Ngành Hải quan xử lý nợ thuế: Từ linh hoạt đến cứng rắn - Bài 3: Bài toán thu không được, xóa không xong?
Bài 2: Vì sao hiệu quả các biện pháp cưỡng chế không cao? | |
Bài 1: Muôn hình vạn trạng nợ thuế |
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Vũng Áng hướng dẫn DN làm thủ tục hải quan. Ảnh: H.Nụ |
Chết cũng khó xóa nợ thuế
Nhằm “kìm” nợ thuế xuống mức thấp nhất, cơ quan Hải quan đã áp dụng nhiều biện pháp để xử lý dứt điểm tình trạng DN chây ỳ nợ, tuy nhiên, có nhiều trường hợp rơi vào cảnh “dở khóc, dở cười”, vì thu không được, xóa cũng chẳng xong.
Điển hình phải kể đến trường hợp tại Cục Hải quan Lạng Sơn đang phát sinh vướng mắc đối với hồ sơ xóa nợ của Công ty TNHH Đức Trà nợ thuế do ấn định thuế sau thông quan tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan với số tiền trên 8,4 tỷ đồng.
Cục Hải quan Hà Nam Ninh cho biết, trên địa bàn quản lý phát sinh khoản nợ khó thu của Công ty TNHH Đức Phương với số tiền gần 5 tỷ đồng. Hải quan Hà Nam Ninh đã kiểm tra, xác minh tình trạng hoạt động, sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đức Phương tại nơi công ty đóng trụ sở, kết quả cho thấy, công ty không còn hoạt động tại địa chỉ kinh doanh nên đã phân loại vào loại “nợ khó thu”. Tuy nhiên, theo Cục Hải quan Hà Nam Ninh, điều trái ngược khi tra cứu trên hệ thống thuế thì Công ty TNHH Đức Phương vẫn đang hoạt động. Do đó, Cục Hải quan Hà Nam Ninh yêu cầu Chi cục Hải quan Nam Định thực hiện xác minh lại và thu thập thông tin, sau khi có kết quả sẽ phân loại lại theo quy định. |
Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, khoản nợ của Công ty TNHH Đức Trà phát sinh từ năm 2012 đến nay đã hơn 10 năm. Cục Hải quan Lạng Sơn đã áp dụng nhiều biện pháp đôn đốc, cưỡng chế như dừng làm thủ tục hải quan, cưỡng chế tài khoản tiền gửi, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng nhưng vẫn không thể thu hồi được nợ.
Năm 2017, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội đã ban hành quyết định thu hồi đăng ký kinh doanh đối với Công ty TNHH Đức Trà. Cục Hải quan Lạng Sơn cũng đã tiến hành xác minh tài sản nhà đất, phương tiện của DN và chủ sở hữu DN, tuy nhiên đều không có thông tin về tài sản. Qua quá trình xác minh, Cục Hải quan Lạng Sơn nhận thấy Công ty TNHH Đức Trà được cấp giấy đăng ký kinh doanh năm 2010, chủ sở hữu DN là ông Nguyễn Cảnh Tuấn. Năm 2015, ông Nguyễn Cảnh Tuấn ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ vốn đã góp tại Công ty TNHH Đức Trà cho ông Nguyễn Cảnh Phụ. Nội dung hợp đồng quy định ông Nguyễn Cảnh Phụ “hưởng mọi quyền và nghĩa vụ liên quan đến Công ty TNHH Đức Trà theo phần vốn góp mới”, tuy nhiên hợp đồng không đề cập đến trách nhiệm của ông Nguyễn Cảnh Phụ đối với khoản nợ thuế cũ của Công ty TNHH Đức Trà.
Điều đáng nói, cuối năm 2015, ông Nguyễn Cảnh Phụ chết, Chi cục Thuế quận Đống Đa (Hà Nội) nơi DN đăng ký trụ sở thông báo về việc DN giải thể nhưng chưa hoàn thành thủ tục đóng cửa mã số thuế đối với Công ty TNHH Đức Trà.
Đại diện Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14 quy định các trường hợp được xử lý nợ thuế phát sinh trước ngày 1/7/2020 mà không còn khả năng nộp NSNN nhưng người nộp thuế là người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người nộp thuế có quyết định giải thể...
Mặc dù vậy, theo quy định tại Luật Quản lý thuế, số nợ thuế của Công ty TNHH Đức Trà tính đến ngày 1/7/2020 (ngày Luật Quản lý thuế có hiệu lực) chưa quá 10 năm kể từ ngày phát sinh nợ nên không thuộc trường hợp được xem xét xóa nợ theo quy định. Do đó, tháng 5/2021, Cục Hải quan Lạng Sơn đã tiến hành thủ tục khoanh nợ đối với khoản nợ thuế của Công ty TNHH Đức Trà.
Đối với hồ sơ xóa nợ tiền chậm nộp của 4 công ty là Công ty TNHH thương mại Công Nguyên với số nợ thuế trên 3,9 tỷ đồng; DN tư nhân Văn Minh trên 81 triệu đồng; DN tư nhân Thành An với số nợ trên 20 triệu đồng và Công ty TNHH sản xuất và chế biến đồ gỗ Phạm Vũ với số nợ thuế trên 4 triệu đồng đang được Cục Hải quan Hà Tĩnh tiến hành thực hiện lại là một câu chuyện khác.
Ngày 26/11/2019, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ, xóa nợ thuế đối với những đối tượng không còn khả năng nộp NSNN. Đây được xem là cơ sở pháp lý quan trọng để xử lý nợ tồn đọng, qua đó, không làm phát sinh thêm nợ ảo, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp mà không thể thu hồi trước ngày 1/7/2020. Theo quy định có 7 nhóm đối tượng được xử lý nợ bao gồm: DN, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản; cá nhân đã chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, các khoản nợ khác phải quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và cơ quan Thuế đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế, mà không thể thu hồi được mới được xóa. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 94/2019/QH14, kể cả đã được xóa tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, nhưng nếu người nộp thuế quay lại sản xuất, kinh doanh, hay thành lập cơ sở mới, thì phải nộp đầy đủ các khoản nợ đã xóa. |
Tại điểm d khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 94/2019/QH14 quy định thẩm quyền và hồ sơ, trình tự thủ tục xử lý nợ: “Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp dưới 5 tỷ đồng”.
Hiện tại Cục Hải quan Hà Tĩnh đã hoàn thành hồ sơ xóa nợ thuế của 4 DN trên và trình Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh xem xét xử lý theo thẩm quyền. Tuy nhiên, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản đề nghị Sở Tư pháp tỉnh Hà Tĩnh rà soát, tham mưu thẩm quyền đối với 4 hồ sơ đề nghị xóa nợ do Cục Hải quan Hà Tĩnh đề xuất.
Theo văn bản của Sở Tư pháp tỉnh Hà Tĩnh, 4 hồ sơ đề nghị xóa nợ thuế đều đầy đủ theo quy định và số nợ của 4 DN trên dưới 5 tỷ đồng đều thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, nhưng DN có thể mở tờ khai tại các chi cục hải quan ở các địa phương khác nhau, tổng khoản nợ (tiền chậm nộp) có thể lên tới 5 tỷ đồng, khi đó thẩm quyền không thuộc Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Sở Tư pháp tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, tại Nghị quyết 94/2019/QH14 chỉ quy định về thẩm quyền xử lý nợ theo mức tiền đề xuất mà không có quy định về việc xác định khoản nợ theo đơn vị hành chính hay toàn bộ khoản nợ của DN. Cũng tại Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ và trình tự thủ tục xử lý nợ cũng không quy định về vấn đề này.
Áp dụng biện pháp cụ thể
Theo đại diện Cục Thuế XNK (Tổng cục Hải quan), những DN nợ thuế bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế do nhiều lý do: cố tình chây ỳ, kinh doanh thua lỗ, gian lận trong kinh doanh... Nhiều DN nợ thuế trên 30 ngày, cơ quan chức năng gọi điện, nhắn tin, gửi thư điện tử, ban hành văn bản đôn đốc, trong đó nêu cụ thể các biện pháp cưỡng chế sẽ áp dụng nếu người nộp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, DN cố tình chây ỳ, nợ thuế từ 91 ngày trở lên khiến cơ quan chức năng cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản. Thậm chí, khi nợ trên 121 ngày, cơ quan chức năng áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế như “bêu” tên, dừng làm thủ tục hải quan, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, thu hồi giấy phép kinh doanh, cấm xuất cảnh, nhưng nhiều DN vẫn trơ lì không thực hiện nghĩa vụ thuế.
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Hải quan Bình Dương. |
Trước tình trạng “khuyên không được, bảo không xong”, để đảm bảo số nợ thuế giảm và không phát sinh thêm, các đơn vị Hải quan đã tập trung triển khai nhiều biện pháp mạnh nhằm thu hồi nợ thuế một cách hiệu quả.
Về căn cứ pháp lý, đại diện Cục Thuế XNK cho biết, Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019 đã quy định rất rõ các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. Tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 06/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính cũng đã hướng dẫn cụ thể một số điểm trong công tác quản lý nợ.
Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố, Cục Kiểm tra sau thông quan áp dụng ngay các biện pháp đôn đốc thu nợ đối với người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp, đảm bảo thu hồi kịp thời nợ đọng thuế vào NSNN, giảm nợ đọng thuế. Đồng thời, rà soát tất cả các trường hợp DN đang có nợ thuế quá hạn đến 90 ngày để thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định để thu hồi các khoản nợ vào NSNN.
Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Ninh Nguyễn Văn Hường cho biết, các DN nợ cố tình chây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, nhiều DN bỏ địa chỉ kinh doanh, ngừng hoạt động dẫn đến việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế không phát huy hiệu quả, số tiền nợ thuế thu hồi được hàng năm chưa cao. Bên cạnh đó, khi thu hồi tiền thuế nợ thì tiếp tục phát sinh tiền chậm nộp nhiều hơn tiền thuế đã nộp dẫn đến DN không đủ khả năng tài chính để nộp tiền thuế nợ và tiền chậm nộp. Theo Cục Hải quan Lạng Sơn, hiện tại những DN nợ đọng tiền thuế XNK hầu hết đã ngưng hoạt động, người đại diện pháp luật của các DN nợ thuế cũng không còn ở tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh trước đây, công bố phá sản, ngừng hoạt động. Một số DN còn hoạt động thì lấy lý do gặp khó khăn về hoạt động sản xuất kinh doanh để chây ỳ, trốn tránh việc trả nợ thuế. Đặc biệt, trong số hơn 400 bộ hồ sơ của DN nợ thuế phát sinh tại Cục Hải quan Lạng Sơn, mỗi bộ hồ sơ là một khoản nợ khác nhau với vài chục loại chứng từ, kết quả xác minh qua nhiều giai đoạn nợ thuế gắn với những chính sách khác nhau, điều này khiến việc quản lý, thu nợ gặp rất khó khăn. |
Về việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính, cơ quan Hải quan nơi DN nợ thuế phải ban hành quyết định hành chính về quản lý thuế hoặc có văn bản đề nghị cơ quan chức năng liên quan trong việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế hành chính về thuế theo quy định.
Trình tự thực hiện cưỡng chế thực hiện theo hướng dẫn tại chương 2 Quy trình quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa XNK ban hành kèm theo Quyết định 2317/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan.
Đối với việc áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị hải quan phải ban hành Quyết định cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan, gửi đến đối tượng bị cưỡng chế và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan chậm nhất 5 ngày làm việc trước ngày áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK.
Đối với biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản, yêu cầu quyết định cưỡng chế được gửi cho người nộp thuế bị cưỡng chế, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng nơi người nộp thuế bị cưỡng chế mở tài khoản và các tổ chức, cá nhân có liên quan kèm theo Lệnh thu NSNN ngay trong ngày ban hành quyết định cưỡng chế và được cập nhật trên trang thông tin điện tử của Ngành.
Ngoài ra, tạm dừng xuất cảnh là biện pháp rất hiệu quả để thu những khoản khó đòi với những DN đã tẩu tán tài sản, biến mất khỏi địa điểm kinh doanh. Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, theo đại diện Cục Thuế XNK, dù pháp luật đã quy định biện pháp “rắn”, nhưng hiện nay, các biện pháp “mềm dẻo” vẫn được một số đơn vị hải quan ưu tiên triển khai như cử CBCC đến những địa phương mà DN nợ tiền thuế có trụ sở đăng ký kinh doanh để phối hợp với chính quyền, cơ quan Công an địa phương trực tiếp đến đôn đốc, yêu cầu DN ký cam kết thời hạn nộp tiền nợ thuế.
Trong đó, các biện pháp “mềm dẻo” được thực hiện với phương châm cơ bản là tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế nói chung và chấp hành nộp thuế nói riêng; đôn đốc thường xuyên và kịp thời để người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế; nghiêm túc thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với những trường hợp cố tình chây ỳ nợ thuế; tạo điều kiện thuận lợi để những người nộp thuế gặp khó khăn khách quan có điều kiện thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
Đánh giá, các biện pháp thu nợ, quản lý nợ thuế của ngành Hải quan trong thời gian vừa qua, đại diện Cục Thuế XNK cho rằng, các biện pháp đã áp dụng phù hợp điều kiện thực tiễn. Việc đôn đốc thu nộp thuế đang được cơ quan Hải quan thực hiện đúng Luật và phù hợp với các đối tượng trên cơ sở phân loại đối tượng nợ thuế để có biện pháp xử lý phù hợp và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý nợ thuế.
(Bài cuối: Hướng dẫn quy trình cụ thể theo hướng cầm tay chỉ việc)
Tin liên quan
“Gọi tên” các thách thức lớn nhất doanh nghiệp đang đối mặt
15:29 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lợi nhuận 9 tháng của khối doanh nghiệp trung ương tăng
11:26 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoạt động buôn lậu, hàng giả ở Móng Cái có chiều hướng tăng
11:28 | 08/10/2024 An ninh XNK
Ủng hộ đơn vị hải quan bị ảnh hưởng của bão số 3
17:11 | 08/10/2024 Hải quan
Thủ tục hoàn thuế nhập khẩu: Yêu cầu kê khai chi tiết nguyên liệu sản xuất xuất khẩu
14:54 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Nỗ lực tối đa cho dự án trụ sở Hải quan tại sân bay Long Thành
09:36 | 08/10/2024 Hải quan
Hải quan Bình Định tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ
07:41 | 08/10/2024 Hải quan
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
19:46 | 07/10/2024 Hải quan
Hé lộ thiết kế trụ sở Hải quan tại sân bay Long Thành
18:31 | 07/10/2024 Hải quan
Giải pháp công nghệ mang lại những thay đổi vượt bậc cho ngành Hải quan
18:24 | 07/10/2024 Hải quan
Từ 9 đến 11h ngày 9/10: Tọa đàm trực tuyến “Doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan: Góc nhìn từ hai phía”
15:59 | 07/10/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 10/2024 (từ ngày 30/9 đến 6/10/2024)
08:33 | 07/10/2024 Multimedia
Hải quan Thường Phước làm thủ tục thông quan gần 5 triệu m³ cát nhập khẩu
15:27 | 06/10/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Trị: Triển khai ứng dụng trực tuyến quản lý phương tiện vận tải
06:46 | 06/10/2024 Hải quan
Hải quan Tà Lùng, Cao Bằng thu ngân sách tăng mạnh
18:32 | 05/10/2024 Hải quan
Thu ngân sách tháng 9 của ngành Hải quan tiếp tục đà giảm
14:05 | 04/10/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
Techcombank và Manulife Việt Nam ngừng hợp tác độc quyền
Ủng hộ đơn vị hải quan bị ảnh hưởng của bão số 3
Ngày hội đua xe Đồng Mô: 25 đường đua với tổng giải thưởng trên 600 triệu đồng
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
Hải quan Chi Ma tịch thu 400 kg chân lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics