Phát triển nguồn nhân lực - Chìa khoá tăng trưởng: Bài 2: Giải bài toán thừa - thiếu lao động
Phát triển nguồn nhân lực - Chìa khoá tăng trưởng: Bài 1: Tìm nguồn nhân lực cho phục hồi sản xuất sau đại dịch (HQ Online) - Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển ... |
Việc tìm kiếm lao động đáp ứng nhu cầu tăng trưởng sau dịch của DN đang là yêu cầu cấp bách. Ảnh: T.D |
Thị trường lao động vẫn đang còn tiềm ẩn một số yếu tố thiếu bền vững. Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với các DN là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bức tranh sáng
Thời gian qua, Chính phủ, các bộ ngành, các địa phương, doanh nghiệp đã có nhiều chính sách hỗ trợ, tiếp sức người lao động trở lại nhà máy. Bình Dương là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 khiến số tỷ lệ lao động dịch chuyển lớn. Sau khi "bình thường mới", Sở LĐ-TB&XH Bình Dương đã phối hợp cùng các đơn vị có liên quan thành lập đoàn về 14 các tỉnh, thành trong cả nước tuyên truyền và đón người lao động có nhu cầu trở lại Bình Dương làm việc. Bên cạnh đó, phối hợp với các địa phương và trung tâm giới thiệu việc làm để ký kết những chương trình nhằm hỗ trợ cho người lao động trở lại Bình Dương làm việc. Tương tự, nhờ những chính sách chăm lo cho người lao động dịp Tết và trong đại dịch Covid-19 của các doanh nghiệp, đến nay người lao động quay lại TPHCM làm việc đạt trên 96%.
Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động, trong đó nêu rõ các giải pháp hỗ trợ người lao động, đặc biệt hỗ trợ lao động ngoại tỉnh quay trở lại làm việc. Điều này góp phần giải quyết những khó khăn trong công tác tuyển dụng nhân sự và cũng là cơ hội việc làm cho sinh viên, học viên, người lao động trong thời gian tới.
Gần đây, ngày 28/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 08/2022/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Theo đó, những lao động bắt đầu quay trở lại làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trọng điểm từ ngày 1/4 sẽ được hỗ trợ tiền thuê nhà (mức 1 triệu đồng/tháng) gấp đôi so với lao động đang làm việc (mức 500.000 đồng/tháng). Đây được coi là một trong những giải pháp góp phần phục hồi thị trường lao động qua việc hỗ trợ, thu hút lao động quay lại nơi làm việc. Đồng thời chia sẻ, hỗ trợ cho người lao động còn khó khăn về nhà ở yên tâm làm việc, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh giữ chân lao động để phục hồi sản xuất, kinh doanh, góp phần phục hồi kinh tế-xã hội.
Nghịch lý thừa - thiếu
Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn đang còn tiềm ẩn một số yếu tố thiếu bền vững. Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với các DN là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Những ngành nghề có công nghệ thấp, không cần lao động chất lượng cao thì có được ngay nguồn lao động nhưng với các ngành nghề công nghệ cao, kỹ thuật cao đòi hỏi thời gian phục hồi và cần lực lượng lao động chất lượng cao.
TS. Đỗ Thanh Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM cho rằng, khoa học công nghệ phát triển nhanh, đòi hỏi người lao động phải có tay nghề, trình độ, chuyên môn sâu mới bắt kịp công việc. Thế nhưng điểm nghẽn nguồn nhân lực hiện nay là thừa về số lượng nhân công trẻ nhưng lại thiếu lao động có tay nghề chuyên môn sâu ở những ngành cần thiết. Đôi khi giữa nhu cầu của người học không trùng khớp với nhu cầu của xã hội, nhu cầu của DN, nhu cầu cần thiết cho sự phát triển nên dẫn đến tình trạng các ngành nghề có nhu cầu cao nhưng không có người học. Đây cũng là lý do thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số ngành nghề đặc thù.
Theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc kinh doanh khu vực miền Nam Công ty VietnamWorks thuộc Công ty Navigos Group, nguyên nhân còn do sự phân bổ đào tạo theo ngành còn đang mất cân bằng, có những ngành thừa và những ngành còn thiếu hụt. Đồng thời, nhân lực chất lượng cao có xu hướng tập trung vào một số khu vực trung tâm, do đó những khu công nghiệp, đặc biệt là những khu công nghiệp mới sẽ bị thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Mặt khác, một số nhân lực chất lượng cao đã được đào tạo, quen với môi trường và phong cách làm việc của các công ty đa quốc gia, quen với việc chuyên môn hóa, đến khi qua công ty địa phương phải tự thực hiện một mình sẽ khó thực hiện được và khó đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Nên các nhân sự chất lượng cao đã được đào tạo từ các công ty đa quốc gia có tâm lý e ngại dịch chuyển qua các công ty địa phương, làm thiếu hụt nguồn này ở các công ty địa phương.
Để giải bài toán nghịch lý thiếu thừa nhân lực, đặc biệt là thiếu nhân lực chất lượng cao đáp ứng xu thế toàn cầu, đòi hỏi các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cần đưa ra giải pháp thúc đẩy thị trường lao động phát triển theo quy luật tất yếu, tăng cường khả năng kết nối.
(Kỳ tới: Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu nhân lực chất lượng cao)
Ông Lưu Đức Khải, Phó Trưởng ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội (CIEM): Nguồn nhân lực của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi số So với yêu cầu, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là về trình độ chuyên môn kỹ thuật. Tỷ lệ lao động có trình độ chỉ chiếm hơn 26% lực lượng lao động và năng suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN. Với trình độ hiện tại, thì nguồn nhân lực của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của chuyển đổi số. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần có hệ thống giải pháp đồng bộ từ tập trung nguồn lực cho phát triển đội ngũ người lao động có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số; đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề nghiệp cho chuyển đổi số, các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề cần nâng cao về chất lượng. Đồng thời, hỗ trợ phát triển, nâng cao khả năng ứng dụng chuyển đổi số cho doanh nghiệp; đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người lao động, doanh nghiệp về chuyển đổi số; tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước ở cơ sở về chuyển đổi số; thị trường lao động cần linh hoạt hơn để người lao động dễ dàng di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác; Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ hơn với khu vực tư nhân để tạo khung khổ thể chế và thúc đẩy hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao sẵn sàng đáp ứng chuyển đổi số. Ông Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Lưu ý kỹ năng nghề và thái độ trong công việc Theo các nghiên cứu, khảo sát và quan sát của Viện Công nhân và Công đoàn, hiện có nhiều ngành nghề, nhiều tổ chức và DN có bộ tiêu chí đánh giá chất lượng người lao động. Đây là bước tiến quan trọng để xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao. Tuy nhiên, các DN vừa và nhỏ lại không mấy quan tâm đến vấn đề này. Để phát triển đội ngũ nhân lực chất lượng cao ở góc độ DN, việc đánh giá chất lượng người lao động cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và ứng dụng các công cụ chuyên nghiệp vào đánh giá. Có nhiều tiêu chí để đánh giá một nhân lực, nhưng quan trọng nhất mà chúng ta phải lưu ý đó là kỹ năng nghề và thái độ trong công việc. Đây được xem là 2 trong số những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng nhân sự. Làm như vậy sẽ giúp DN có được đội ngũ nhân lực ngày càng chuyên nghiệp, từ đó sẽ hình thành lực lượng lao động chất lượng cao. |
Tin liên quan
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết phục vụ người dân Việt Nam
17:05 | 20/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
10:47 | 25/09/2024 Kinh tế
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
HDBank khẳng định vị thế trong quan hệ nhà đầu tư quốc tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform