Ngân hàng sợ khó lấp đầy mức tối đa 30% của “room ngoại”
VPBank cũng quyết định giảm room cho khối ngoại từ 22,77% xuống 15%. |
Ngân hàng đang "để dành" room
Hiện nay, theo quy định, room ngoại tại các ngân hàng thương mại cổ phần tối đa chỉ được 30%. Bởi đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong lĩnh vực nhạy cảm nên việc quy định room ngoại là điều cần thiết, không như một số ngành nghề thông thường khác. Do đó, thời gian qua, muốn tìm được đối tác chiến lược, nhiều ngân hàng đã có động thái cân nhắc, tự điều chỉnh room ngoại cho phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển của mình. Tuy nhiên, hầu như chưa có ngân hàng nào đạt được mức tối đa 30% như quy định.
Mới đây, HDBank đã công bố nghị quyết về việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài từ 30% xuống 21,5%, nhằm để dành cho kế hoạch hợp tác với các đối tác chiến lược trong thời gian tới. Thay vào đó HDBank quyết định triển khai phát hành 160 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế và sẽ được tính vào vốn tự có cấp 2 của ngân hàng. Đặc biệt, số trái phiếu này có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Đây có thể là lý do HDBank quyết định giảm room ngoại, để chuẩn bị trong trường hợp trái chủ (Bondholder) muốn chuyển thành cổ đông của ngân hàng.
Tương tự, VPBank cũng quyết định giảm room cho khối ngoại từ 22,77% xuống 15%. Tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài còn lại được ngân hàng này dự kiến dùng để chào bán cho nhà đầu tư khác muốn đầu tư khi thị trường tài chính thực sự quay lại ổn định, từ đó có thể có cơ hội tạo ra thặng dư vốn trực tiếp cho ngân hàng.
Hội đồng quản trị Techcombank cũng vừa chấp thuận và phê duyệt việc nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng này lên mức hơn 22,5% vốn điều lệ, tăng nhẹ so với trước. Việc này là nhằm giúp người lao động nước ngoài được mua 439.000 cổ phiếu TCB của Techcombank thông qua giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường. Điều này giúp room ngoại của Techcombank khóa ở mức hơn 22,5%, thấp hơn gần 7,5% so với mức quy định.
Ngoài ra, một số ngân hàng hiện nay vẫn còn tỷ lệ room ngoại chưa đạt tối đa như VIB là 20,5%, MB là 22,99%, LienVietPostBank là 9,99%…
Theo chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu, động thái trên của các ngân hàng chỉ là “tạm khóa”, không phải khóa vĩnh viễn, bởi các ngân hàng cần cẩn trọng trong việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược. Thực tế là động thái tự đóng – mở room ngoại không phải không giúp ích cho các ngân hàng. Đơn cử tại BIDV, hồi cuối năm 2019, ngân hàng này đã phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank (Hàn Quốc) hơn 603,3 triệu cổ phần với tổng giá trị giao dịch gần 20.300 tỷ đồng, giúp ngân hàng này vừa có được đối tác chiến lược, vừa giúp cổ phiếu được giao dịch với giá trị cao.
Tác động nhiều chiều
Theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Chứng khoán 2019, có thể từ năm 2021, quyền tự quyết về room ngoại của các doanh nghiệp đại chúng, trong đó có ngân hàng không còn. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, những quy định này nhằm đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại doanh nghiệp phù hợp với quy định về sở hữu nước ngoài tại các điều ước quốc tế và pháp luật chuyên ngành cùng với chủ trương thu hút dòng vốn nước ngoài của Chính phủ.
Trong văn bản góp ý về dự thảo Luật gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nêu rõ, các quy định của pháp luật hiện nay chỉ đưa ra các tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài tối đa không vượt quá một tỷ lệ nhất định chứ không quy định tỷ lệ này là cố định, theo đó các công ty có quyền quyết định một tỷ lệ khác nằm trong tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài do pháp luật quy định cho từng ngành, lĩnh vực. Chính vì thế, theo chuyên gia kinh tế Vũ Bằng, đang có tình trạng nhiều doanh nghiệp không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện và không phải khống chế tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, vẫn họp Đại hội đồng cổ đông và giảm tỷ lệ room ngoại xuống; điều này khiến môi trường tuân thủ cam kết quốc tế của nước ta bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, với tình hình các ngân hàng như trên, room ngoại tối đa là 30%, nhiều ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc “lấp đầy” lượng room này. Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, ngân hàng là ngành kinh doanh nhạy cảm, không dễ tìm nhà đầu tư nước ngoài, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu nhiều khủng hoảng từ đại dịch Covid-19. Thực tế cho thấy, trước đây, nhiều ngân hàng quốc tế đã đầu tư mạnh vào Việt Nam nhưng sau đó lại thoái vốn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đến nay, nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng trong nước chủ yếu đến từ các quốc gia trong khu vực châu Á, việc xét duyệt, quyết định đầu tư cũng mất khá nhiều thời gian.
Hiện các ngân hàng Việt Nam mới đang trong giai đoạn đầu phát triển theo chuẩn mực Basel II. Do đó, việc thu hút vốn ngoại vẫn ít nhiều khó khăn. Nói thêm về những tác động của dự thảo trên tới ngân hàng, ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho rằng, bất cứ chính sách nào đều có tác động nhiều chiều đến các cơ quan liên quan, nên các ngân hàng thương mại cũng có tác động. Hiện đa số ngân hàng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, đây lại là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, nhạy cảm nên các quy định về room ngoại cần theo các văn bản pháp luật chuyên ngành. Do đó, NHNN đã kiến nghị bổ sung nội dung "thực hiện theo quy định tại pháp luật đó và điều lệ của công ty", tức là vẫn giữ quyền quyết định một tỷ lệ khác nằm trong tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài.
Tin liên quan
Chưa hoàn thiện hồ sơ, LPBank lùi lịch "chốt" việc mua 5% cổ phần FPT
11:33 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
20:46 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
20:32 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết
8 tháng nhập 20.000 ô tô Trung Quốc, gấp gần 3 lần cùng kỳ 2023
Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu
Tây Ninh: Hải quan - Biên phòng phối hợp bắt giữ 176 vụ vi phạm
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform