Tầm quan trọng của hợp tác BRICS trong thế giới bất ổn
Hội nghị cấp cao lần thứ 11 Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) gồm Brazil, Nga, Ấn Ðộ, Trung Quốc và Nam Phi vừa được tổ chức tại Thủ đô Brasilia của Brazil trong hai ngày 13 và 14/11. |
Nền kinh tế của các nước BRICS nói chung đã tăng trưởng chậm lại, nhưng nền kinh tế của hầu hết các nước trên thế giới cũng đang giảm tốc. Trên thực tế, các yếu tố dài hạn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước BRICS về cơ bản vẫn không thay đổi, cơ chế thúc đẩy các quốc gia khi trở thành thị trường mới nổi không thay đổi, ảnh hưởng đối với khu vực và thế giới của các nước này cũng không giảm đi và họ vẫn đang ở tuyến đầu trong sự phát triển, thay đổi của thế giới này. Quản trị toàn cầu ngày nay phải đối mặt với những thách thức to lớn của chủ nghĩa bảo hộ, đứng đầu là Mỹ, tiếp theo là các nước phương Tây khác. Các nước BRICS tất nhiên rất coi trọng mối quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây, nhưng động lực mà các mối quan hệ đó có thể mang lại hiện nay trở nên rất hạn chế, đặc biệt là đối với chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Washington. Theo đó, các nước BRICS gắn sự phát triển của mình vào việc gia tăng hợp tác với Mỹ rõ ràng là không khả thi, thậm chí còn nguy hiểm.
Khoảng cách địa lý, sự khác biệt về quy mô và quản trị xã hội của các nước BRICS là không nhỏ, do đó một số người phương Tây cho rằng đây là những trở ngại cho sự hợp tác. Tuy nhiên, sự hiểu biết về hợp tác của những người này đã quá cũ. Giống như Internet đang làm thay đổi hình dạng của các hoạt động kinh tế, toàn cầu hóa đang làm thay đổi các điều kiện, phương pháp và thậm chí cả mục đích hợp tác giữa các quốc gia. Hợp tác trong quá khứ của phương Tây thường được thúc đẩy bởi địa chính trị và phục vụ các mục tiêu địa chính trị ngấm ngầm hoặc công khai. Mục tiêu lớn nhất của hợp tác BRICS là phát triển, hợp tác làm sao để mang lại lợi ích cho sự phát triển, điều đó mang lại cho các nước này không gian hợp tác vô hạn. Phát triển là chủ đề của thời đại ngày nay, tăng cường hợp tác cùng có lợi là lĩnh vực không thiếu động lực. Các quốc gia BRICS cách nhau rất xa, nhưng Hội nghị thượng đỉnh được tổ chức hằng năm và các dự án hợp tác như Ngân hàng Phát triển mới BRICS sẽ ngày càng phong phú, đó là logic của điều nêu trên. Ngược lại, Mỹ đề ra chiến lược “Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, theo đó Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ cũng gặp nhau hàng năm, nhưng động cơ của điều đó là nhu cầu địa chính trị của Mỹ nên mang tính chất tương đối ảo. Dù được đưa ra hơn hai năm, chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” vẫn chỉ như một khẩu hiệu.
Các nước BRICS cần làm tốt hai việc: phát triển bản thân và phát triển hợp tác lẫn nhau. Nếu các nước này thành công ở cả hai hướng, thế giới sẽ thay đổi. Xem ra sự phát triển và hợp tác của các nước BRICS đã có một khởi đầu tốt, tiếp theo là vấn đề xử lý một số khó khăn cụ thể. Những ý tưởng mới đã được hình thành, chỉ cần kiên trì và quyết tâm, sức ảnh hưởng của các nước BRICS sẽ không ngừng gia tăng.
Hy vọng các nước BRICS sẽ mở ra càng nhiều lĩnh vực hợp tác và hình thành nhiều cơ chế hợp tác hiệu quả hơn. Thế giới tương lai sẽ ra sao, các nước BRICS cần có nhiều tiếng nói hơn. Liệu thế giới có thể trở nên công bằng hơn và cân bằng hơn, sự thể hiện trong tương lai của các quốc gia BRICS là rất quan trọng.
Tin liên quan
Lý do để Đông Nam Á xoay trục sang BRICS
14:20 | 04/07/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tích cực tham dự Diễn đàn nữ doanh nhân BRICS
09:31 | 05/06/2024 Nhìn ra thế giới
Mexico bác bỏ thông tin gia nhập Nhóm BRICS trong năm 2024
08:33 | 05/03/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật-Hàn họp thượng đỉnh, nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc phòng
10:15 | 11/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nhật Bản và Trung Quốc thúc đẩy toàn diện quan hệ chiến lược cùng có lợi
09:49 | 10/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng số
09:49 | 10/10/2024 Nhìn ra thế giới
Công nghệ đột phá thúc đẩy chuyển đổi ngành Hải quan: Bài học từ Hội thảo WCO tại Jakarta
16:00 | 09/10/2024 Hải quan thế giới
Liên minh châu Âu đề xuất số hóa hộ chiếu và thẻ căn cước
11:50 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
RCEP - Cơ hội vàng để nâng cao vị thế ASEAN
08:00 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Đông bên bờ vực của cuộc chiến dầu mỏ
10:00 | 08/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan phá vụ buôn lậu 240 kg cocaine
09:55 | 08/10/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc ngừng mua vàng dự trữ tháng thứ năm liên tiếp
08:00 | 08/10/2024 Nhìn ra thế giới
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc có thể là thể chế tiếp theo hạ lãi suất
08:36 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức có thể suy thoái năm thứ 2 liên tiếp
08:31 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
09:20 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thách thức chờ đón tân Tổng thư ký NATO
06:44 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt đại biểu doanh nhân tiêu biểu
Thời hạn thực hiện kiểm kê tài sản công đến hết ngày 31/3/2025
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics