Sắp xếp bộ máy và đẩy mạnh tự chủ để cắt giảm chi thường xuyên
Tiếp tục tăng cường kỷ cương, kỷ luật ngân sách tại các cấp Ảnh: Thùy Linh. |
Vẫn còn dư địa
Thời gian qua, việc quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, đặc biệt là triệt để tiết kiệm chi thường xuyên đã được Bộ Tài chính duy trì thực hiện trong nhiều năm. Riêng năm 2019, đã cắt giảm khoảng 10.000 tỷ đồng dự toán chi thường xuyên so với dự toán năm 2018 do thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp tinh gọn bộ máy và đẩy mạnh tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công theo các Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương. Chia sẻ trên nghị trường, Bộ trưởng Bộ Tài chính từng nhiều lần nhấn mạnh, con số giảm trong 5 năm qua khoảng 27 - 28 nghìn tỷ đồng. Nguồn tiết kiệm trong chi thường xuyên dành chi tăng lương và chi cho an sinh xã hội.
Không chỉ trong chi tiêu hàng năm, việc xây dựng dự toán chi thường xuyên cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cũng đã được xây dựng trên cơ sở yêu cầu sắp xếp lại tổ chức bộ máy, giảm biên chế, đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp, qua đó, cơ cấu lại nguồn để ưu tiên bố trí cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội.
Báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2019, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cũng nhận định, Chính phủ đã nỗ lực để giảm chi thường xuyên, chú trọng công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… Điều đáng chú ý là, Chính phủ, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài chính - ngân sách hiệu quả. Mặc dù chi thường xuyên giảm dần nhưng vẫn bảo đảm nguồn thực hiện cải cách tiền lương (tăng khoảng 7%/năm) và các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, chính sách an sinh xã hội cấp thiết khác.
Trong Báo cáo cho ý kiến về tình hình thực hiện dự toán NSNN năm 2020, Kiểm toán Nhà nước cho biết, dự toán chi thường xuyên năm 2020 là 1.056,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 60,5% tổng chi NSNN. Kiểm toán Nhà nước thống nhất với dự toán của Chính phủ. Tuy nhiên, cơ quan này đề nghị Chính phủ khi phân bổ dự toán cần xem xét lộ trình tăng học phí tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP; mức độ tự chủ thực tế đã đạt được của các đơn vị sự nghiệp công lập hoặc kinh phí tiền lương; các khoản trích theo lương đã kết cấu trong giá dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định để giảm kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên. Kiểm toán Nhà nước đề nghị Chính phủ xem xét sớm ban hành đầy đủ các cơ chế, chính sách về tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập để tiếp tục giảm chi thường xuyên.
Chỉ ban hành chính sách làm tăng chi khi thật sự cần thiết
Trong Thông tư hướng dẫn thực hiện dự toán NSNN năm 2020 mới được ban hành gần đây, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách ở các đơn vị, ngân sách cấp dưới. Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN theo đúng dự toán được giao; hạn chế tối đa việc ứng trước dự toán, các trường hợp ứng thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính cũng yêu cầu tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chống lãng phí, giảm mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị chặt chẽ, đúng quy định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi NSNN khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm.
Đặc biệt, để đảm bảo nguồn để chi cho con người, cho an sinh xã hội, Bộ Tài chính lưu ý các bộ, ngành, địa phương chủ động sắp xếp chi thường xuyên, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng và các nhiệm vụ mới tăng thêm trong năm 2020, bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội và điều chỉnh tiền lương, không để xảy ra tình trạng nợ lương cán bộ, công chức, viên chức, các khoản chi cho con người và chính sách theo chế độ. Trường hợp phát hiện các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách tổ chức thanh toán, chi trả không đúng chính sách, chế độ, nhất là liên quan đến mục tiêu an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo,... cần có biện pháp xử lý kịp thời để chính sách, chế độ được thực hiện đúng và có hiệu quả.
Bình luận về vấn đề này, TS. Hà Huy Tuấn – Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng: Chi tiêu ngân sách phải hiệu quả hơn nữa, không chỉ trong lĩnh vực chi đầu tư mà cả trong chi thường xuyên. Bởi vì trong chi tiêu thường xuyên, hiện vẫn còn dư địa để cải cách hiệu quả hơn, tiết giảm hơn. Ngoài ra, việc giám sát nguồn thu; nhiệm vụ chi cũng cần được tăng cường hơn nữa. Cần giám sát chặt việc cho vay, sử dụng vốn của các quỹ ngoài ngân sách; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát vốn vay về cho vay lại…
Khuyến nghị về giải pháp, ông Trần Quang Chiểu - Ủy viên Thường trực, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng, một trong những giải pháp cơ bản nhất để cơ cấu lại NSNN, giảm tỷ trọng chi thường xuyên là tinh giản biên chế, sắp xếp, cắt giảm bộ máy. Thời gian tới, cả hệ thống chính trị phải tiếp tục tinh gọn bộ máy, đẩy mạnh đổi mới, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần các nghị quyết của Trung ương. Như vậy, mới giảm mạnh chi tiêu thường xuyên, từ đó có nguồn để tăng chi cho đầu tư phát triển và các mục tiêu ưu tiên khác.
Tin liên quan
Phấn đấu thu ngân sách năm 2024 vượt trên 10% dự toán Quốc hội giao
20:12 | 04/09/2024 Tài chính
Chi ngân sách 6 tháng ước đạt 803,6 nghìn tỷ đồng
14:10 | 09/07/2024 Tài chính
Chi ngân sách 4 tháng đầu năm đạt 522,2 nghìn tỷ đồng
09:41 | 05/05/2024 Tài chính
Chi ngân sách 3 quý đầu năm 2024 đạt khoảng 1.256,3 nghìn tỷ đồng
15:45 | 02/10/2024 Tài chính
Quyết liệt trong điều hành giá, giảm áp lực lên lạm phát
13:15 | 02/10/2024 Tài chính
Ngành Thuế tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế
09:07 | 02/10/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước đạt 85,1 dự toán
20:08 | 01/10/2024 Tài chính
3 tác phẩm của Đảng bộ Bộ Tài chính đạt giải tại Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024
14:34 | 01/10/2024 Tài chính
Tăng nhà đầu tư tổ chức - tăng chất cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
13:45 | 01/10/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tiếp xúc cử tri tại Bình Định
11:03 | 01/10/2024 Tài chính
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
09:26 | 29/09/2024 Tài chính
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất sau bão lũ
12:48 | 28/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm nhân thọ chi trả 13 tỷ đồng cho thiệt hại của bão số 3
12:36 | 28/09/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
Quan điểm trái chiều về việc EU tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bắt đầu dự Hội nghị Pháp ngữ và thăm chính thức Pháp
Tuyên bố chung về tăng cường quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Ireland
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics