Sẽ sửa điều kiện và thời hạn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước
Nghị định số 32 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần phải xem xét sửa đổi, bổ sung. |
Dễ ngân hàng, khó dự án
Ngày 31/3/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của Nhà nước trên cơ sở tổng kết hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Sau 2 năm triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Nghị định 32 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần phải xem xét sửa đổi, bổ sung để phù hợp với hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với định hướng của Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cũng như đảm bảo sự đồng bộ của các chính sách ban hành trong thời gian tới của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Một trong những bất cập là điều kiện cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước. Theo khoản 6 Điều 6 Nghị định 32, điều kiện cho vay bao gồm việc “khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét cho vay, giải ngân vốn vay”. Quy định này nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo an toàn tín dụng cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, tuy nhiên các dự án đầu tư thường có thời gian thi công xây dựng, lắp đặt dài nên trong thời gian thi công xây dựng khó tránh khỏi việc chủ đầu tư lâm vào tình trạng khó khăn tài chính tạm thời hoặc tạm thời bị phát sinh nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Trong trường hợp đó, việc Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải đình chỉ giải ngân vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký sẽ làm ảnh hưởng tiến độ triển khai thi công các hạng mục của dự án, tiếp tục tác động tiêu cực đến hiệu quả dự án, phát sinh hệ lụy khó thu hồi các khoản đã giải ngân trước đây (nếu có) do dự án không được đầu tư tiếp để hoàn thành dẫn đến không có nguồn trả nợ.
Cùng với đó, theo khoản 7 Điều 6 Nghị định 32, khách hàng phải “mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản đảm bảo tiền vay”. Quy định này gặp vướng mắc trong thực tế, nhất là đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài, dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, dự án trồng rừng… do các doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận bán bảo hiểm cho loại hình này hoặc do chi phí mua bảo hiểm cao nên sau khi hoàn thành dự án (đã được Ngân hàng Phát triển Việt Nam giải ngân toàn bộ vốn vay), khách hàng không mua bảo hiểm. Cả hai trường hợp đều phát sinh rủi ro về nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam khi dự án không trả được nợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Về thời hạn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước, khoản 1 và khoản 3 Điều 8 Nghị định 32 có nêu: “Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm; riêng các dự án đầu tư thuộc nhóm A, thời hạn cho vay vốn tối đa là 15 năm; đối với các dự án đặc biệt cần phải cho vay vượt quá thời hạn cho vay tối đa quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”. Trong thực tế, do đặc thù của dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam là các dự án có vốn đầu tư lớn, thời gian thi công kéo dài, thời gian thu hồi vốn đầu tư thường dài như các dự án trồng rừng, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp…; do đó, với thời hạn cho vay như trên, các dự án khó có thể bố trí được nguồn trả nợ. Vì vậy, đối với các dự án này, hầu hết đã được cấp có thẩm quyền cho phép gia hạn thời gian vay vốn lên 15 năm, thậm chí lên 20 năm.
Tạo thuận lợi cho giải ngân
Hiện nay, Bộ Tài chính đang soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 32, trong đó sửa đổi, bổ sung các quy định về điều kiện vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo hướng bỏ nội dung quy định về “trừ trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định” tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 32 chưa rõ, đồng thời cũng để đảm bảo hiệu quả vốn vay cũng như trách nhiệm của chủ đầu tư khi tham gia dự án. Việc bỏ nội dung này khi quy định về vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu trong tổng vốn đầu tư dự án cũng giúp giải quyết tình trạng khó khăn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong quá trình thực hiện, đồng thời đảm bảo hiệu quả vốn vay cũng như trách nhiệm của chủ đầu tư khi tham gia dự án.
Cùng với đó, bãi bỏ quy định điều kiện “khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng tại thời điểm Ngân hàng Phát triển Việt Nam giải ngân vốn vay” để tạo điều kiện cho các khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam tiếp cận đầy đủ nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để hoàn thành và vận hành các dự án đầu tư phát triển. Việc bãi bỏ này sẽ giúp Ngân hàng Phát triển Việt Nam không phải đình chỉ giải ngân vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký khi khách hàng phát sinh nợ xấu tại các tổ chức tín dụng vì trên thực tế các dự án đầu tư thường có thời gian thi công xây dựng, lắp đặt dài nên trong thời gian thi công xây dựng khó tránh khỏi việc chủ đầu tư lâm vào tình trạng khó khăn tài chính tạm thời hoặc tạm thời bị phát sinh nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Qua đó, góp phần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thi công các hạng mục của dự án, không gây ra tác động tiêu cực đến hiệu quả dự án và những hệ lụy khó thu hồi các khoản đã giải ngân trước đây (nếu có) do dự án không được đầu tư tiếp để hoàn thành.
Bộ Tài chính cũng đề xuất bổ sung quy định “trường hợp tài sản bảo đảm tiền vay không thể mua bảo hiểm, khách hàng phải có tài sản bảo đảm khác đã được mua bảo hiểm tài sản để bảo đảm cho khoản vay” trong khoản 7 Điều 6 về mua bảo hiểm tài sản. Điều này sẽ giúp giải quyết tình trạng khách hàng không mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm sau khi hoàn thành dự án (đã được Ngân hàng Phát triển Việt Nam giải ngân toàn bộ vốn vay) do các doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận bán bảo hiểm cho một số loại hình tài sản bảo đảm hoặc do chi phí mua bảo hiểm cao.
Đối với tồn tại trong quy định về thời hạn cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước, Bộ Tài chính dự kiến sửa theo hướng “thời hạn cho vay bao gồm cả thời gian gia hạn nợ không quá 15 năm; đối với các dự án nhóm A có đặc điểm sản xuất, kinh doanh và thời gian thu hồi vốn đầu tư dài hơn 15 năm, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời hạn cho vay phù hợp với thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án”; bổ sung quy định về gia hạn nợ vay trong trường hợp dự án đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thời hạn cho vay vượt quá thời hạn cho vay tối đa. Việc quy định theo hướng như trên sẽ đảm bảo hỗ trợ cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong việc cho vay các dự án lớn, thời gian thu hồi vốn dài (đối tượng khách hàng chủ yếu của ngân hàng), đồng thời đảm bảo tính hợp lý, minh bạch về “thời hạn cho vay tối đa bao gồm cả thời gian gia hạn nợ”, cũng như các trường hợp được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời hạn cho vay vượt quá thời hạn cho vay tối đa.
Đến 31/12/2018, dư nợ tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 76.590 tỷ đồng (nếu tính cả dư nợ cho vay thỏa thuận, dư nợ tín dụng đầu tư đến hết năm 2018 là 81.535 tỷ đồng). Số vốn giải ngân trong năm 2018 là 2.580 tỷ đồng (trong đó, giải ngân cho các dự án tiếp nhận từ các năm trước là 2.580 tỷ đồng, trong năm 2018 không có dự án ký hợp đồng mới). (Báo cáo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam) |
Tin liên quan
Mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ vươn lên thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam
09:13 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
16:16 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu
10:03 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa luật nhằm bảo vệ quyền lợi người làm kế toán
07:51 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước
06:31 | 22/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
VCCI đề nghị chi Quỹ phòng chống thiên tai hỗ trợ doanh nghiệp
16:38 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn tiếp nhận, xử lý C/O mẫu D
15:34 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: Đề xuất bãi bỏ toàn bộ Điều 35 về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
09:33 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chủ động nguồn lực tài chính từ ngân sách để hiện đại hóa công tác quản lý thuế
08:15 | 18/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Công tác kiểm định góp phần phòng ngừa gian lận
14:17 | 17/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chile chính thức cấp C/O mẫu VC bản điện tử từ ngày 1/11/2024
15:03 | 16/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
08:49 | 14/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá đảm bảo hài hòa lợi ích doanh nghiệp - nông dân - nhà nước
15:16 | 13/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
09:44 | 13/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform