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách thường xuyên rửa tay, chuẩn bị thức ăn hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh, quan hệ tình dục an toàn và tiêm chủng vắc xin đúng lịch", Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh nêu.
Đối với các bác sỹ và nhân viên y tế, theo ông Khuê, cần ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay, dụng cụ và môi trường sạch sẽ; chỉ kê đơn và phân phối kháng sinh khi cần thiết, theo phác đồ hiện hành; nói chuyện với bệnh nhân về cách sử dụng kháng sinh đúng cách, hậu quả đề kháng kháng sinh và nguy cơ lạm dụng thuốc.
"Đối với các nhà quản lý và người hành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp, chỉ cung cấp thuốc kháng sinh cho động vật dưới sự giám sát nhân viên thú y; truyền thông và áp dụng việc thực hành tốt ở tất cả các bước sản xuất và chế biến thực phẩm từ động vật và thực vật; cải thiện an toàn sinh học tại các trang trại và ngăn ngừa nhiễm trùng thông qua cải thiện vệ sinh và bảo vệ động vật", Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh kêu gọi.
Tin liên quan
Không để người dân không được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sau bão, lũ
10:39 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thu hồi lô thuốc do Codupha nhập khẩu
10:49 | 10/09/2024 An ninh XNK
Sửa luật nhằm khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài sản công
21:50 | 29/08/2024 Tài chính
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
18:51 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết
11:08 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu
10:03 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ vươn lên thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam
09:13 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?
07:49 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
21:12 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(PHOTO) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
09:07 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
20:11 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ
10:06 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform