Một số lĩnh vực cải cách có thể đã “chạm trần thể chế”
Khó tạo đột phá
Ngày 29/10, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị tham vấn cấp cao “Cải cách hướng tới phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế: Trọng tâm và lộ trình đến năm 2025” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức với sự hỗ trợ từ Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform).
Phát biểu tại hội nghị, bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho biết, bối cảnh kinh tế trong năm 2021 không hề dễ dàng đối với Việt Nam khi trải qua 2 đợt bùng phát dịch Covid-19, nhất là đợt dịch lần thứ 4 với nhiều diễn biến phức tạp và lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong bối cảnh ấy, cách thức, tư duy điều hành cũng từng bước điều chỉnh linh hoạt, hướng tới sống chung an toàn với dịch bệnh. Chính phủ vẫn ưu tiên cao nhất trong việc bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định xã hội, qua đó chia sẻ khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp và người dân, đồng thời duy trì đồng thuận xã hội hướng tới quá trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh.
“Chúng ta vẫn nhìn thấy những điểm sáng trong việc định hình tư duy cải cách thể chế kinh tế thông qua việc đề ra nhiều giải pháp tạo động lực cho nền kinh tế; phục hồi và phát triển kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, cùng với việc nhấn mạnh nhiều nhiệm vụ cải cách, chúng ta cũng phải đối mặt với rủi ro về nhiều cải cách mang tính dàn trải, thiếu trọng tâm. Trong khi đó, một số lĩnh vực cải cách có thể đã ‘chạm trần thể chế’, khó có thể tạo thêm đột phá nếu không có những cách làm, giải pháp mới hơn, quyết liệt hơn. Trong bối cảnh ấy, tư duy về đổi mới quốc gia theo hướng hiện đại lại càng cần thiết, để hỗ trợ cho cải cách”, Viện trưởng CIEM nhấn mạnh.
Cải cách thể chế kinh tế, đặc biệt là về chính sách cạnh tranh, môi trường kinh doanh... đã góp phần đáng kể vào việc củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp. Ảnh: Lê Hương |
5 câu hỏi để phát triển bền vững
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp (CIEM) cũng cho rằng, cải cách thể chế kinh tế, đặc biệt là về chính sách cạnh tranh, môi trường kinh doanh... đã góp phần đáng kể vào việc củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong những năm qua. Tuy nhiên, những cải cách này đang có dấu hiệu “chạm trần”, thiếu cách làm mới để tạo đột phá.
Vì vậy, để đẩy mạnh quá trình phục hồi và cải cách nền kinh tế, hướng tới phát triển bền vững trong giai đoạn 2021-2025, ông Nguyễn Anh Dương cho rằng Việt Nam cần phải trả lời 5 câu hỏi quan trọng.
Thứ nhất, trong bối cảnh tăng trưởng chậm, nhiều ý kiến, thảo luận chính sách tập trung hơn vào yêu cầu sử dụng các công cụ chính sách vĩ mô (tài khóa, tiền tệ) để hỗ trợ nền kinh tế.
Thứ hai, nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế là một nội dung quan trọng. Vai trò của đầu tư công vẫn rất quan trọng, song làm thế nào để phát huy hiệu quả mà không gây ra tác động “chèn lấn” quá mức đối với đầu tư từ các nguồn khác.
Thứ ba, làm thế nào để mở ra không gian cho các hoạt động kinh tế mới một cách bền vững như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ…
Thứ tư, cho đến năm 2015, vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế trong việc thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế trong nước là khá rõ. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016-2019, tương tác giữa hội nhập kinh tế quốc tế và cải cách thể chế kinh tế trong nước vẫn khá chặt chẽ, nhưng vai trò “thúc đẩy cải cách” của hội nhập kinh tế quốc tế có phần suy giảm. Vậy trong giai đoạn 2021-2025, làm thế nào để tạo động lực cho cải cách thể chế hướng tới thông lệ quốc tế tốt, trong bối cảnh hội nhập, phục hồi và phát triển bền vững là những yêu cầu lớn.
Cuối cùng, nâng cao năng lực nội tại của Việt Nam nói chung và khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam là rất cần thiết, song cần điều kiện gì để bảo đảm minh bạch, tránh gây méo mó về phân bổ nguồn lực. Đặc biệt, làm thế nào để bảo đảm doanh nghiệp Việt Nam quản trị hiệu quả hơn rủi ro trong chuỗi cung ứng nhất là giai đoạn sau Covid-19, đồng thời vẫn tăng cường năng lực để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực.
Nhiều tổ chức quốc tế đã có những cái nhìn thận trọng hơn về triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam. Báo cáo cập nhật của Ngân hàng Thế giới gần đây ước tính GDP năm 2021 ở mức từ 2,0% đến 2,5% (thấp hơn đáng kể so với dự báo 4,8% công bố tháng 8/2021). Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo ở mức cao hơn là 3,78%. Dự báo, kỳ vọng về tăng trưởng vẫn là rất quan trọng. Tuy nhiên, phục hồi tăng trưởng kinh tế sẽ có ý nghĩa hơn nếu đi kèm với tính bền vững, ít nhất là trong vòng 5 năm tới. |
Tin liên quan
Chính phủ: 6 nhóm giải pháp khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão số 3
09:35 | 18/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hải quan Thái Bình hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 3
09:03 | 18/09/2024 Hải quan
Một số doanh nghiệp được bỏ thuế chống bán phá giá cá tra vào Hoa Kỳ
09:16 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
08:30 | 18/09/2024 Kinh tế
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển
09:19 | 17/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform