Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Bawns Cas H5

Tạo sức bật xuất khẩu từ thị trường mới

(HQ Online) - Bên cạnh duy trì thị trường truyền thống thì các thị trường mới là mục tiêu mà doanh nghiệp Việt Nam cần hướng tới để mở rộng thị trường, tạo sức bật cho xuất khẩu trong năm nay.
Trợ giúp và tạo thời cơ cho doanh nghiệp mở rộng thị trường mới
Chớp thời cơ từ thị trường xuất khẩu mới
Khu gian hàng Việt Nam trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm chế biến tại Hội chợ  Gulfood Dubai 2022 (UAE).  Ảnh: ST
Khu gian hàng Việt Nam trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm chế biến tại Hội chợ Gulfood Dubai 2022 (UAE). Ảnh: ST

Nhiều thị trường tiềm năng

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại hội nghị xúc tiến thương mại mới đây nhấn mạnh bên cạnh việc giữ vững các thị trường truyền thống, cần nỗ lực tối đa để phát triển thị trường mới, mặt hàng mới như các thị trường Tây Á, Nam Á, châu Phi, Mỹ La tinh để hàng Việt Nam vươn xa hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thế giới.

Có thể thấy thị trường mới đang là mảnh đất tiềm năng để doanh nghiệp nắm bắt cơ hội. Như tại thị trường châu Phi, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Algeria đạt hơn 141 triệu USD, giảm 7,8% so với năm 2021. Những mặt hàng xuất khẩu chính là cà phê, hóa chất, hàng thủy sản, kim loại và sản phẩm, hạt tiêu. Đáng chú ý, năm 2022, Việt Nam đã xuất được mặt hàng gạo trở lại, đạt kim ngạch hơn 218.000 USD sau khi năm 2021 không thâm nhập được thị trường này.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria, riêng xuất khẩu sản phẩm hóa chất và kim loại năm 2022 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021 một phần do Algeria đã sản xuất được những sản phẩm này, mặt khác, Chính phủ Algeria hạn chế nhập khẩu những mặt hàng mà nước này sản xuất được bằng cách đánh thuế cao hoặc không cấp giấy phép nhập khẩu. Xuất khẩu cà phê giảm do 6 tháng đầu năm giá cước vận chuyển cao khiến khách hàng chuyển hướng mua cà phê của các nước trong khu vực.

Cũng tại châu Phi, thị trường xuất khẩu sang Senegal đạt hơn 36 triệu USD năm, tăng 19% so với năm trước đó. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm hạt tiêu, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, hàng dệt may, hàng thủy sản, gạo, phương tiện vận tải và phụ tùng...

Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria, năm 2023, Algeria tiếp tục thực hiện chính sách hạn chế nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng phi dầu khí. Để nắm bắt được nhu cầu nhập khẩu của nước này, Thương vụ cho biết, mặt hàng mà Algeria không hạn chế nhập khẩu là sản phẩm mà nước này không sản xuất được như: gạo, tiêu, cà phê thô, cá basa, cơm dừa, quế, hồi, hạt điều..., hàng nguyên liệu (gỗ, nhựa, giấy...). Bên cạnh đó, các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu sang Senegal cũng chính là thế mạnh của Việt Nam như gạo tấm (100%), hạt tiêu, bánh kẹo, sản phẩm từ ngũ cốc, hàng dệt may, thủy sản.

Tại thị trường UAE, năm 2023, dự báo lượng khách du lịch đến UAE tăng mạnh, kéo theo nhu cầu lương thực, thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, giày dép tăng theo. Đây là cơ hội tốt cho Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường UAE. Ông Trương Xuân Trung - Thương vụ Việt Nam tại UAE (Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) cho biết, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của UAE khá hạn chế, hầu hết lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu của người dân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giúp thặng dư thương mại của Việt Nam với UAE đạt 3,3 tỷ USD năm vừa qua. Một số sản phẩm của Việt Nam đang chiếm thị phần lớn và tiếp tục có khả năng xuất khẩu sang thị trường UAE trong năm nay như: nhóm thuỷ sản, nông sản, rau quả. Chẳng hạn, thanh long, dưa hấu, chanh không hạt, Việt Nam đang chiếm lĩnh thị trường UAE nói riêng, cũng như thị trường các nước Trung Đông và GCC (Hội đồng Hợp tác các nước Ả Rập Vùng vịnh) nói chung; với mặt hàng gạo, Việt Nam hiện đang đứng thứ 3 trên thế giới sau Ấn Độ và Pakistan về xuất khẩu vào UAE. Không chỉ nông - thủy sản, một số mặt hàng công nghiệp chế biến của Việt Nam cũng đang có cơ hội xuất khẩu sang UAE.

Mặc dù hàng Việt đã có mặt, thậm chí chiếm thị phần lớn tại UAE, tuy nhiên, ông Trung cho rằng, đây là thị trường cạnh tranh khốc liệt về giá và chất lượng. Thứ 2 hàng tuần, nhà nhập khẩu UAE sẽ xem xét giá chào của các nước gửi đến, giá nào cao hơn sẽ bị loại, thậm chí doanh nghiệp đang xuất khẩu vào UAE tuần này, sang tuần sau đã có thể mất đơn hàng. Ngoài ra, UAE là quốc gia hồi giáo, hầu hết thực phẩm và đồ uống khi nhập khẩu vào UAE đều phải có chứng nhận Halal. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu sang thị trường này.

Logistics tác động trực tiếp đến giá cả cạnh tranh

Tại châu Mỹ, Brazil là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa kỳ. Theo ông Ngô Xuân Tỵ, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Brazil, Brazil là thị trường lớn và rất tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam. Bởi đây là thị trường không quá khắc khoe và thị hiếu người dân rất đa dạng, do đó, nhiều mặt hàng của Việt Nam có thể được tiếp nhận tại thị trường đông dân này.

Tuy vậy, theo Thương vụ Việt Nam tại Brazil, để chiếm lĩnh thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như: khoảng cách địa lý xa; các phương tiện vận chuyển chưa thuận lợi để kết nối người dân hai nước, cũng như logistics chưa đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hai bên. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh khốc liệt về chất lượng và giá cả từ các đối thủ xuất khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore cũng là vấn đề mà doanh nghiệp Việt Nam phải tính đến.

Do đó, để xúc tiến thương mại hiệu quả với thị trường này, theo ông Ngô Xuân Tỵ, cần tăng cường giới thiệu quảng bá sản phẩm, hàng hóa Việt Nam trực tiếp tại các hội chợ, trung tâm triển lãm.

Thương vụ cũng kiến nghị Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ đẩy mạnh phát triển mảng logistics, nâng cao năng lực logistics Việt Nam, giúp doanh nghiệp thuận lợi trong xuất khẩu. Bởi hoạt động logistics ảnh hưởng cạnh tranh trực tiếp đến giá cả và thời gian giao nhận hàng với các đối thủ xuất khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippine, Singapore. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cần đề xuất Chính phủ có chủ trương mở đường bay kết nối với Sao Paulo, Brazil, vì đây là cữa ngỏ giao dịch lớn nhất của khu vực Nam Mỹ.

Cùng với đó, các doanh nghiệp, hiệp hội, và địa phương nên phối hợp Bộ Công Thương để tham gia các chương trình xúc tiến trực tiếp như hội chợ, triển lãm, hội nghị xúc tiến và hội nghị doanh nghiệp… tại Brazil và các nước kiêm nhiệm, nhất là Peru, Bolivia. “Thị trường Peru là thị trường mở, rất tiềm năng. Là cơ hội để tăng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Peru, người dân địa phương rất hoan nghênh hàng hóa nhập khẩu nếu chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, các doanh nghiệp nên có nhiều chương trình xúc tiến và giới thiệu sản phẩm tại Peru”, ông Ngô Xuân Tỵ nhấn mạnh.

Ngọc Linh

Tin liên quan

Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn

Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn

(HQ Online) - Chuỗi 4 triển lãm quốc tế quy mô lớn về công nghiệp dệt may đã thu hút gần 400 doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng đơn hàng.
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?

ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?

(HQ Online) - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt mức 6% vào năm 2024, sau đó tiếp tục cải thiện lên 6,2% trong năm 2025. Lạm phát dự báo cũng tăng nhẹ lên 4% trong cả hai năm. Các yếu tố chính tác động đến nền kinh tế là kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm, tác động liên tục từ xung đột Nga – Ukraine, bất ổn ở Trung Đông và những lo ngại về an ninh ở Biển Đỏ.
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu

Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu

(HQ Online) - Tại Hội thảo trực tuyến đối thoại chính sách tài chính giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Canada, tổ chức ngày 24/9, đại diện Bộ Tài chính Canada nhấn mạnh, một trong những trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu là truyền thông. Theo đó, công tác truyền thông tốt giúp ngăn chặn những diễn biến không mong muốn, kiểm soát tính biến động của thị trường.
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng

(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng

(HQ Online) - Hết tháng 8, có 2 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch chục tỷ đô là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, với tổng kim ngạch 100,6 tỷ USD.
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên

39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, hết tháng 8/2024, cả nước có 39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024

(HQ Online) - Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn trên thế giới. Việc mở cửa thị trường này sẽ tận dụng được lợi thế của thị trường Việt Nam tại Trung Quốc. Tuy nhiên, ngành sầu riêng cấp đông Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều thách thức, cần nhận diện đầy đủ để đối phó, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc…
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9

(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9

(HQ Online) - Nửa đầu tháng 9 (1-15/9), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 28,55 tỷ USD, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9

Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9

(HQ Online) -Nửa đầu tháng 9, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 14 tỷ USD, giảm mạnh gần 7 tỷ USD so với nửa cuối tháng 8/2024.
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD

Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 8/2024 (16-31/8) đạt 38,02 tỷ USD, tăng 15,5% (tương ứng tăng 5,09 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 8/2024.
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(HQ Online) - Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 130,78 tỷ USD, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai

(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai

(HQ Online) - Từ đầu năm đến 10/9, kim ngạch xuất nhập khẩu qua Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai (Cục Hải quan Lào Cai) đạt 1,73 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hơn 1,23 tỷ USD, nhập khẩu đạt 494,6 triệu USD.
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

(HQ Online) - Hết tháng 8/2024, cả nước chi 92,5 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024

(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024

(HQ Online) - Tháng 8/2024 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì ở mức cao khi đạt 71,53 tỷ USD.
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD

8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 512 tỷ USD, theo số liệu thống kê vừa được Tổng cục Hải quan công bố chiều ngày 11/9.
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản

Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản

(HQ Online) - Xuất khẩu thủy sản trong 8 tháng mang về gần 6,3 tỷ USD, với nhiều lợi thế từ thị trường, cùng với sự năng động của doanh nghiệp, xuất khẩu thủy sản dự kiến sẽ tăng hơn năm trước.
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8

(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8

(HQ Online) - Từ đầu năm hết ngày 15/8/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 473,33 tỷ USD, tăng 16,9%, tương ứng tăng 68,58 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
td-tan-hiep-phat-tra-ql-dien-dan-hq-dn-1292024-den-2892024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
thaco-thilogi-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-17-9-2024-den-17-10-2024

Tin mới

Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái

Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái

Nội dung này được chia sẻ tại đối thoại về chính sách tài khoá giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Canada
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật

Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật

Trong 5 năm qua, hai lực lượng đã phối hợp kiểm tra, kiểm soát hơn 4,5 triệu lượt phương tiện xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu An Giang. Nhờ đó, an ninh trật tự tại khu vực biên giới, cửa khẩu được duy trì, hạn chế tối đa các hành vi vi phạm.
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp

Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp

Lãnh đạo hai đơn vị đã chỉ đạo triển khai, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quy chế, kế hoạch phối hợp và cụ thể hoá vào các chương trình, kế hoạch công tác hàng năm.
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới

Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới

Hiện rất nhiều nước cạnh tranh để thu hút đầu tư các doanh nghiệp “đầu đàn” về chip, bán dẫn… Đòi hỏi Việt Nam phải có những chính sách đột phá để thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực mới này.
Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền

Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền

Bà Anne Milgram, Giám đốc DEA nhấn mạnh, thế giới và nhiều quốc gia đang phải đối mặt với những diễn biến phức tạp và khó dự đoán của tình hình ma túy.
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa

(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa

Vùng Đông Nam Bộ (gồm TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh) có vị trí, vai trò quan trọng, là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 130,78 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

Quyết định số 2098/QĐ-TCHQ ngày 6/9/2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc điều động, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Phúc Hạnh, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Hải quan kể từ 15/9/2024.
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

Trải qua 79 năm xây dựng và trưởng thành, Hải quan Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập.
Phiên bản di động