Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam không ngừng mơ ước và khát vọng vươn lên
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại VRDF 2019. Ảnh: H.Dịu |
Không ngừng mơ ước
Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá rất cao VRDF 2019 với chủ đề: "Việt Nam: Khát vọng thịnh vượng - Ưu tiên và Hành động". Diễn đàn lần này đã có nội dung bao trùm hơn, sự tham gia rộng rãi của các nhà hoạch định chính sách, các đối tác phát triển, các chuyên gia trong, ngoài nước, khu vực tư nhân…
Theo Thủ tướng, đây là những ý kiến tham luận, phát biểu hết sức ý nghĩa, tâm huyết, trong đó tập trung thảo luận về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại, tự do hóa thị trường nhân tố sản xuất, hoàn thiện bộ máy nhà nước, đổi mới sáng tạo, nâng cao giá trị gia tăng nội địa của các mặt hàng chế biến, chế tạo xuất khẩu để tiến lên trong chuỗi giá trị toàn cầu…
Tiếp đó, người đứng đầu Chính phủ đã có những chia sẻ về một Việt Nam không ngừng mơ ước và luôn có khát vọng vươn lên.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao và đó là cơ sở để tỷ lệ đói nghèo ở mức rất cao là 53%, năm 1992 (tính theo mức 1,9 USD/ngày và theo tỷ giá PPP năm 2011), giảm 10 lần còn 5,23% năm 2018, theo chuẩn nghèo đa chiều. Đồng thời tầng lớp trung lưu cũng tăng lên hơn 15% dân số và đang tăng nhanh.
Với những kết quả này, Thủ tướng nhấn mạnh, con trẻ ngày này đã lớn lên trong điều kiện cuộc sống tốt đẹp hơn trước, thể hiện một Việt Nam không ngừng mơ ước và đã hành động trong từng mơ ước đó.
"Tuy nhiên, ước mơ, khát vọng hướng về phía trước dù rất đẹp nhưng thực tại buộc chúng ta phải đối mặt và vượt qua. Với quan điểm nhìn thẳng vào những hạn chế, yếu kém, tôi đồng tình, đánh giá cao nhiều nhận định xác đáng của các chuyên gia quốc tế về những đánh giá khả năng chống chịu, thích ứng với tác động bên ngoài của Việt Nam còn yếu, năng lực tiếp cận nền kinh tế số còn nhiều hạn chế, tăng GDP có xu hướng chững lại, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu còn cao”, Thủ tướng nêu rõ.
Không chùn bước
Tuy nhiên, Thủ tướng khẳng định, những hạn chế này sẽ không làm Chính phủ chùn bước, mà càng thôi thúc hành động, vươn lên mạnh mẽ nên Thủ tướng rất mong sự đồng hành của các tổ chức trong và ngoài nước.
Nói về định hướng phát triển trong tương lai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 trong bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều biến động, khó lường đòi hỏi đất nước phải tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế, phát triển hạ tầng và phát huy nguồn nhân lực.
Trong đó, thực hiện điều này cần đến bản lĩnh vững vàng để phát huy thành tựu, đổi mới chiến lược với quan điểm gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định chính trị xã hội cho phát triển nhanh, bền vững; đổi mới mạnh mẽ thể chế pháp luật, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường hiện đại hội nhập, phục vụ người dân, doanh nghiệp, hướng tới nền kinh tế số, xã hội số; phát huy sức mạnh nội lực gắn với thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ, phát triển khu vực tư nhân năng động, sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, động lực cho phát triển; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, có sức chống chịu và khả năng thích ứng cao; chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Hiệp định FTA đã ký, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu...
Theo Thủ tướng, thời gian qua, tăng trưởng thương mại, GDP tích cực của Việt Nam có một phần do đã nỗ lực hợp tác FDI, tham gia các Hiệp định FTA quy mô lớn, trong đó có “dòng chảy” đi qua Việt Nam của các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia.
Tuy vậy, chỉ mới có 21% doanh nghiệp Việt Nam tham gia liên kết với chuỗi cung ứng nước ngoài, thấp hơn tỷ lệ của Thái Lan là 30%, Malaysia là 46%. Tỷ lệ nội địa hóa bình quân của Việt Nam mới đạt 33%, nên mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn thấp.
“Doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới thu được “tiền lẻ” trong các chuỗi giá trị toàn cầu, nên không có cách nào khác là phải vươn lên, phát huy nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao trình độ, lên những “nấc thang” có giá trị gia tăng cao hơn, thu được nhiều hơn trong liên kết chuỗi”, Thủ tướng nói.
Từ những bối cảnh trên, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương lắng nghe những chia sẻ về kinh nghiệm và kiến thức quốc tế, những ý kiến nhận định, đề xuất của các chuyên gia hàng đầu quốc tế và trong nước, để tìm ra những cách làm phù hợp cho Việt Nam, đóng góp trực tiếp cho việc hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh đến các chia sẻ như: kinh nghiệm để thoát bẫy thu nhập trung bình, khai thác hiệu quả trí tuệ nhân tạo (AI)... nhằm góp phần giúp Việt Nam nâng cao “quốc lực” để tự tin phát triển nhanh, bền vững.
Tin liên quan
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
20:11 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
20:57 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
Hải quan- Biên phòng TPHCM kiểm soát buôn lậu qua cảng biển
Cất vó” 26kg ma tuý từ manh mối đối tượng xuất nhập cảnh nhiều lần
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
(PHOTO) Công đoàn Tổng cục Hải quan thăm hỏi, tặng quà người dân xã Yên Lạc (Cao Bằng)
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform