Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Bawns Cas H5

Làm mới và khơi thông các động lực cho tăng trưởng

(HQ Online) - Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, làm mới những động lực tăng trưởng cũ, kiến tạo các động lực tăng trưởng mới sẽ là “chìa khóa” đem lại sức mạnh cộng hưởng giúp nền kinh tế phục hồi và phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh mới nhiều biến động, rủi ro ngày càng gia tăng.
Hải quan Việt Nam tạo động lực mới cho doanh nghiệp phục hồi và bứt phá Cần phát hiện, khai thác hiệu quả những động lực tăng trưởng mới
Làm mới và khơi thông các động lực cho tăng trưởng
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những tác động từ bên ngoài. Ảnh: SAMCO

Nhiều dự báo hạ tăng trưởng GDP

Đánh giá về mức tăng trưởng GDP cả năm 2023, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên trường Chính sách công và quản lý Fulbright Việt Nam cho rằng, việc đạt tốc độ tăng trưởng 6,5% năm 2023 là vô cùng khó khăn, khi hai quý cuối năm phải tăng đến 9% so với cùng kỳ. Theo ông Thành, cả 3 động lực tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế Việt Nam là tiêu dùng nội địa, đầu tư công và xuất khẩu đều không theo hướng chuyển đổi xanh và kinh tế tuần hoàn. Ngay cả khi không có nhiều thay đổi về cơ cấu kinh tế và phát huy được tác động tích cực của một số động lực tăng trưởng mới thì việc đạt mục tiêu GDP tăng trưởng bình quân 6,5% trong giai đoạn 2021-2025 là vô cùng khó khăn.

Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công:

Gỡ các nút thắt thị trường

Làm mới và khơi thông các động lực cho tăng trưởng
Ông Phạm Tấn Công.

Cần gỡ các nút thắt để phát triển các thị trường như thị trường tín dụng, thị trường trái phiếu, thị trường bất động sản. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế, mở rộng thị trường, khai thác các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. Cùng với năng lực nội sinh và động lực phát triển, cũng cần phát huy sức mạnh ngoại sinh. Theo đó, tranh thủ cơ hội để thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn lực FDI, tận dụng cơ hội từ bối cảnh của thế giới khi đang có sự thay đổi trật tự chuỗi cung ứng, có sự dịch chuyển về dòng vốn, công nghệ và xu thế phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số đang tạo cơ hội cho những nước đi sau như Việt Nam. Do đó, cần kịp thời có chính sách để nắm bắt được các dòng vốn FDI, tạo hiệu ứng lan tỏa cho phát triển doanh nghiệp bản địa.

TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM):

Thể chế là “chìa khóa” mở đường

Làm mới và khơi thông các động lực cho tăng trưởng
TS. Trần Thị Hồng Minh.

Điểm tích cực là Việt Nam đã có những nền tảng cho “đổi mới tư duy”. Theo đó, trong hơn hai năm qua, Quốc hội đã đồng hành, tháo gỡ không ít rào cản về mặt thể chế, chính sách cho hoạt động cải cách và điều hành của Chính phủ. Các quy hoạch được phê duyệt đã lồng ghép những tư duy mới, gắn với phát triển kinh tế đô thị, liên kết vùng,… Tư duy xây dựng cơ chế thử nghiệm cho một số lĩnh vực (fintech, kinh tế tuần hoàn), cơ chế đặc thù cho vùng, địa phương đã được cân nhắc tích cực hơn nhằm tạo không gian cho các lĩnh vực, địa phương sớm phục hồi, chuyển đổi và phát triển. Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đã được tư duy trong quan hệ tương hỗ với nhau, và đều ưu tiên thực hiện khẩn trương, ngay trong quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Để những tư duy ấy trở nên sâu sắc hơn đòi hỏi phải có đánh giá thấu đáo, toàn diện về nội lực của nền kinh tế. Nội lực ấy không chỉ giới hạn ở lượng tiền, vàng và các tài sản khác mà người dân Việt Nam đang nắm giữ. Trong đó, thể chế chính là một nguồn lực, thậm chí là “chìa khóa mở đường”. Tính toán của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy, nếu xóa bỏ hoàn toàn khoảng cách so với mức trung bình của OECD về các rào cản thương mại và đầu tư, Việt Nam có thể tăng GDP bình quân đầu người thêm 1% sau 1 năm, và 7,3% sau 10 năm tiến hành cải cách (so với kịch bản không cải cách)...

Xuân Thảo (ghi)

Ông Nguyễn Xuân Thành dự báo tăng trưởng GDP năm nay sẽ đạt khoảng 5,5-5,9% nếu giải ngân đầu tư công đạt 95% kế hoạch Thủ tướng giao. Còn theo ông Alexander BÖHMER, Trưởng Ban Hợp tác và Quan hệ toàn cầu, Khu vực Nam Á và Đông Nam Á, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tại Pháp cho biết, OECD dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay dự báo gặp khó khăn nên hạ dự báo tăng trưởng GDP xuống 4,9%, dự kiến tăng lên 5,9% vào năm 2024.

Cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023, ông Sebastian Eckardt, Giám đốc khối nghiệp vụ kinh tế vĩ mô, thương mại và đầu tư - khu vực Đông Á Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới cho biết, tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm rõ rệt so với năm ngoái, nguyên nhân một phần do xung đột Nga-Ukraine hay chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, chịu ảnh hưởng rất lớn từ những tác động bên ngoài vì xuất khẩu của Việt Nam chiếm 50%. Vì vậy, dù sự suy giảm trên toàn thế giới không còn sâu sắc và có dấu hiệu khởi sắc hơn, nhưng những tác động này vẫn tác động tới Việt Nam, làm hạn chế tốc độ tăng trưởng. Trước thực trạng trên, ông Sebastian Eckardt đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 sẽ đạt 4,7%.

Trước đó, các tổ chức quốc tế cũng đều điều chỉnh dự báo tăng trưởng Việt Nam năm nay. Như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hạ dự báo GDP Việt Nam năm 2023 xuống 5,8% từ mức 6,5% đưa ra trước đó. Tương tự, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng UOB cũng đều hạ tăng trưởng Việt Nam năm nay 0,8-1,1% so với dự báo hồi đầu năm, lần lượt 4,7% và 5,2% do những áp lực lớn từ tổng cầu bên ngoài giảm mạnh, tác động đến xuất khẩu. Mới nhất, ngân hàng Standard Chartered dự báo giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 ở mức 5,4%.

"Thông mạch" để giải phóng các nguồn lực

Phân tích cụ thể hơn về các chính sách tài khoá linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết, thời gian qua trước những khó khăn do đại dịch Covid-19 và những biến động kinh tế, tài chính của thế giới và khu vực, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ, chúng ta đã thực hiện được nhiều chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, nới lỏng, có trọng tâm, trọng điểm... Cụ thể, các chính sách hỗ trợ nền kinh tế trong những năm qua ở mức lớn chưa từng có, chiếm khoảng 8,3% GDP, cao hơn rất nhiều so với các nước có cùng quy mô kinh tế. Trong đó, chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, giãn nhiều loại thuế, phí và các khoản thu ngân sách. Riêng từ năm 2021 đến nay, tổng số miễn, giảm, giãn các loại thuế, phí… lên đến 530.000 tỷ đồng. Năm 2023, tổng số thuế, phí được miễn, giãn, giảm ước khoảng 200.000 tỷ đồng, đến nay, đã thực hiện trên 130.000 tỷ đồng.

“Chính phủ cũng như Bộ Tài chính đang tiếp tục theo dõi tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, để từ đó chúng ta có thể có những điều chỉnh chính sách tài khóa cho phù hợp, đảm bảo giải quyết các khó khăn cho cho nền kinh tế, đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước, trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro, khó khăn thì chia sẻ giữa nhà nước và doanh nghiệp”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng cho biết thêm.

Bên cạnh việc triển khai có hiệu quả các chính sách tài khóa, các chính sách hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng kinh tế, trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để bảo đảm lưu thông các nguồn lực trong nền kinh tế thị trường, cần hạn chế phân bổ nguồn lực theo cơ chế “xin – cho”; ưu tiên thúc đẩy phát triển các thị trường, đặc biệt là các thị trường “đầu vào”, tạo cơ sở để việc phân phối các nguồn lực diễn ra theo đúng nguyên tắc thị trường (cạnh tranh). Các thị trường đầu vào càng đồng bộ, hiệu quả phát triển càng cao.

Cũng theo PGS.TS Trần Đình Thiên, vấn đề mấu chốt của kinh tế Việt Nam hiện nay chính là “thông mạch các nguồn lực” để giải phóng các nguồn lực, tạo động lực mạnh và mới cho tăng trưởng và phát triển. Để giải quyết nhiệm vụ đó, đđịnh hướng ưu tiên được nhằm vào chính là phát triển đúng hướng và đúng cách các thị trường; xây dựng một bộ máy quản trị và điều hành phát triển thông minh, biết dựa vào thị trường và có trách nhiệm.

Còn theo TS.Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam, kinh tế Việt Nam đã được dẫn dắt bởi 3 động lực tăng trưởng trong 30 năm qua, hiện nay 3 động lực tăng trưởng cần có sự phát triển đột phá để đạt được mục tiêu phát triển trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh. Việc phục hồi của nền kinh tế Việt Nam và thế giới sẽ là hình chữ U và đáy rất dài, đây là thách thức rất lớn, ảnh hưởng nặng nề, tuy nhiên chúng ta vẫn có cơ hội trong chuyển dịch các chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, cần tăng cường năng lực đối tác công tư trong các dự án phát triển công nghiệp, tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về đối tác công tư, hoàn thiện Luật Phát triển công nghiêp trình Quốc hội trong thời gian tới; cần có Chương trình quốc gia về nâng cao năng suất lao động và quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này.

Ngoài những động lực tăng trưởng cũ, các chuyên gia cũng chỉ ra nhiều động lực tăng trưởng mới trong trung và dài hạn. Đó là xu hướng phát triển mạnh mẽ của kinh tế số; tăng năng suất các yếu tố tổng hợp; sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân; đẩy mạnh cải cách thể chế; chuyển đổi sang tăng trưởng xanh và chủ động thích ứng biến đổi khí hậu; đẩy mạnh liên kết vùng - thúc đẩy vai trò của các đầu tàu kinh tế - xã hội. Để khai thác những động lực tăng trưởng mới nhằm phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, cần đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo.

Hai nhóm giải pháp lấy lại đà tăng trưởng GDP

Làm mới và khơi thông các động lực cho tăng trưởng
TS. Cấn Văn Lực.

Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, kinh tế Việt Nam đang ở trên đà tăng trưởng nhanh nhưng những tác động từ bên ngoài và hạn chế nội tại đã và đang kìm hãm tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững. Ngay cả khi kinh tế thế giới sớm phục hồi và khai thác được các động lực tăng trưởng mới thì tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 chỉ đạt từ 6-6,5%.

Xin ông cho biết những đánh giá của mình về tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian qua?

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, bất định từ năm 2020 đến hết 8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam vẫn là một nền kinh tế có khả năng chống chịu ở mức trung bình - khá, là một trong số ít các nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế dương năm 2020-2021, phục hồi ấn tượng trong năm 2022, tiếp tục là điểm đến đầu tư, du lịch, giao thương hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù tốc độ tăng trưởng có chậm lại từ đầu năm 2023 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn và nhiều vấn đề nội tại bộc lộ, song Việt Nam đang dần lấy lại đà phục hồi và kỳ vọng sáng sủa hơn trong 2 năm tới.

Trong 8 tháng đầu năm nay, kinh tế Việt nam chịu tác động tiêu cực từ bối cảnh kinh tế thế giới cũng như một số vấn đề nội tại. Tuy nhiên, bằng nỗ lực của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân, kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 3,72% trong 6 tháng đầu năm và đang phục hồi tích cực, tháng sau cao hơn tháng trước và quý sau cao hơn quý trước. Các cân đối lớn được đảm bảo, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp, lãi suất giảm, tỷ giá khá ổn định trong bối cảnh đối diện với nhiều khó khăn thách thức ở cả trong và ngoài nước.

Trước những khó khăn đến từ cả trong và ngoài nước, ông dự báo như thế nào về mức tăng trưởng của cả năm 2023 và trong giai đoạn tiếp theo?

Qua phân tích cho thấy, đóng góp vào tăng trưởng từ các khu vực kinh tế đến hết năm 2023 được dự báo như sau: lĩnh vực nông - lâm - thủy sản luôn tăng trưởng tương đối ổn định và đóng góp khoảng 0,35-0,45% vào tăng trưởng GDP chung, nhưng năm 2023, lĩnh vực này là bệ đỡ và có mức đóng góp cao hơn (khoảng 0,5-0,6%) vào tăng trưởng GDP cả năm. Đóng góp vào tăng trưởng của lĩnh vực khai khoáng dự báo giảm còn 0,14% do giá dầu giảm (khoảng 15%) năm 2023. Với tăng trưởng thương mại thế giới dự báo giảm (chỉ tăng khoảng 1-1,6% so với mức tăng 4% năm 2022), dẫn đến đóng góp vào tăng trưởng của công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2023 dự báo giảm còn 1,2-1,6%...

Như vậy, tăng trưởng GDP năm 2023 dự báo theo kịch bản cơ sở là 5,2-5,5%. Với kịch bản tiêu cực là kinh tế thế giới suy thoái nặng hơn, tận dụng được ít các cơ hội từ các động lực tăng trưởng mới, tăng trưởng dự báo là 4,4-4,5%. Tuy nhiên, với kịch bản tích cực là kinh tế thế giới sớm phục hồi, và khai thác được các động lực tăng trưởng mới (như chuyển đổi số, đẩy mạnh liên kết vùng với việc thúc đẩy 2 động lực chính là Hà Nội và TPHCM) tăng trưởng có thể đạt 5,5-6%.

Trong giai đoạn tới (2024-2025), theo kịch bản cơ sở, dự báo tình hình kinh tế thế giới từng bước phục hồi, lạm phát được kiếm chế và dần về mức dưới 3% năm 2025, khi đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt khoảng 6% năm 2024 và 6,5% năm 2025. Tuy nhiên, nếu Việt Nam có thể củng cố tốt hơn các động lực tăng trưởng hiện hữu và khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới, thì mức tăng trưởng có thể cao hơn.

Vậy theo ông chúng ta cần triển khai các giải pháp nào để lấy lại đà phát triển nhanh và bền vững, đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%/năm trong giai đoạn 2021-2025 như Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã đặt ra?

Kinh tế Việt Nam đang ở trên đà tăng trưởng nhanh nhưng những tác động từ bên ngoài và hạn chế nội tại đã và đang kìm hãm tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững hơn. Trong thời gian tới, muốn lấy lại đà phát triển nhanh và bền vững, đòi hỏi Quốc hội và Chính phủ cần thực hiện nhiều chính sách, giải pháp vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng chống chịu, củng cố các động lực tăng trưởng truyền thống vừa tạo không gian đủ rộng để khai thác hiệu quả các mô hình, động lực tăng trưởng mới, cho cả trước mắt và lâu dài.

So sánh với nhiệm kỳ trước (2016-2020), Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trung bình 6%/năm, lạm phát trung bình 3,15%/năm; nhiệm kỳ này (2021-2025), nếu chúng ta không có những giải pháp bứt tốc, những động lực tăng trưởng mới, thì chúng tôi dự báo chỉ đạt được tăng trưởng trung bình khoảng 5,7%/năm và như vậy sẽ khó đạt được mục tiêu 6,5%/năm như Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã đặt ra

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, chúng tôi kiến nghị 2 nhóm giải pháp chính.

Thứ nhất là nhóm giải pháp củng cố các động lực tăng trưởng hiện hữu. Theo đó, cần tiếp tục nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP; đẩy mạnh triển khai Chương trình phục hồi 2022-2023, các Chương trình mục tiêu quốc gia và giải ngân đầu tư công, nhất là đối với các dự án trọng điểm, có tính lan tỏa cao, đầu tư cơ sở hạ tầng.

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó cần chú trọng các động lực tăng trưởng hiện hữu bao gồm: đẩy mạnh giải ngân đầu tư công bởi theo đánh giá của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, nếu giải ngân được 95% tổng vốn 713 nghìn tỷ đồng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đầu tư Nhà nước tăng 30%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,2% và đóng góp 2% vào tăng trưởng GDP năm 2023; kích cầu tiêu dùng nội địa, theo tính toán của Nhóm Nghiên cứu, tiêu dùng (loại trừ yếu tố giá) tăng thêm 1% sẽ giúp GDP tăng thêm 0,2%; quan tâm thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng của các đầu tàu nền kinh tế, nhất là Hà Nội và TPHCM, qua đó thúc đẩy liên kết vùng… Tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác đã ban hành (như nêu trên) cũng như chính sách hoàn thuế GTGT…

Thứ hai là nhóm giải pháp phát huy, khai thác động lực tăng trưởng mới. Cụ thể, để phát huy, khai thác những động lực tăng trưởng mới nhằm phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, đạt mục tiêu chiến lược đã đề ra, cần đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế (nhất là các luật đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, tài chính, tín dụng, đấu thầu…), bao gồm cả tháo gỡ rào cản, chú trọng khâu thực thi và phối hợp chính sách; quan tâm xây dựng thể chế cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn…

Bên cạnh việc củng cố những động lực tăng trưởng hiện hữu (truyền thống) như xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng, việc phát hiện, khai thác hiệu quả những động lực tăng trưởng mới cũng hết sức quan trọng, đặc biệt là các động lực như: kinh tế số, năng suất lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, tăng trưởng xanh gắn với chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, và nâng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Xin cảm ơn ông!

Xuân Thảo (ghi)

Xuân Thảo

Tin liên quan

Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn

Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn

(HQ Online) - Chuỗi 4 triển lãm quốc tế quy mô lớn về công nghiệp dệt may đã thu hút gần 400 doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng đơn hàng.
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?

ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?

(HQ Online) - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt mức 6% vào năm 2024, sau đó tiếp tục cải thiện lên 6,2% trong năm 2025. Lạm phát dự báo cũng tăng nhẹ lên 4% trong cả hai năm. Các yếu tố chính tác động đến nền kinh tế là kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm, tác động liên tục từ xung đột Nga – Ukraine, bất ổn ở Trung Đông và những lo ngại về an ninh ở Biển Đỏ.
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá

TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá

(HQ Online) - Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, TPHCM chọn chuyển đổi xanh nhiệm vụ trọng tâm là động lực, chuyển đổi số là đột phá và hợp tác phát triển là nhiệm vụ quan trọng, tất yếu.
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới

Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới

(HQ Online) - Hiện rất nhiều nước cạnh tranh để thu hút đầu tư các doanh nghiệp “đầu đàn” về chip, bán dẫn… Đòi hỏi Việt Nam phải có những chính sách đột phá để thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực mới này.
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng

(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng

(HQ Online) - Hết tháng 8, có 2 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch chục tỷ đô là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, với tổng kim ngạch 100,6 tỷ USD.
Ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc

Ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc

(HQ Online) - Nếu hơn 3.000 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tiết kiệm tối thiểu 2% điện năng tiêu thụ/năm, thì hàng năm cả nước sẽ tiết kiệm được khoảng 1,6 tỷ kWh điện, tương đương tiết kiệm hơn 3.200 tỷ đồng chi phí tiền điện.
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên

39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, hết tháng 8/2024, cả nước có 39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ

Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ

(HQ Online) - Theo Tổng cục Thống kê, giải pháp kiểm soát lạm phát sau bão lũ rất quan trọng, do đó không nên điều chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý vào thời điểm nhiều người dân đang hứng chịu hậu quả của thiên tai, bão lũ.
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp

Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp

(HQ Online) - Với hơn 400.000 doanh nghiệp, trong đó có gần 20.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, TPHCM đang thúc đẩy các giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp.
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư

TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư

(HQ Online) - Chiều 24/9, trong khuôn khổ Hội nghị Đối thoại TP.HCM 2024 đã diễn ra Hội nghị xúc tiến hợp tác hành lang thương mại Đường bộ - Đường biển quốc tế mới Trùng Khánh (Trung Quốc) – TPHCM.
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng

CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng

(HQ Online) - Trong khuôn khổ Hội chợ Trung Quốc - ASEAN 2024 (CAEXPO 2024) tại Nam Ninh, (Quảng Tây, Trung Quốc) diễn ra từ ngày 24 đến 29/9/2024, gần 30 doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng Việt Nam tham gia chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại.
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc

Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc

(HQ Online) - Sau kh hai nước ký kết nghị định thư thỏa thuận các điều kiện xuất khẩu dừa tươi Việt Nam vào thị trường Trung Quốc, nhiều hoạt động quảng bá thương hiệu dừa Việt Nam sẽ được tổ chức tại Trung Quốc từ nay đến cuối tháng 9/2024.
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD

(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 8/2024, có 6 thị trường xuất khẩu có kim ngạch tăng từ 1 tỷ USD trở lên, với tổng kim ngạch tăng hơn 29 tỷ USD, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao

Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao

(HQ Online) - Với việc đầu tư nghiên cứu, áp dụng công nghệ, nhiều DN không chỉ giải quyết được bài toán về rác thải, môi trường mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị cao và xuất khẩu tới nhiều thị trường.
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD

10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, tính hết tháng 8 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 265,44 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý có 10 nhóm hàng tăng trên 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản

Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản

(HQ Online) - Thúc đẩy phát triển bền vững và hiệu quả chuỗi giá trị nông sản là yếu tố cốt lõi trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam. Đây cũng là lời giải cho bài toán nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
td-tan-hiep-phat-tra-ql-dien-dan-hq-dn-1292024-den-2892024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
thaco-thilogi-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-17-9-2024-den-17-10-2024

bawns cas h5

Tin mới

Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái

Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái

Nội dung này được chia sẻ tại đối thoại về chính sách tài khoá giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Canada
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật

Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật

Trong 5 năm qua, hai lực lượng đã phối hợp kiểm tra, kiểm soát hơn 4,5 triệu lượt phương tiện xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu An Giang. Nhờ đó, an ninh trật tự tại khu vực biên giới, cửa khẩu được duy trì, hạn chế tối đa các hành vi vi phạm.
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp

Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp

Lãnh đạo hai đơn vị đã chỉ đạo triển khai, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quy chế, kế hoạch phối hợp và cụ thể hoá vào các chương trình, kế hoạch công tác hàng năm.
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới

Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới

Hiện rất nhiều nước cạnh tranh để thu hút đầu tư các doanh nghiệp “đầu đàn” về chip, bán dẫn… Đòi hỏi Việt Nam phải có những chính sách đột phá để thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực mới này.
Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền

Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền

Bà Anne Milgram, Giám đốc DEA nhấn mạnh, thế giới và nhiều quốc gia đang phải đối mặt với những diễn biến phức tạp và khó dự đoán của tình hình ma túy.
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa

(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa

Vùng Đông Nam Bộ (gồm TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh) có vị trí, vai trò quan trọng, là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 130,78 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

Quyết định số 2098/QĐ-TCHQ ngày 6/9/2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc điều động, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Phúc Hạnh, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Hải quan kể từ 15/9/2024.
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

Trải qua 79 năm xây dựng và trưởng thành, Hải quan Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập.
Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh

Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 25/9, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) đã chính thức ra mắt và khánh thành ...
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?

ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?

Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần nỗ lực gấp đôi ...
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá

TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, TPHCM chọn chuyển đổi xanh nhiệm vụ trọng tâm là động ...
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh

Ngày 24/9, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Đinh ...
Đường sắt cao tốc Bắc Nam

Đường sắt cao tốc Bắc Nam

Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa thống nhất chủ trương đầu tư ...
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp Tổng thống Bungari Rumen Radev, Tổng thống Phần Lan Alexander ...
(PHOTO) Công đoàn Tổng cục Hải quan thăm hỏi, tặng quà cho bà con vùng lũ huyện Trấn Yên, Yên Bái

(PHOTO) Công đoàn Tổng cục Hải quan thăm hỏi, tặng quà cho bà con vùng lũ huyện Trấn Yên, Yên Bái

Công đoàn Tổng cục Hải quan hỗ trợ 200 triệu đồng cho 40 hộ gia đình tại huyện Trấn Yên ...
Thanh niên Hải quan tỏa sáng tại cuộc thi cover bài hát về Hải quan

Thanh niên Hải quan tỏa sáng tại cuộc thi cover bài hát về Hải quan

Tháng 9 này, chào mừng sinh nhật 79 tuổi của “người anh lớn Hải quan”, cả nước sẽ cùng nhau ...
(PHOTO) Công đoàn Tổng cục Hải quan thăm hỏi, tặng quà người dân xã Yên Lạc (Cao Bằng)

(PHOTO) Công đoàn Tổng cục Hải quan thăm hỏi, tặng quà người dân xã Yên Lạc (Cao Bằng)

Đoàn công tác của Công đoàn Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan Cao Bằng đã đến thăm hỏi, ...
Hải quan Tây Ninh sớm hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách

Hải quan Tây Ninh sớm hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách

Tính đến ngày 31/8/2024, Cục Hải quan Tây Ninh đã hoàn thành chỉ tiêu thu nộp ngân sách nhà nước ...
Doanh nghiệp đề xuất nhiều vấn đề với cơ quan Hải quan

Doanh nghiệp đề xuất nhiều vấn đề với cơ quan Hải quan

Dù tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa những tháng qua đã dần phục hồi, song hoạt động ...
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh

Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh

Theo Cục Hải quan Hà Nội, tháng 8, kim ngạch xuất nhập khẩu qua đơn vị đạt 7,2 tỷ USD, ...
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật

Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật

Trong 5 năm qua, hai lực lượng đã phối hợp kiểm tra, kiểm soát hơn 4,5 triệu lượt phương tiện ...
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp

Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp

Lãnh đạo hai đơn vị đã chỉ đạo triển khai, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quy chế, kế hoạch ...
Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền

Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền

Bà Anne Milgram, Giám đốc DEA nhấn mạnh, thế giới và nhiều quốc gia đang phải đối mặt với những ...
Hải quan Cao Bằng xử lý 112 vụ vi phạm

Hải quan Cao Bằng xử lý 112 vụ vi phạm

Cục Hải quan Cao Bằng chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm ...
Hải quan- Biên phòng Lạng Sơn: 5 năm đảm bảo mục tiêu kép nơi biên giới

Hải quan- Biên phòng Lạng Sơn: 5 năm đảm bảo mục tiêu kép nơi biên giới

Cục Hải quan Lạng Sơn và Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn đã hiệp đồng, đoàn kết vừa quản lý, ...
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu

Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu

Cục Hải quan Long An và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã phối hợp phát ...
Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan

Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan

Trong bảng Báo cáo Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2024 được công bố ngày 24/9/2024, ...
Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn

Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn

Chuỗi 4 triển lãm quốc tế quy mô lớn về công nghiệp dệt may đã thu hút gần 400 doanh ...
Honda Việt Nam tặng 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một năm học 2024 – 2025

Honda Việt Nam tặng 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một năm học 2024 – 2025

Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp cùng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGT QG) và ...
HDBank khẳng định vị thế trong quan hệ nhà đầu tư quốc tế

HDBank khẳng định vị thế trong quan hệ nhà đầu tư quốc tế

Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) vừa được bình chọn là "Doanh nghiệp niêm yết lĩnh vực tài chính ...
Tân Cảng Sài Gòn tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21

Tân Cảng Sài Gòn tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21

Từ ngày 24-28/9/2024, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCT TCSG) tham dự triển lãm trưng bày tại Hội ...
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa

Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa

Việt Nam cần có những doanh nghiệp trong nước đủ lớn, có năng lực cạnh tranh vươn tầm quốc tế, ...
Phân loại mặt hàng bột của thép không gỉ

Phân loại mặt hàng bột của thép không gỉ

Tổng cục Hải quan hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố liên quan đến vướng mắc về phân ...
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không

Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không

Theo Bộ Tài chính, đã xuất hiện nhiều hạn chế, bất cập sau 6 năm thực hiện Nghị định số ...
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính

Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính

Góp ý Dự thảo Báo cáo cải thiện quy định kinh doanh để hỗ trợ tăng trưởng năng suất, VCCI ...
Thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu

Thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu

Công ty TNHH Sucafina Việt Nam đề nghị liên quan đến thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa ...
Sửa luật nhằm bảo vệ quyền lợi người làm kế toán

Sửa luật nhằm bảo vệ quyền lợi người làm kế toán

Việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế toán, ...
Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước

Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước

Bộ Tài chính đề xuất quy định cho phép ngân sách địa phương (NSĐP) được đầu tư xây dựng các ...
GAC M8: Đẳng cấp của tiện nghi và an toàn

GAC M8: Đẳng cấp của tiện nghi và an toàn

Thương hiệu GAC (Trung Quốc) giới thiệu đến thị trường mẫu MPV All-New M8 (GAC M8)
8 tháng nhập 20.000 ô tô Trung Quốc, gấp gần 3 lần cùng kỳ 2023

8 tháng nhập 20.000 ô tô Trung Quốc, gấp gần 3 lần cùng kỳ 2023

Trong 3 thị trường chủ lực, thị trường Trung Quốc có sự tăng trưởng mạnh mẽ khi lượng ô tô ...
Ngoại hình mới, động cơ mới, Hyundai Santa Fe 2025 có giá từ 1,069 tỷ đồng

Ngoại hình mới, động cơ mới, Hyundai Santa Fe 2025 có giá từ 1,069 tỷ đồng

Hyundai Santa Fe 2025 có thiết kế mới, khoang nội thất rộng rãi và tiện nghi hơn, cùng với động ...
Kia Carnival 2025: Nâng cấp toàn diện giá  từ 1,299 tỷ đồng

Kia Carnival 2025: Nâng cấp toàn diện giá từ 1,299 tỷ đồng

Kia Carnival 2025 vừa được THACO Auto giới thiệu tại thị trường Việt Nam với 4 phiên bản cùng mức ...
Chuyên gia nhận định cơn sốt xe điện hybrid có thể không kéo dài

Chuyên gia nhận định cơn sốt xe điện hybrid có thể không kéo dài

Dù doanh số bán xe điện hybrid tăng trưởng mạnh nhưng giới phân tích nhận định cơn sốt xe hybrid ...
Hé lộ Range Rover Velar mới

Hé lộ Range Rover Velar mới

Những hình ảnh hé lộ từ Land Rover Việt Nam cho biết Range Rover Velar mới có mặt tại thị ...
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ

Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ

(HQ Online) - Cơ quan Hải quan Uzbekistan và Hoa Kỳ vừa ký kết thỏa thuận "Về hợp tác ...
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh

Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh

Kết quả thăm dò được công bố ngày 23/9 chỉ rõ Đức và Pháp - 2 nền kinh tế nhất ...
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại

EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại

Sau khi Trung Quốc khởi xướng điều tra chống trợ cấp đối với một số sản phẩm sữa nhập khẩu ...
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ

Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ

Sàn giao dịch tiền điện tử Hàn Quốc Upbit nhận định dù là bà Harris hay ông Trump thắng cử ...
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ

Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ

Bộ trưởng Bộ Công thương Lào hy vọng hội nhập giữa ASEAN và Mỹ sẽ ngày càng phát triển hơn ...
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ

Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ

Khép lại phiên 19/9, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 1,23 USD, hay 1,7%, lên 74,88 USD/thùng, trong khi giá ...
Phiên bản di động