Mua bán, vận chuyển, sang mạn dầu trái phép trên biển diễn biến phức tạp
Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển 50.000 lít dầu DO trái phép | |
Lạng Sơn bắt 8 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy liên tỉnh | |
Vận chuyển dầu trái phép, doanh nghiệp bị phạt gần 200 triệu đồng |
Đoàn Trinh sát số 2, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển phát hiện và kiểm tra tàu vỏ gỗ số hiệu KG 91283 TS đang vận chuyển 70.000 lít dầu DO trái phép ngày 2/7/2021. Ảnh: Điền Phong |
“Nóng” ở Tây Nam
Trước diễn biến của dịch Covid-19, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa trên biển, đặc biệt là hoạt động mua bán, vận chuyển, sang mạn xăng dầu trên biển đang có những diễn biến phức tạp, hành vi phạm tội manh động, liều lĩnh. Trong đó, các tàu nghi vận chuyển hàng hóa trái phép có nguồn gốc nước ngoài luôn thường trực nguy cơ xâm phạm vùng biển Việt Nam để sang mạn trái phép hàng hóa.
Theo đánh giá của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, từ cuối năm 2020, tình hình buôn lậu xăng dầu trên một số vùng biển ở nước ta có chiều hướng tăng. Trong đó, tình trạng các chủ phương tiện đánh bắt hải sản trên biển biến tàu cá thành tàu chứa xăng dầu để trục lợi diễn ra phổ biến, nhất là trên tuyến biển Tây Nam. Đây được xem là một trong những thủ đoạn mới đang gây nhiều khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra và xử lý của các lực lượng chức năng.
Đại diện Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết, thời gian gần đây, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, song tình trạng vận chuyển trái phép mặt hàng xăng dầu trên vùng biển đơn vị được phân công quản lý có chiều hướng gia tăng so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt tại các khu vực biển giáp ranh với các nước Thái Lan, Campuchia. Để đấu tranh ngăn chặn, Vùng Cảnh sát biển 4 đã tích cực triển khai các kế hoạch nghiệp vụ, tuần tra, kiểm soát và liên tiếp triệt phá hàng loạt vụ việc mua bán, vận chuyển, sang mạn dầu trái phép trên vùng biển Tây Nam.
Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã tiến hành kiểm tra, tiếp nhận, xử lý 74 vụ với 77 lượt tàu trong nước, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 71 vụ với 72 lượt tàu với số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 1,5 tỷ đồng, tịch thu gần 1,5 triệu lít dầu DO, bán phát mãi tài sản tịch thu nộp NSNN hơn 15 tỷ đồng. Riêng trong tháng 6 thực hiện tháng hành động cao điểm về phòng chống tội phạm vi phạm pháp luật, Vùng Cảnh sát biển 4 đã phát hiện kiểm tra và bắt giữ 3 tàu vận chuyển trái phép với khoảng gần 200.000 lít dầu DO không hóa đơn, chứng từ.
Điển hình, ngày 16/6/2021 tại khu vực vùng biển Tây Nam cách Nam – Đông Nam Hòn Khoai (Cà Mau) khoảng 66 hải lý, Hải đoàn 42 phát hiện tàu cá mang số hiệu TG-90659-TS do ông Võ Văn Tài, sinh năm 1963 tại An Hòa Tây, Ba Tri, Bến Tre làm thuyền trưởng đang vận chuyển khoảng 100.000 lít dầu DO không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Trước đó, vào các ngày 11/6 và 16/6/2021 tại khu vực cách Nam đảo Phú Quốc và phía Nam đảo Thổ Chu - Kiên Giang, Vùng Cảnh sát biển 4 đã phát hiện, kiểm tra, bắt giữ tàu cá mang số hiệu CM-99284-TS, đang vận chuyển trên 40.000 lít dầu DO và tàu KG-95823-TS đang vận chuyển trên 50.000 lít dầu DO không hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Gần đây nhất, ngày 2/7, tại khu vực biển cách đảo Thổ Chu (Kiên Giang) khoảng 29 hải lý, Đoàn Trinh sát số 2 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phát hiện tàu cá số hiệu KG 91283 TS do ông Phạm Quang Vinh (ngụ Kiên Giang) làm thuyền trưởng. Tại thời điểm kiểm tra, tàu đang vận chuyển khoảng 70.000 lít dầu DO không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
Thủ đoạn ngày càng tinh vi
Theo đại diện Cục Nghiệp vụ và Pháp luật (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển), hầu hết các đối tượng khi vận chuyển hàng hóa thường không mang theo hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa. Khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, các đối tượng tìm đủ mọi cách để đối phó như hợp thức hóa chứng từ, hóa đơn hoặc chuẩn bị sẵn lời khai, hồ sơ tài liệu của lô hàng để hợp thức hóa lô hàng.
Đặc biệt, với sự phát triển khoa học, nhiều đối tượng tội phạm đã sử dụng phương thức, thủ đoạn đa dạng, hoạt động tinh vi trên nền tảng thương mại điện tử trong các giao dịch, áp dụng công nghệ cao vào hoạt động này ngày càng có tính chuyên nghiệp. Một trong những thủ đoạn đó là các đối tượng mua bán xăng dầu trên biển đều móc nối giao nhận dầu, tiền thông qua trung gian, hoạt động theo mô hình khép kín. Việc giao nhận dầu diễn ra trên biển nhưng việc giao nhận tiền lại được thực hiện khá tinh vi bài bản, người nhận tiền là người địa phương khác và chỉ sử dụng điện thoại bằng sim “rác” nên khi bắt giữ thì việc xác định chủ buôn lậu dầu, chứng minh yếu tố buôn lậu, xử lý vấn đề gặp nhiều khó khăn.
Thậm chí, các đối tượng còn lắp đặt những thiết bị hiện đại trên tàu để xác định phương tiện của lực lượng chức năng đến khu vực giao nhận hàng. Ngoài ra, để đánh lạc hướng điều tra của lực lượng chức năng, các tàu vi phạm thường neo đậu ở vùng biển giáp ranh đường phân định rồi lợi dụng đêm tối chuyển tải hàng hóa sang các tàu nhỏ; thay đổi tên và số hiệu phương tiện, tuyến hành trình, cho phương tiện chạy lòng vòng trên biển khi không có nghi vấn mới nhanh chóng vận chuyển qua khu vực sang mạn cho các tàu cá...
Để đấu tranh với các loại hình tội phạm trên biển, đặc biệt đối với tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu, Thiếu tướng Trần Văn Nam, Phó Tư lệnh pháp luật Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, lực lượng Cảnh sát biển đã tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát ở các vùng biển trọng điểm; thực hiện đồng bộ các giải pháp để phối hợp có hiệu quả với lực lượng chức năng trong phòng, chống tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép trên biển.
Thường xuyên tổ chức tuyên truyền các chính sách pháp luật, đặc biệt là quy định tại Luật Cảnh sát biển Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật cho ngư dân để họ không tham gia, bao che, tiếp tay cho đối tượng mua bán, vận chuyển, sang mạn xăng dầu trái phép. Cùng với đó cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển cũng làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng trong đấu tranh phòng chống mua bán, vận chuyển, sang mạn xăng dầu trái phép xăng dầu trên biển. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật để răn đe các đối tượng khác.
Theo nhận định, thời gian tới, giá cả mặt hàng xăng dầu trong và ngoài nước vẫn còn chênh lệch, nên nhu cầu mua xăng dầu bất hợp pháp diễn ra trên biển dự báo sẽ không giảm. Điều đó đồng nghĩa với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển phải vất vả hơn trong công tác thực thi nhiệm vụ. Dù tình hình dịch Covid-19 và thời tiết diễn biến phức tạp, điều kiện thực hiện nhiệm vụ còn nhiều khó khăn, song với tinh thần trách nhiệm và ý chí quyết tâm cao trong thực thi pháp luật, lực lượng Cảnh sát biển sẽ luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trên vùng biển của Tổ quốc.
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cũng sẽ tích cực xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam cho nhân dân và ngư dân đi biển. Trong đó, để tiếp tục đưa Luật Cảnh sát biển Việt Nam vào cuộc sống, trực tiếp đến với bà con ngư dân đánh bắt trên biển, theo Thiếu tướng Trần Văn Nam, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông qua những buổi tuyên truyền tập trung ở các cơ quan, đơn vị trong toàn lực lượng và các địa bàn từ cấp xã, phường, nhất là ở các địa phương ven biển. Từ đó, để người dân thêm hiểu biết về công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật trên các vùng biển đảo, sẵn sàng chung sức, chung lòng với lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn cho các vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tin liên quan
Hải quan Cao Bằng xử lý 112 vụ vi phạm
15:09 | 25/09/2024 An ninh XNK
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
18:51 | 23/09/2024 An ninh XNK
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật
20:34 | 25/09/2024 An ninh XNK
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp
20:29 | 25/09/2024 An ninh XNK
Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền
19:59 | 25/09/2024 An ninh XNK
Hải quan- Biên phòng Lạng Sơn: 5 năm đảm bảo mục tiêu kép nơi biên giới
08:00 | 25/09/2024 An ninh XNK
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
20:41 | 24/09/2024 An ninh XNK
Xử lý 5.265 vụ vi phạm nộp ngân sách trên 180 tỷ đồng
15:05 | 24/09/2024 An ninh XNK
Nghệ An bắt 3 đối tượng mua bán 3.400 viên ma túy tổng hợp
14:45 | 24/09/2024 An ninh XNK
Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống
10:25 | 24/09/2024 An ninh XNK
Tây Ninh: Hải quan - Biên phòng phối hợp bắt giữ 176 vụ vi phạm
09:49 | 24/09/2024 An ninh XNK
Hải quan- Biên phòng TPHCM kiểm soát buôn lậu qua cảng biển
09:32 | 24/09/2024 An ninh XNK
"Cất vó” 26kg ma túy từ manh mối đối tượng xuất nhập cảnh nhiều lần
09:30 | 24/09/2024 An ninh XNK
Hải quan-Biên phòng Quảng Bình phối hợp xử lý 51 vụ, thu giữ trên 270kg ma túy các loại
20:26 | 22/09/2024 An ninh XNK
Lỗ hổng quay vòng hóa đơn hợp thức đường lậu
14:35 | 22/09/2024 An ninh XNK
bawns cas h5
Tin mới
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform