Lo ngại nợ xấu tiềm ẩn trong tương lai
Nợ xấu đã tăng mạnh, nhưng bộ đệm dự phòng lại "mỏng" đi | |
Nợ xấu không đáng ngại cho tăng trưởng của các ngân hàng | |
Tỷ lệ dự phòng cao, ngân hàng bớt nỗi lo nợ xấu |
Nhờ các biện pháp tích cực, tỷ lệ nợ xấu nội bảng tiếp tục được duy trì ở mức dưới 2% (đến cuối tháng 3/2022 là 1,53%). Ảnh: ST |
Cảnh báo nợ xấu tiềm ẩn
Xét báo cáo tài chính quý 1/2022 của các ngân hàng, VPBank tiếp tục dẫn đầu với số nợ xấu nội bảng. Chỉ có 9/27 ngân hàng khảo sát ghi nhận tỷ lệ nợ xấu giảm. Tổng nợ xấu nội bảng của 27 ngân hàng khảo sát đã lên tới gần gần 109,7 nghìn tỷ đồng, tăng 10,6% so với đầu năm.
Nhưng theo đánh giá của Công ty Chứng khoán SSI, tỷ lệ nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng xấu đi trong quý 1/2022, nguyên nhân một phần là do việc phân loại lại các khoản nợ tái cơ cấu thành nợ nhóm 4 hoặc 5 sau khi hết thời hạn tái cơ cấu. Vì thế, các chuyên gia Công ty Chứng khoán Mirae Asset lưu ý, các khoản nợ xấu của ngân hàng có khả năng sẽ tăng trong năm 2022 do kết thúc các thông tư về tái cơ cấu các khoản nợ cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Thậm chí, các chuyên gia Mirae Asset còn cho rằng, khoảng 50% tổng các khoản nợ tái cơ cấu sẽ có khả năng cao trở thành nợ xấu.
Đánh giá về tình hình nợ xấu, theo báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 gửi Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 3, Chính phủ cho biết tỷ lệ nợ xấu nội bảng tiếp tục được duy trì ở mức dưới 2% (đến cuối tháng 3/2022 là 1,53%). Tuy nhiên, trên tinh thần xem xét một cách thận trọng, nếu bao gồm cả dư nợ của khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01/2021/TT-NHNN có nguy cơ chuyển nợ xấu thì tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ tại VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu ở mức cao 5,76%. Tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC và các khoản nợ tiềm ẩn thành nợ xấu đến 31/3/2022 là khoảng 377,9 nghìn tỷ đồng. Trong đó riêng lãi dự thu phải thoái của hệ thống các tổ chức tín dụng là 16,5 nghìn tỷ đồng.
Báo cáo nhận xét, những số liệu trên cho thấy chất lượng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng nói chung và tại một số tổ chức tín dụng nói riêng cần tiếp tục được lưu ý trong thời gian tới. Bởi theo quy định hiện hành, nợ xấu tiềm ẩn chưa phải là nợ xấu mà là những khoản nợ do cơ quan quản lý nhà nước chủ động nhận diện, có các giải pháp quản lý, kiểm soát và dự phòng trong trường hợp những khoản nợ đó có thể chuyển thành nợ xấu trong tương lai.
Tích cực bán nợ, tăng đệm dự phòng
Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho biết, các ngân hàng đang chịu sức ép lớn về nợ xấu những tháng cuối năm. Do đó, trên thị trường, nhiều ngân hàng đang rao bán những khoản nợ “khủng” để thu hồi dần, tránh nợ xấu càng phình to.
Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) vừa có thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng và Kinh doanh nhà Bách Giang và Công ty TNHH Xây dựng thương mại Cao Nguyên với giá khởi điểm gần 253 tỷ đồng. Đây là lần thứ 8 BIDV đấu giá khoản nợ này. Trước đó, BIDV cũng đấu giá lần thứ 10 khoản nợ của Công ty TNHH Thép Việt Nga với giá khởi điểm gần 269 tỷ đồng, giảm hơn 200 tỷ đồng so với mức chào bán lần đầu tiên hồi tháng 7 (475 tỷ đồng).
Tại VietinBank, trong chưa đầy tháng 5, ngân hàng này đã phát đi hàng chục thông báo về việc bán đấu giá và lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản, khoản nợ để thu hồi và xử lý nợ xấu. Đơn cử, VietinBank đã ra thông báo chuyển nhượng toàn bộ khoản nợ (gốc, lãi, phí...) phát sinh với Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Dầu khí Đại Lộc tại Chi nhánh Thủ Đức để xử lý thu hồi nợ vay. Tổng dư nợ của khoản vay này đến ngày 13/5 là hơn 119 tỷ đồng, bao gồm 80,4 tỷ nợ gốc và 38,6 tỷ đồng nợ lãi.
Cùng với tăng cường thu hồi nợ, các ngân hàng cũng phải tăng “bộ đệm” kiểm soát rủi ro nợ xấu. Theo các chuyên gia SSI, áp lực trích lập dự phòng của các ngân hàng trong quý 1/2022 vẫn ở mức cao, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Chẳng hạn, tại Vietcombank, tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng (LLR) của Vietcombank ở mức cao kỷ lục, đạt 424% vào cuối năm 2021 và duy trì trên mức 400% đến cuối quý 1/2022. Điều này đồng nghĩa, mỗi đồng nợ xấu nội bảng của Vietcombank được đảm bảo bằng 4 đồng dự phòng.
Tương tự, tại Techcombank, toàn bộ dư nợ tái cơ cấu hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã được Techcombank trích lập dự phòng sớm trước 2 năm so với thời hạn mà NHNN cho phép. Đại diện Techcombank cho biết, ngân hàng đảm bảo tỷ lệ LLR duy trì ở mức 163% tính đến cuối năm 2021, dù 92% các khoản vay có tài sản đảm bảo.
Với những vấn đề nêu trên, các chuyên gia và ngân hàng kỳ vọng NHNN sẽ gia hạn Thông tư 14 nhằm giúp các ngân hàng xử lý các khoản nợ tái cơ cấu, từ đó hỗ trợ nền kinh tế nói chung. Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Việc này được kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp có nguồn vốn giá rẻ, ngân hàng tăng tín dụng nhưng doanh nghiệp sẽ có điều kiện để trả nợ đúng thời hạn, không lo ngại phát sinh nợ xấu.
Tin liên quan
Bình Dương: Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực hồi phục
20:16 | 04/10/2024 Kinh tế
Hỗ trợ doanh nghiệp với nguồn vốn đến 80% dự án đầu tư
16:00 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
18:41 | 05/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
Hợp tác phát triển giữa TPHCM và 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ
09:00 | 05/10/2024 Kinh tế
Am hiểu doanh nghiệp và thị trường để mở rộng cơ hội hợp tác với Hoa Kỳ
13:24 | 04/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Kinh tế
Giải ngân gói tín dụng kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại TPHCM đạt 83,4%
07:42 | 04/10/2024 Kinh tế
Khai phá tiềm năng thị trường Hồng Kông
19:06 | 03/10/2024 Kinh tế
Bến Tre thu hút gần 8.000 tỷ đồng vốn đầu tư mới
15:53 | 03/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra chống trợ cấp với pin năng lượng từ Việt Nam
14:55 | 03/10/2024 Kinh tế
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
20:30 | 02/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
Hải quan Tà Lùng, Cao Bằng thu ngân sách tăng mạnh
Nợ thuế gần 4,8 tỷ đồng, Công ty CP XNK và dịch vụ tổng hợp Nghệ An bị cưỡng chế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics