“Nước rút” giải ngân vốn đầu tư nước ngoài cuối giai đoạn
Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội, năm 2019 kế hoạch giao 3.274 tỷ đồng, tuy nhiên đến cuối tháng 8 mới giao được 1.104 tỷ đồng, đạt 34% kế hoạch. Ảnh: ST. |
Bố trí vốn thiếu so với nhu cầu
Theo nhận định của Bộ Tài chính, việc giải ngân vốn đầu tư công nói chung và vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài nói riêng trong một số năm gần đây là rất chậm. Trong 3 năm 2016-2018, tổng số vốn đầu tư từ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài là 137.176 tỷ đồng, đạt 74,53% dự toán được Quốc hội giao. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan chủ động triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2019.
Mặc dù vậy, thống kê mới nhất vẫn đưa ra những con số không tích cực. Nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài cập nhật đến 31/8/2019 mới giải ngân được 6.480 tỷ đồng, chỉ đạt 10,7% kế hoạch vốn do Quốc hội giao và 15,7% kế hoạch vốn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo. Chi thường xuyên từ nguồn vốn nước ngoài bằng 18,5% dự toán Quốc hội phê duyệt. Trong đó có 35 bộ, ngành, địa phương từ đầu năm đến nay chưa có giải ngân; nhiều bộ, ngành địa phương có tỷ lệ giải ngân rất thấp như: Bộ Giáo dục và Đào tạo (5,8%), Bộ Y tế (4,8%), tỉnh Quảng Ninh (0,5%), Quảng Nam (2,3%), Hưng Yên (8,3%)...
Nguyên nhân của việc giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi chậm thời gian qua và từ đầu năm 2019 đến nay trước tiên là do vướng mắc trong giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn chậm, thiếu so với nhu cầu; phân bổ vốn chưa sát với thực tế; điều chỉnh kế hoạch chậm, thủ tục kéo dài. Bên cạnh đó, các bộ, ngành và địa phương thông báo kế hoạch vốn năm 2019 chậm. Đến cuối tháng 6/2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới giao khoảng 55% kế hoạch vốn được Quốc hội giao và đến 16/7/2019 mới giao được gần 68% kế hoạch được Quốc hội duyệt. Tình trạng này dẫn đến việc các bộ, ngành và địa phương không có nguồn vốn để giải ngân trong khi nhu cầu thực hiện các dự án là rất cấp bách. Hơn nữa, việc giao kế hoạch vốn vào những tháng cuối năm khiến cho các cơ quan bị động trong công tác giải ngân, có thể dẫn đến việc không thể giải ngân hết và phải hủy kế hoạch vốn.
Phản ánh vấn đề này, ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nêu ví dụ: Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm đoạn Nhổn - Ga Hà Nội, năm 2019 kế hoạch giao 3.274 tỷ đồng, tuy nhiên đến cuối tháng 8 mới giao được 1.104 tỷ đồng, đạt 34% kế hoạch. Hay như dự án tuyến đường sắt đô thị Hà Nội đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đến nay mới giải ngân đạt 5% kế hoạch. Cụ thể, năm 2019 được giao 393 tỷ đồng nhưng đến hết tháng 8 mới giải ngân được 18,4 tỷ đồng.
Việc bố trí vốn thiếu so với kế hoạch và tiến độ triển khai cũng như so với cam kết của các hiệp định vay đang là mối quan tâm của cả chủ dự án và các nhà tài trợ. Theo kết quả rà soát của 6 ngân hàng phát triển, chỉ tính riêng nhóm các dự án sử dụng vốn vay của 6 nhà tài trợ đã có trên 60 dự án chưa được bố trí đủ kế hoạch vốn năm 2019 theo tiến độ và khả năng giải ngân, với nhu cầu vốn cần bổ sung là trên 34.000 tỷ đồng.
Ngoài nguyên nhân nêu trên, lý do chậm còn nằm ở tính sẵn sàng của các dự án đầu tư thấp, hoàn thành thủ tục đầu tư chậm, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, bố trí vốn đối ứng; chậm chễ trong việc hoàn thành các thủ tục về hồ sơ giải ngân thanh toán cũng như ghi thu, ghi chi. “Than thở” về điều này, ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay: Tháng 5/2019, Bộ có 2 dự án được Quốc hội phê duyệt đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn. Đến tháng 7/2019, vốn ODA để thực hiện các dự án này đã được giao nhưng lại thiếu vốn đối ứng. Khi báo cáo với các cấp để bổ sung vốn đối ứng thì được yêu cầu là cân đối trong phạm vi đã được giao của Bộ. “Nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện đang thực hiện 22 dự án với số vốn được giao là 300 tỷ đồng. Số này đã chia hết cho các dự án từ trước, giờ không còn nữa. Vốn đối ứng để giải ngân không có dẫn đến vốn ODA cầm về rồi nhưng không tiêu được” - ông Khánh nói.
Kịp thời điều chỉnh và phân bổ vốn
Trường hợp năm 2019 nếu số giải ngân vốn đầu tư công thực tế đạt tối đa bằng số kế hoạch (60.000 tỷ đồng) thì số kế hoạch còn lại cho năm 2020 là 162.824 tỷ đồng. Với tiến độ giải ngân như 3 năm trở lại đây thì việc sử dụng hết số kế hoạch vốn còn lại năm 2020 là không khả thi. Xuất phát từ tình hình trên, để thúc đẩy khối lượng giải ngân trong các tháng cuối năm 2019 nhằm đạt kế hoạch vốn đề ra, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ kiến nghị các nhóm biện pháp đối với những vướng mắc.
Chia sẻ về giải pháp, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết, Quốc hội đã thông qua Luật bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Đầu tư công nên Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng Nghị định mới về quản lý vốn ODA và vay ưu đãi thay thế các văn bản hiện hành theo hướng tập trung vào một đầu mối công tác quản lý nợ công; rà soát để đơn giản hóa các thủ tục hành chính bao gồm quy trình bổ sung kế hoạch vốn hàng năm, cơ chế điều chỉnh, điều chuyển kế hoạch vốn cũng như cơ chế hạch toán và chuyển nguồn đối với vốn vay ODA, vay ưu đãi. Bên cạnh đó, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát tổng thể việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn đến năm 2020 để kịp thời điều chỉnh và phân bổ vốn cho các dự án đang thiếu vốn nhằm đảm bảo hoàn thành việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công trung hạn.
Về phía Bộ Tài chính, theo ông Long, trong quá trình đánh giá 1 năm triển khai Luật Quản lý nợ công, Bộ Tài chính sẽ đồng thời rà soát và đánh giá việc thực hiện các Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công, trong đó có Nghị định số 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA và vay nước ngoài của Chính phủ. Bộ Tài chính cũng tổ chức tuyên truyền để thực hiện nghiêm Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 29/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong tình hình mới cho chi đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên.
Cùng với đó, chỉ đạo Kho bạc Nhà nước khẩn trương triển khai Nghị định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước ngay sau khi Chính phủ ký ban hành; tiếp tục rà soát quy trình kiểm soát chi, xử lý đơn rút vốn tại Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước để đảm bảo đúng thời hạn quy định, không để tồn đọng hồ sơ mà không có lý do; đôn đốc chủ đầu tư làm thủ tục kiểm soát chi trong 4 ngày kể từ khi có khối lượng hoàn thành, không để tồn đọng đến cuối năm.
Tin liên quan
Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Vướng từ cơ chế, chính sách
13:24 | 25/08/2024 Tài chính
Quyết liệt thu hồi vốn tạm ứng, tăng hiệu quả đầu tư công
13:30 | 07/08/2024 Tài chính
TPHCM dự kiến giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 hơn 100.000 tỷ đồng
14:28 | 17/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
21:50 | 15/09/2024 Tài chính
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
09:50 | 15/09/2024 Thuế - Kho bạc
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan, Biên phòng Đồng Tháp phối hợp phát hiện trên 160 vụ vi phạm
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Phát biểu bế mạc Hội nghị TW 10 khóa XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
VCCI đề nghị chi Quỹ phòng chống thiên tai hỗ trợ doanh nghiệp
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform