Sản xuất ô tô, xe máy “ngấm đòn” gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Thực trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu | |
Honda Việt Nam: Kinh doanh ô tô- xe máy đã tăng trưởng tốt | |
Hướng dẫn xác nhận nhập khẩu đối với thân máy, khung xe ô tô, mô tô, xe gắn máy |
Thiếu hụt chíp bán dẫn toàn cầu khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất ô tô xe máy đang gặp khó khăn. Ảnh: Nguyễn Hà |
Bất khả kháng
Mới đây, Honda Việt Nam- nhà sản xuất xe máy lớn nhất Việt Nam-“cực chẳng đã” đã phải thông báo một thực tế không ai muốn: “Do ảnh hưởng từ các biến động kinh tế - chính trị và cuộc khủng hoảng thiếu hụt chíp bán dẫn toàn cầu, quá trình sản xuất, cung cấp sản phẩm của nhiều ngành hàng bị tác động nặng nề. HVN không phải là trường hợp ngoại lệ. Bắt đầu từ tháng 4/2022, HVN phải đối mặt với việc sản lượng sản xuất trung bình của một số mẫu xe tay ga sản xuất nội địa sụt giảm. Theo đó, sản lượng sản xuất bình quân của một số mẫu xe ga sản xuất trong nước dự kiến sẽ giảm hơn một nửa so với kế hoạch ban đầu trong tháng 5. Tình trạng này được dự báo sẽ tiếp diễn trong những tháng tới”.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về trách nhiệm của Honda Việt Nam trong việc các đại lý (HEAD) bán “chênh” giá rất cao so với giá hãng công bố, đại diện Honda Việt Nam cho biết: HEAD và Honda Việt Nam là những đối tác kinh doanh độc lập. HEAD có quyền chủ động đối với hoạt động bán hàng của mình bao gồm cả việc quản lý giá bán cũng như điều chỉnh mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình, trong sự hài hòa của các cam kết kinh doanh với Honda Việt Nam nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật nói chung và Luật Cạnh tranh nói riêng. Honda Việt Nam luôn hoạt động theo tinh thần tuân thủ pháp luật và luôn chia sẻ tinh thần này cho mọi đối tác của Honda Việt Nam trong đó có các HEAD. Tinh thần tuân thủ luật pháp được Honda Việt Nam khuyến nghị và chia sẻ định kỳ trong các buổi họp đại lý hàng năm và Honda Việt Nam cũng tin rằng những hành vi sai phạm sẽ bị xử lý theo đúng quy định. Hiện Honda Việt Nam luôn công khai giá bán lẻ đề xuất với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham khảo của khách hàng và HEAD, đồng thời cũng đã và đang khuyến nghị các HEAD cân nhắc bán xe cho người tiêu dùng theo giá bán này trên tinh thần đảm bảo hài hòa lợi ích tối đa cho HEAD cũng như khách hàng. |
Như vậy, khả năng một số mẫu xe tay ga được sản xuất và phân phối ở thị trường trong nước có thể sẽ khan hàng trong thời gian tới. Dù nhà sản xuất cam kết sẽ cố gắng thực hiện nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng và nỗ lực hết sức để đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng dự đoán các sản phẩm xe ga "hot" của Honda như Vision, SH mode, Air Blade, LEAD hay SH… sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo đó khả năng giá xe ga của hãng trong thời gian tới sẽ tăng cao do cung không đáp ứng đủ cầu.
Tuy nhiên đây cũng là một thực tế mà bản thân nhà sản xuất không hề mong muốn, và cũng khó có thể “tự mình” khắc phục được.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về các giải pháp khắc phục cụ thể, đại diện Honda Việt Nam cho biết: hãng luôn nỗ lực đẩy mạnh các giải pháp để khắc phục tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, tối ưu hóa năng lực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, tình huống khó khăn về nguồn cung là do khách quan mang lại và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Với bản chất là một công ty sản xuất, Honda Việt Nam cũng không tránh khỏi ngoại lệ.
Cái khó không chỉ riêng ai
Đúng là Honda Việt Nam không phải trường hợp ngoại lệ. Trước đó, hàng loạt các nhà sản xuất ô tô - xe máy trên toàn cầu cũng đưa ra thông báo về việc khan hiếm xe do gián đoạn chuỗi cung ứng. Cuối tháng 3/2022, Mazda phải đóng cửa hai nhà máy của mình tại Nhật Bản trong tháng 4, 5 do nguồn cung phụ tùng bị gián đoạn. Cuối tháng 4, Ford cũng đưa ra thông báo về việc Ford Ranger đời 2022 phải trễ hẹn do chuỗi cung ứng linh kiện bị gián đoạn.
Sản lượng sản xuất sụt giảm khiến nhiều mẫu xe trên thị trường đang "cung không đủ cầu". Ảnh: Nguyễn Hà |
Tại Việt Nam, đại diện nhiều hãng ô tô cũng đã lên tiếng về việc một số mẫu xe khan hàng do thiếu hụt linh kiện. Có thể kể đến như vào tháng 4, Mitsubishi Việt Nam có văn bản thông báo đến các đại lý về việc thay đổi thời gian giao hàng. Suzuki cũng không giấu việc đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung cho thị trường Việt Nam.
Khó khăn này dẫn tới thị trường có nhiều mẫu xe mới ra nhưng thời gian giao xe kéo dài. Đối với xe nhập khẩu thay vì 2-3 tháng hiện thời gian đặt hàng đã bị kéo dài lên tới 6-7 tháng.
Cuối quý 1/2022, nhiều hãng xe liên tiếp thông báo tăng giá đề xuất của nhiều ô tô. Lý do đều liên quan đến tình trạng thiếu hụt và tăng giá linh kiện lắp ráp ô tô.
Đơn cử như Toyota Việt Nam đã phải thông báo sẽ tăng giá của hàng loạt mẫu xe từ tháng 5 tới. Trong đó, cao nhất là mức tăng lên tới 40 triệu đồng của các mẫu Land Cruiser, Land Cruiser Prado và Alphard. Mẫu xe bán chạy Corolla Cross cũng được thông báo tăng giá 2 lần trong quý 1 và đắt hơn khi ra mắt 36 triệu đồng.
Thương hiệu xe sang Lexus của Toyota cũng được thông báo điều chỉnh tăng giá bán từ ngày 1/5 dành cho các mẫu xe bán tốt như: ES, RX300, RX350, GX và LM.
Trước đó, một số mẫu xe được thông báo tăng giá ngay từ đầu quý 1/2022. Đơn cử như Ford tăng giá 2 mẫu xe chủ lực Ranger và Everest. Hay Kia cũng thông báo điều chỉnh tăng giá đề xuất cho 3 mẫu xe bán chạy nhất của hãng gồm: Sonet, Seltos và K3.
Do nguồn cung khan hiếm nên nhiều đại lý đã ép khách hàng mua ô tô kèm phụ kiện (thường được gọi với tên “bia kèm lạc”). Từ đầu năm đến nay khách hàng muốn mua các mẫu xe của Hyundai như Creta, Tucson và SantaFe…. đều phải chịu cảnh “bia kèm lạc” với trị giá trên 100 triệu đồng/xe để được nhận hàng sớm hơn.
Hay muốn mua và nhận xe Ford Ranger sớm, khách hàng phải chi thêm tiền phụ kiện với mức từ 20 - 90 triệu đồng. Các mẫu xe mới và bán chạy của Toyota như Veloz Cross và Raize cũng đang được bán “bia kèm lạc” trị giá hàng chục triệu đồng.
Bước sang quý 2, với tình trạng khủng hoảng linh kiện kéo dài, dự đoán sẽ còn nhiều những cái tên khác trong ngành ô tô, xe máy bị ảnh hưởng.
Có thể thấy đây là một thực tế mà cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đều không mong muốn. Hiện các nhà sản xuất đều đang tìm nhiều giải pháp để khắc phục, tuy nhiên, khó khăn này khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều. Các khách hàng chỉ có thể hoặc chấp nhận một mức giá sản phẩm mới, cao hơn hoặc điều tiết nhu cầu tiêu dùng của mình.
Theo Bloomberg, giá nguyên liệu thô cho việc sản xuất xe cộ đã tăng hơn 80% trong năm 2021. Theo chỉ số Commodity Spot Index (đo diễn biến giá của 23 hàng hóa cơ bản) đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2011. Trong đó, kim loại đã tăng hơn 20% trong năm 2021. Khủng hoảng chip, linh kiện điện tử cũng lan dần ra toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Từ các chính sách thắt chặt do dịch Covid-19 cho đến các biến động chính trị khiến chuỗi cung ứng vốn gặp nhiều trở ngại, nay lại càng khan hiếm. Vì tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn, linh kiện, phụ tùng cùng nhiều bộ phận liên quan khác buộc các hãng xe phải cắt giảm sản lượng toàn cầu. |
Tin liên quan
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
8 tháng nhập 20.000 ô tô Trung Quốc, gấp gần 3 lần cùng kỳ 2023
11:00 | 24/09/2024 Xe - Công nghệ
Ngoại hình mới, động cơ mới, Hyundai Santa Fe 2025 có giá từ 1,069 tỷ đồng
15:05 | 23/09/2024 Xe - Công nghệ
Kia Carnival 2025: Nâng cấp toàn diện giá từ 1,299 tỷ đồng
09:11 | 23/09/2024 Xe - Công nghệ
Chuyên gia nhận định cơn sốt xe điện hybrid có thể không kéo dài
08:37 | 23/09/2024 Xe - Công nghệ
Hé lộ Range Rover Velar mới
09:09 | 21/09/2024 Xe - Công nghệ
Những hạng mục chủ xe cần kiểm tra, bảo dưỡng để ôtô “khoẻ mạnh” sau mùa bão lũ
08:02 | 20/09/2024 Xe - Công nghệ
Nhập khẩu hơn 8.000 ô tô trong nửa đầu tháng 9
10:07 | 19/09/2024 Xe - Công nghệ
Trạm sạc sẽ phủ khắp mọi ngõ ngách nhờ lời giải phi thường của V-GREEN
11:00 | 17/09/2024 Xe - Công nghệ
EU "chia rẽ" về việc áp thuế xe điện Trung Quốc
07:59 | 16/09/2024 Xe - Công nghệ
Nhập khẩu hơn 100.000 ô tô trong 8 tháng, tăng mạnh so với 2023
09:55 | 12/09/2024 Xe - Công nghệ
Mitsubishi Triton 2024 – Mới hoàn toàn, giá chốt từ 655 triệu đồng
09:46 | 12/09/2024 Xe - Công nghệ
Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ các dự án sản xuất pin xe điện trong nước
07:52 | 12/09/2024 Xe - Công nghệ
Trung Quốc đề xuất đàm phán với EU để giải quyết vấn đề thuế xe điện
08:21 | 11/09/2024 Xe - Công nghệ
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform