Thường vụ Quốc hội đồng ý gia nhập Công ước Istanbul về tạm quản hàng hóa
Thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết: Công ước Istanbul về tạm quản được ký kết ngày 26/6/1990, có hiệu lực ngày 27/11/1993 dưới sự quản lý của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO). Công ước đã đưa ra mô hình chuẩn các chứng từ tạm quản như các chứng từ hải quan quốc tế kèm bảo lãnh sẽ góp phần thuận lợi hóa thủ tục tạm quản, đồng thời giúp các cơ quan quản lý hàng tạm quản chặt chẽ.
Trong Công ước, cơ chế tạm quản vận hành dựa trên hệ thống Sổ Tạm quản (ATA carnet), là một bộ chứng từ hải quan duy nhất được quốc tế công nhận dùng để thay thế tờ khai hải quan áp dụng đối với hàng hóa đi lại theo chế độ tạm quản giữa các thành viên của Công ước Istanbul.
Cơ chế tạm quản cho phép giảm tối đa các thủ tục liên quan khi xuất nhập khẩu (khai báo, nộp, hoàn thuế, xử lý giấy phép) vì các yêu cầu này đã được thực hiện từ trước tại quốc gia của chủ hàng thông qua việc sử dụng sổ tạm quản. Đây là một trong những biện pháp nghiệp vụ hải quan tiên tiến nhằm mục đích tạo thuận lợi tối đa cho một số hoạt động thương mại nhất định (hàng triển lãm, hội chợ, phục vụ các sự kiện, thiết bị nghề nghiệp).
Tính đến tháng 1/2017, có 68 quốc gia thành viên của Công ước Istanbul, trong khi số lượng các quốc gia, vùng lãnh thổ thực hiện cơ chế tạm quản là 70 (gồm Hồng Kông và Đài Loan).
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, Chính phủ dự kiến tham gia Công ước sau khi có ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thời điểm gửi thông báo việc Việt Nam gia nhập Công ước là 12 tháng sau khi có quyết định gia nhập của Chính phủ nhằm đảm bảo việc triển khai xây dựng các quy trình cấp phát sổ tạm quản, quy trình bảo lãnh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Thời điểm Công ước có hiệu lực đối với Việt Nam là 3 tháng sau khi Việt Nam gửi thông báo về việc gia nhập Công ước.
Trên cơ sở thực tiễn quản lý hàng hóa tạm nhập tái xuất của Việt Nam hiện nay, Chính phủ dự kiến tham gia Thân Công ước của WCO về Tạm quản (Công ước Istanbul ngày 26/6/1990); Phụ lục A (về Chứng từ tạm nhập sổ ATA đối với hàng hóa) mục bảo lưu Chứng từ tạm nhập sổ CPD đối với phương tiện vận tải; Phụ lục B.1 về hàng hóa dùng để trưng bày hoặc sử dụng tại Triển lãm, hội chợ, hội nghị hay các sự kiện tương tự. Sau một thời gian triển khai, Chính phủ sẽ rà soát đánh giá tình hình thực hiện để tham gia các Phụ lục khác.
Các cửa khẩu của Việt Nam dự kiến được chỉ định giải quyết thủ tục sổ ATA trong giờ làm việc gồm: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất; cảng biển quốc tế TP.HCM, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cái Lân (Quảng Ninh); cửa khẩu quốc tế đường bộ Hữu Nghị (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh), Lào Cai (Lào Cai).
Theo thông lệ quốc tế, Chính phủ giao cho VCCI là cơ quan cấp sổ tạm quản và cơ quan bảo lãnh (NIGA) nhằm triển khai thực hiện Công ước sau khi Việt Nam hoàn tất thủ tục gia nhập. Theo đó VCCI có nhiệm vụ sử dụng khoản tiền bảo lãnh Chính phủ giao, xây dựng quy trình cấp sổ, tính và thu chi các khoản phí theo thông lệ quốc tế và phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, hướng dẫn doanh nghiệp các thủ tục liên quan,... Các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính và VCCI trong quá trình cấp sổ theo yêu cầu.
Cho ý kiến thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu nêu: Thường trực Ủy ban cho rằng Công ước Istanbul là điều ước quốc tế đa phương về một lĩnh vực cụ thể là tạm quản hàng hóa trong khi pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về lĩnh vực này. Đối với Việt Nam, việc tham gia Công ước Istanbul cho phép các chủ thể từ các quốc gia tham gia Công ước có thêm lựa chọn áp dụng chế độ tạm quản hàng hóa theo quy định tại Công ước Istanbul bên cạnh chế độ quá cảnh hàng hóa đang thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Mặt khác, để thực hiện Công ước, Chính phủ đề xuất chỉ áp dụng Công ước đối với 11 cửa khẩu quốc tế, đồng thời dự kiến ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Công ước Istanbul theo Điều 19 Khoản 3 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nghị định này sẽ quy định cụ thể về khoản đảm bảo và thời hạn tái xuất chỉ áp dụng đối với hàng hóa sử dụng sổ tạm quản. Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập không áp dụng sổ tạm quản thì thực hiện theo thủ tục hải quan và tái xuất theo quy định hiện hành.
Có ý kiến trong thường trực Ủy ban Đối ngoại cho rằng, theo Luật Thương mại 2005 và Luật Điều ước quốc tế, có thể áp dụng trực tiếp quy định của Công ước Istanbul mà không nhất thiết phải ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện quy định này như đề xuất của Chính phủ. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện Công ước, Ủy ban Đối ngoại nhất trí với kiến nghị của Chính phủ về việc không áp dụng trực tiếp các quy định của Công ước Istanbul mà thực hiện thông qua nội luật hóa vào quy định của pháp luật Việt Nam.
Một số ý kiến đề nghị Chính phủ xem xét tham gia thêm Phụ lục B5 (về hàng hóa nhập khẩu dùng cho mục đích giáo dục, khoa học hoặc văn hóa) và B9 (về hàng nhập khẩu cho mục đích nhân đạo).
Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với đề xuất của Chính phủ về việc Việt Nam gia nhập Công ước Istanbul về tạm quản hàng hóa. Đối với việc ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện Công ước này, Phó Chủ tịch đề nghị Chính phủ hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến theo quy định tại Điều 95 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tin liên quan
Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh
15:43 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh
11:16 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
09:51 | 25/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các nước
08:03 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mỗi quốc gia đều có một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại
07:53 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu Đồng Nai huy động mọi nguồn lực để phát triển
07:46 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
18:51 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết
11:08 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu
10:03 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ vươn lên thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam
09:13 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?
07:49 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform