Tăng giờ làm thêm: Bao nhiêu là đủ?
Đề xuất tăng giờ làm thêm: Doanh nghiệp muốn, người lao động lo |
Hầu hết doanh nghiệp ủng hộ đề xuất mở rộng khung làm thêm giờ. Ảnh: Hương Dịu. |
Tại dự thảo dự kiến mở rộng khung thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về thời gian làm thêm lên đến 200- 400 giờ, để tăng sự linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng cao thu nhập của người lao động. Hầu hết doanh nghiệp đều rất ủng hộ đề xuất này và mong muốn được nâng số giờ làm thêm lên nhiều hơn nữa.
Đề xuất tăng lên 500 giờ/năm
Góp ý về việc mở rộng khung làm thêm giờ, phát biểu tại Hội thảo góp ý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) từ cộng đồng doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, theo dự thảo, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ phải được sự đồng ý của người lao động và phải đảm bảo số giờ làm thêm trong ngày không quá 50% số giờ làm việc bình thường; số giờ làm thêm tối đa là 200 giờ trong 1 năm. Trường hợp đặc biệt doanh nghiệp có nhu cầu và người lao động đồng ý thì hai bên thỏa thuận làm thêm giờ không quá 400 giờ trong 1 năm. Thời giờ làm thêm như quy định trên hiện chưa phù hợp, nhất là đối với các ngành sản xuất trực tiếp. Bởi trong thực tế, doanh nghiệp ngành thủy sản rất cần làm thêm giờ khi nhiều lúc nguyên liệu do ngư dân được mùa đem đến nhà máy quá nhiều, doanh nghiệp không thể không nhận, mà nhận sản xuất thì sẽ vi phạm giờ làm việc, bị khách hàng đánh lỗi là làm không đúng quy định của Bộ luật Lao động. Trong trường hợp, sản xuất để giao hàng đúng hẹn cho khách hàng thì phải tăng ca làm việc cũng sẽ dẫn đến tình trạng vi phạm thời gian làm thêm.
Chính vì vậy, theo ông Nguyễn Hoài Nam, nên để tổng số giờ làm thêm của người lao động không quá 400 giờ trong một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 500 giờ trong một năm.
Cũng đề xuất tăng mức làm thêm giờ, theo ông Trương Văn Cẩm, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp dệt may rất đồng ý với dự thảo là sẽ không quy định làm thêm giờ theo tháng mà sẽ chỉ quy định làm thêm giờ không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong một ngày, bố trí giờ làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày. Tuy nhiên, giờ làm thêm trong một năm đề nghị tăng lên 50% so với luật hiện hành, nghĩa là không quá 300 giờ/năm và đối với một số ngành nghề đặc biệt không quá 450 giờ/năm.
Còn bà Đỗ Thị Thuý Hương, thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Viettronics, Ủy viên Thường trực Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp điện tử, việc mở rộng khung giờ làm thêm là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo. Đồng thời, Hiệp hội doanh nghiệp điện tử cũng đồng ý với phương án được đề xuất trong dự thảo là số giờ làm thêm tối đa là 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt doanh nghiệp có nhu cầu và người lao động đồng ý thì hai bên thỏa thuận làm thêm giờ không quá 400 giờ/năm. Quy định chi tiết về việc thực hiện mở rộng khung làm thêm giờ sẽ được Chính phủ quy định trong một Nghị định riêng.
Bỏ lũy tiến tiền lương khi tính giờ làm thêm
Lo ngại về việc sẽ có thêm các thủ tục hành chính khi xin được nâng làm thêm giờ ở mức tối đa đối với những doanh nghiệp đặc biệt, đại diện Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) đề xuất không nên phân ra 2 mức là 200 giờ đối với doanh nghiệp bình thường và 400 giờ đối với doanh nghiệp đặc biệt vì sẽ dễ tạo ra sự phân biệt đối xử mà nên nâng lên thành 300 giờ và 400 giờ. Đồng thời cần quy định việc nâng lên mức 400 giờ chỉ nên là thủ tục thông báo chứ không nên trở thành một thủ tục yêu cầu đăng ký, phê duyệt làm tạo thêm thủ tục hành chính, mất đi cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng cho ý kiến về đề xuất nâng giờ làm thêm, bà Đào Thị Thu Huyền, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam ủng hộ việc mở rộng khung giờ làm thêm bởi giới hạn làm thêm giờ ở Việt Nam đang rất khắt khe và nên mở rộng khung lên 400 giờ/năm cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo bà Huyền, nên quy định một khung làm thêm giờ cho các doanh nghiệp là 400 giờ/năm, đối với những doanh nghiệp đặc biệt hơn thì Chính phủ sẽ có quy định sau bởi đối với những doanh nghiệp nghiên cứu phát triển sản xuất, sáng tạo, sáng chế, IT cần thời gian dài hơn để nghiên cứu sản phẩm.
“Về mức tính tiền cho thời gian làm thêm giờ, cần quy định sẽ để người lao động và người sử dụng lao động tự thương lượng về số tiền được trả, khi đạt được thống nhất trong thương lượng mới được làm thêm giờ. Đồng thời bỏ lũy tiến trong thời gian làm thêm giờ”, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đề xuất.
Đứng ở góc độ là một doanh nghiệp sản xuất, ông Bùi Đức Thịnh, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phẩn may Sông Hồng chia sẻ ý kiến của mình: “Lương tối thiểu thì tăng theo hàng năm, mỗi một lần tăng lương tối thiểu vùng là doanh nghiệp sẽ bị đội chi phí lên từ 11-12% trong khi đó khung làm thêm giờ thì bị khống chế. Nếu trong trường hợp do năng suất người lao động kém, sau 8 giờ làm việc mà vẫn không thể làm xong được việc mà phải kéo dài, làm thêm giờ mới xong việc thì sao doanh nghiệp lại phải trả lương làm thêm giờ cho họ? Bên cạnh đó, đối với những trường hợp làm theo ca, một ngày có 3 ca, thế những lao động chỉ làm một ca nhưng lại là ca 3 thì lương sẽ trả như thế nào? Nếu cứ tính lương làm thêm giờ theo lũy tiến thì doanh nghiệp không thể chi trả nổi và cũng bất công với những lao động làm ca 1, ca 2”.
Liên quan đến tiền lương khi làm thêm giờ, ông Mai Đức Thiện, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, hiện nay luật đang quy định trả lương cao hơn bình thường 100%, 250%, 300%, nhưng dự thảo sẽ có cơ chế thúc đẩy thương lượng, việc trả lương lũy tiến trong thời gian làm thêm giờ sẽ do hai bên thỏa thuận. Vì vậy, dù nhận được nhiều ý kiến đề xuất nên quy định cứng tiền lương lũy tiến làm thêm giờ trong luật, nhưng cơ quan soạn thảo cho rằng nếu quy định cứng thì thực tế sẽ làm mất đi sự linh hoạt trong thỏa thuận của hai bên, trong khi cũng rất ít nước trên thế giới đưa quy định này vào luật.
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
16:41 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Honda Việt Nam tặng 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một năm học 2024 – 2025
14:43 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
HDBank khẳng định vị thế trong quan hệ nhà đầu tư quốc tế
11:31 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Cảng Sài Gòn tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21
08:22 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam có cơ hội lớn gia nhập ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực hàng không, vũ trụ
14:50 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bị thiệt hại mong tín dụng ưu đãi sớm được giải ngân
14:05 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng
07:55 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cần cải thiện hơn nữa trong cấp phép lao động
07:30 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sun Life Việt Nam đồng hành hỗ trợ người dân vượt qua bão lũ
21:16 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
16:34 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
15:49 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dịch vụ của hãng tàu COSCO Shipping Lines Vietnam
15:03 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề xuất linh động giải pháp tín dụng giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão
13:39 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chưa hoàn thiện hồ sơ, LPBank lùi lịch "chốt" việc mua 5% cổ phần FPT
11:33 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Honda Việt Nam tặng 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một năm học 2024 – 2025
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
GAC M8: Đẳng cấp của tiện nghi và an toàn
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform