“Nắn” dòng kiều hối đúng hướng
Nguồn cung dồi dào
Trong thời gian qua, nhờ sự điều hành tỷ giá ổn định nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mua vào dự trữ ngoại hối có thể lên tới trên 60 tỷ USD. Hiện nguồn cung ngoại hối đến từ 4 nguồn là giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thặng dư thương mại, các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) và nguồn ngoại tệ do kiều bào ở nước ngoài chuyển về (gọi là kiều hối). Theo thông tin từ Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2018, nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam đạt gần 16 tỷ USD. Cơ quan này dự báo năm 2019, lượng kiều hối tiếp tục chảy mạnh về Việt Nam.
Nhận định trên hoàn toàn có cơ sở, bởi lãnh đạo NHNN chi nhánh TPHCM cho biết, trong 8 tháng đầu năm, địa bàn đã có 3,65 tỷ USD kiều hối chuyển về qua các tổ chức tín dụng. Ước tính cả năm 2019, tổng lượng kiều hối chuyển về TPHCM sẽ đạt 5,6 tỷ USD - tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, trong những năm gần đây, dòng kiều hối vào Việt Nam không ngừng gia tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối so với GDP. Mặc dù nếu so với tỷ trọng xuất khẩu thì nguồn thu ngoại tệ từ kiều hối là không lớn, nhưng nếu so với giá trị thặng dư thương mại thì đây lại là con số lớn hơn nhiều. Bởi trong 8 tháng đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam có mức thặng dư đạt 2,93 tỷ USD. Thậm chí, nếu so sánh giữa con số 11,96 tỷ USD vốn giải ngân FDI trong 8 tháng đầu năm 2019 và 16 tỷ USD lượng kiều hối của năm 2018 cũng cho thấy sự chênh lệch đáng kể.
Theo các chuyên gia, đây là một trong những nguồn lực quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của một bộ phận người dân. Hơn nữa, không như vay ngoại tệ từ nước ngoài, kiều hối là nguồn thu ngoại tệ không hoàn lại, không lãi suất, không điều kiện, không tạo gánh nặng nợ nước ngoài cho nền kinh tế. Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh nhận định, cũng như các nguồn thu ngoại tệ khác, kiều hối đổ về càng nhiều thì sẽ giúp đồng nội tệ của Việt Nam mạnh lên, cân đối tài khoản vãng lai cũng như tạo ra các tác động tích cực lên các vấn đề kinh tế vĩ mô.
Chính vì nhận ra được tầm quan trọng của kiều hối mà chính sách thu hút kiều hối của Việt Nam ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện cho kiều bào chuyển tiền về, bổ sung nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh, tăng tiêu dùng và thúc đẩy gia tăng đầu tư. Gần đây, một số ngân hàng đã kết hợp với các tổ chức cung cấp giải pháp chuyển tiền thông minh đối với dịch vụ chi trả kiều hối nhằm hút nguồn kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam.
Hấp thụ kiều hối hiệu quả
Do lãi suất huy động USD đã được giảm về còn 0% từ mấy năm nay nên lượng kiều hối về Việt Nam đã không còn mục tiêu gửi tiết kiệm lấy lãi, mà chủ yếu chuyển sang đầu tư như: bất động sản, chứng khoán, mua cổ phần hoặc khởi nghiệp… Đặc biệt, những quyết sách của Chính phủ để cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy hội nhập, ưu đãi thuế suất trong kinh doanh, ưu đãi đầu tư… đã giúp nền kinh tế hấp thụ kiều hối hiệu quả và kích thích kiều bào chuyển tiền về mạnh hơn.
Vậy nên, trong các lĩnh vực đầu tư, bất động sản là nơi thu hút rất mạnh lượng kiều hối đổ về, nhất là trong bối cảnh NHNN hạn chế rủi ro cho vay bất động sản. Nguyên nhân là nếu NHNN siết chặt tín dụng bất động sản thì các nhà đầu tư sẽ buộc phải đi tìm nguồn đầu tư thay thế, trong đó có kiều hối. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đang có đà khởi sắc hơn, nên các chuyên gia không khỏi lo ngại lượng kiều hối sẽ đổ về nhằm “lướt sóng” bất động sản, nếu không kiểm soát chặt chẽ có thể tạo thành “bong bóng”, tác động tiêu cực tới thị trường. Ngoài ra, nếu các cơ quan nhà nước quản lý lỏng lẻo, ông Đinh Tuấn Minh còn đặt ra lo ngại về hiện tượng “rửa tiền” bằng kiều hối.
Những vấn đề trên cho thấy, muốn “nắn” dòng kiều hối vào những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hay những hoạt động khác mang lại lợi ích cho nền kinh tế đất nước, các cơ quan quản lý phải có thêm những chính sách để tạo niềm tin cho kiều bào và những người thụ hưởng dòng tiền này. Cụ thể là kinh tế vĩ mô phải tiếp tục ổn định, kiềm chế lạm phát, môi trường kinh doanh được thay đổi thông thoáng hơn, nhất quán hơn, nới lỏng các điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính… Thực hiện được những vấn đề này, không chỉ thu hút được dòng kiều hối nhiều hơn mà còn giúp kiều hối đổ về những lĩnh vực tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế, góp phần tạo đà tăng tích cực cho toàn nền kinh tế.
Chuyên gia kinh tế TS. Lê Đăng Doanh: Kiều hối là nguồn tiền của dân nên quyết định đầu tư vào đâu là quyền của họ, phụ thuộc vào việc người dân đặt niềm tin vào lĩnh vực kinh doanh, đầu tư nào. |
Tin liên quan
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
09:38 | 19/09/2024 Kinh tế
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 8 ước đạt 62,1 nghìn tỷ đồng
10:48 | 06/09/2024 Tài chính
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
15:14 | 19/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
08:30 | 18/09/2024 Kinh tế
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
Hải quan Bình Dương: Mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp có sự cải thiện
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
Tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ hải quan cơ bản theo hình thức trực tuyến
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform